Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Vốn con người 3

Harvey B. King
Dịch viên: Lê Thủy
kinhtehoc.com giới thiệu: Đây là một bài giảng quan trọng các bạn sinh viên và giảng viên Đại Học cần đọc để hiểu biết thêm lợi ích của Học Vấn, bất luận bạn có theo học nghành kinh tế hay không.

F. Đào tạo tại chỗ

Chúng ta đã nhận thấy rằng mức tiền công có xu hướng tăng cùng với độ tuổi của người lao động. Thực ra, mức tiền công thực tế trong một năm của một người có trình độ ĐH trong một năm tăng từ 1.5 đến 2% một năm.
· Nếu giáo dục là khoản đầu tư duy nhất vào vốn con người thì ta sẽ không có được mức tăng này. Thu nhập sau khi tốt nghiệp sẽ giữ nguyên không đổi.
o Đương nhiên, chế độ chi trả theo thâm niên hiện hành cũng phần nào lý giải cho hiện tượng mức thù lao thực tế tăng cùng thời gian làm việc.
o Tuy nhiên, ngay cả những người kinh doanh cá thể cũng có mức thu nhập thực tế tăng cùng thời gian. Chắc hẳn là họ không cần phải tự đưa ra cho họ những hợp đồng khuyến khích (hợp đồng với những điều khoản hứa hẹn trả mức lương cao hơn khi thâm niên làm việc lâu hơn)!
· Lời giải đáp là người lao động được đào tạo tại chỗ.
o Đào tạo tại chỗ được tiến hành bằng cả hai hình thức: chính thức và phi chính thức, tức là tự học thông qua kinh nghiệm làm việc, vừa học vừa làm.
· Đào tạo tại chỗ cũng có mức phí riêng: chi phí trực tiếp như phí thuê người hướng dẫn, mua dụng cụ, và phí gián tiếp như thời gian sản xuất bị tiêu tốn vào hoạt động đào tạo, phí gây ra do sai lầm mắc phải trong quá trình học, v.v.
o Các công ty sẽ không chi trả những chi phí này trừ khi sau này họ được hoàn trả lại khoản phí này. Người làm thuê cũng vậy.
· Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề ai là người chịu các khoản phí này sau. Đây là một vấn đề quan trọng.
Cũng như các loại đầu tư khác, khung thời gian càng dài, lợi tức thu được càng lớn và khả năng hoàn trả vốn đầu tư càng cao.
· Bởi vậy, một người có xu hướng muốn đầu tư lúc họ còn trẻ. Hình 6 dưới đây minh họa điều này.
· Khảo sát thực tế cho thấy lượng thời gian mà bạn bỏ ra cho đào tạo tại chỗ là khoảng từ 3 đến 4 năm. Nó tương đương với thời gian theo học các chương trình sau trung học.
Hình 6 Đào tạo tại chỗ (On-the-Job Training)


Trong một mô hình đơn giản cho một giai đoạn hoạt động, các công ty thuê nhân công khi mức doanh thu sản phẩm cận biên MPR = W.
· Bây giờ, ta có một quyết định cho toàn bộ thời gian hoạt động của công ty, với mức chi phí không chỉ bao gồm phí tiền công mà còn gộp cả mức phí đào tạo.
· Với mỗi một đời nhân công, chúng ta sẽ có:
Giá trị chiết khấu (MRP suốt đời) = giá trị chiết khấu (các mức tiền công suốt đời) + chi phí cho thuê/tập huấn, hay:

.
Chúng ta sẽ sử dụng phương trình này như khởi điểm cho hai loại đào tạo cơ bản:
1) Vốn con người và Đào tạo tổng quát
Đào tạo tổng quát giúp tăng năng suất làm việc của bạn dù cho bạn đang làm việc ở bất kì công ty nào.
· Các kỹ năng tổng quát kiểu này có thể là kỹ năng lái xe tải, kỹ năng đánh máy tính, hàn, sử dụng phần mềm Excel, v.v.
· Trong thị trường cạnh tranh, mức tiền công trả cho người lao động sẽ được đẩy lên cao cho đến khi ngang với mức MRP của họ. Thế nên, sau khi vượt qua được khoá đào tạo, bạn sẽ có mức lương ngang với mức MRP của bạn.
· Vì công ty không thể kiếm lời bằng cách trả tiền công cho bạn thấp hơn mức MRP của bạn nên công ty sẽ không trực tiếp chi trả phí đào tạo cho bạn.
o Họ không thể truy thu được các khoản phí đào tạo.
o Ngoại lệ: nếu các công ty bằng cách nào đó có thể gắn trách nhiệm hoàn trả phí đào tạo của bạn bằng một hợp đồng thì chúng có thể thu hồi lại được các khoản phí này. Ví dụ như trường hợp các môn thể thao.
· Để xem xem điều này mang ngụ ý gì, chúng ta hãy tìm hiểu ví dụ mà chúng ta chỉ được đào tạo trong thời kỳ đầu:


· T0 là chi phí đào tạo được trả cho thời kỳ đầu.
· Vì các giai đoạn sau, bạn có quyền tự do bỏ và chuyển sang công việc khác để nhận được mức lương thị trường nên chúng ta giả định rằng mức doanh thu sản phẩm cận biên của những giai đoạn này là MRPt = Wt.
· Lúc đó, MRP0= W0+ T0 vì T0> 0, W0< MRP0.
· Hình 7 dưới đây cho thấy đường thời gian của ví dụ bàn tới ở trên. Lưu ý rằng chúng ta có thể dễ dàng mở rộng ví dụ này cho đào tạo nhiều giai đoạn.


Hình 7 Đào tạo Tổng quát


· Người làm thuê chi cho chương trình đào tạo tổng quát bằng việc chấp nhận mức lương thấp hơn giá trị mức sản phẩm doanh thu cận biên của họ.
o Ví dụ: trong khi vợ tôi theo học chương trình CA, mức thù lao thực tế mà vợ tôi nhận được là 12.50 đô la một giờ trong khi mức thù lao ghi trên phiếu lương là 75 đô là một giờ.
· Lưu ý rằng nếu các loại phí cao đến mức mà W0< WMIN hay < 0 thì công tác đào tạo này phải được chuyển giao lại cho các trường học.
o Ví dụ như phần nội dung quan trọng của nghiệp vụ kế toán, đào tạo về luật hay dạy cắt tóc, v.v.
o Trước đây, những nội dung này 100% được học tại chỗ (thợ học việc) nhưng cho đến nay phần lớn đã được đưa vào các chương trình đào tạo tại các cơ sở chuyên về đào tạo.
2) Vốn con người Chuyên ngành
Đào tạo chuyên sâu chỉ tăng giá trị của người làm thuê đối với nơi mà họ đang làm việc.
· Vì đào tạo chuyên sâu không có ý nghĩa gì đối với các công ty khác nên mức MRP của bạn trên thị trường không tăng. Mức tiền công thị trường của bạn cũng không tăng.
· Nội dung của đào tạo chuyên sâu có thể là gì?
o Kiến thức chuyên sâu về các đồng nghiệp của bạn.
o Kiến thức chuyên sâu về khách hàng, phần mềm chuyên dụng, quy định hành chính của công ty hay sản phẩm đặc thù của công ty.
· Lúc này thì công ty có thể trả cho chương trình đào tạo của bạn và thu hồi khoản phí này sau bằng cách trả bạn một mức lương Wt < MRPt. Công ty cũng không phải lo chuyện bạn sẽ bỏ việc để đi tìm một công việc khác trên thị trường lao động.
o Công ty có thể chi trả cho một phần hay toàn bộ các mức phí đào tạo của bạn.
· Nhìn chung, công ty sẽ không bao toàn bộ 100% khoản phí đào tạo trong khi vẫn trả cho bạn mức thù lao Wt = WMKT.
o Nếu bạn có được một lựa chọn tốt hơn một chút, bạn sẽ chuyển việc và công ty sẽ không thu hồi được các khoản phí đào tạo đã chi cho bạn.
· Mặt khác, nhìn chung người làm thuê cũng không chịu 100% mức phí đào tạo vì nếu công ty sa thải họ thì họ cũng không thể thu hồi được khoản phí mà họ bỏ ra ở bất kỳ một chỗ làm nào khác.
o Giải pháp khả dĩ nhất là chia đều phí đào tạo cho hai bên.
o Hình 8 dưới đây cho thấy trường hợp khoản phí đào tạo được chia đôi theo tỷ lệ khoảng 50-50.
Hình 8 Đào tạo Chuyên ngành


· Nhà tuyển dụng chịu chia sẻ phí đào tạo là bởi WĐÀO TẠO > MRP0 − T0, hay WĐÀO TẠO + T0 > MRP0.
· Người làm thuê chịu bỏ ra phần phí còn lại cho đào tạo là bởi WĐÀO TẠO < MRP0 = Wbên ngoài.
· Khi chương trình đào tạo kết thúc, công ty muốn giữ nhân viên ở lại bởi lúc đó MRP(bên trong) > W(công ty). Vậy nên, nhân viên có lợi.
· Sau khóa đào tạo, người làm thuê muốn ở lại công ty vì W(công ty) > W(bên ngoài).
3) Bàn thêm về Đào tạo
1. Đối với những trường hợp không ở lại làm việc lâu dài cho công ty, công ty sẽ không chi cho các khoản phí đào tạo chuyên sâu. Có như vậy, công ty mới có thể thu hồi được khoản phí mà mình bỏ ra cho đào tạo chuyên sâu.
· Đối với người làm thuê lớn tuổi, công ty luôn miễn cưỡng trong việc trả phí đào tạo chuyên sâu cho họ. Trước đây, tình trạng tương tự xảy ra với trường hợp người làm thuê là nữ bởi theo quan niệm của các công ty thì nhân viên nữ có xác suất bỏ việc để ở nhà chăm sóc gia đình cao hơn.
· Đây là lý do giải thích tại sao lao động nữ lại chịu sức ép phải tham gia những ngành nghề chú trọng vào đào tạo tổng quát như nghề y tá, dạy học và bây giờ là dược sĩ và những công việc trong lĩnh vực luật pháp.
· Chúng ta sẽ bàn thêm ở phần 10.
2. Khi chúng ta tìm hiểu những trường hợp phân biệt đối xử hay xem xét sự mất cân bằng trong thu nhập, khi chúng ta so sánh giữa các công việc khác nhau, chúng ta cần phải xem xét một cách thận trọng thu nhập suốt đời chứ không chỉ là khoản thu nhập hiện tại.
· Một nhân công có thể chịu mức thu nhập hiện tại thấp vì người đó đang được tham gia các khóa đào tạo bổ ích với mong đợi mức thù lao được hưởng trong tương lai sẽ cao.
o Ví dụ như đào tạo sinh viên kế toán, luật hay bác sĩ thực tập nội trú ở bện viện.
3. Trong cuộc sống thực tế, phần lớn đào tạo tại chỗ là sự tổng hợp của đào tạo tổng quát và đào tạo chuyên sâu.
· Hệ thống phần mềm thanh toán của một công ty sẽ giúp bạn phần nào nếu bạn đe làm cho một công ty khác với một hệ thống phần mềm thanh toán khác.
· Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng lợi tức kinh tế của một năm làm việc tại công ty hiện tại của bạn sẽ cao hơn lợi tức kinh tế mà một năm làm việc tại công ty.
o Bởi lợi tức kinh tế luôn đi kèm với vốn con người tổng quát và chuyên sâu.
4. Đào tạo tại chỗ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mức tăng tiền công của bạn. Kinh nghiệm làm việc là quan trọng.
· Thật ra, đào tạo tại chỗ quan trọng không kém gì so với đi học trên trung học.
· Thế thì, nên chăng các hình thức đào tạo này cũng nhận được sự trợ cấp của CP vì nó đem lại nhiều lợi ích ngoại sinh tương tự như các chương trình giáo dục sau trung học?
· CP của chúng ta có trợ cấp ở mức độ hạn chế đối với các chương trình học việc song chắc chắn không thể bằng mức trợ cấp ở một số nước khác như Đức chẳng hạn.
· Việc trợ cấp này càng quan trọng hơn khi chúng ta nhận ra rằng để theo học một khóa đào tạo tổng quát, người lao động phải chấp nhận một mức tiền công WĐÀO TẠO có thể là thấp hơn mức tiền công tối thiểu. Phần mà một lao động phải chi cho đào tạo chuyên sâu cũng vậy!

G. Kết luận

1. Giáo dục giúp tăng tiền công cho người lao động và giúp cải thiện triển vọng nghề nghiệp của họ với ba tác động sau:
· Tích lũy vốn con người mới (kiến thức).
· Chứng thực năng lực của họ ở một mức độ nhất định.
· Tích lũy thông tin về kỹ năng, sở thích để giúp họ có thể tìm được những công việc thích hợp hơn với mình.
(TQ hiệu đính: các bạn trẻ VN nên đọc phần này.  Mục đích và lợi ích của học vấn không phải là cung cấp việc làm cho bạn.  Học vấn cung cấp cho bạn kiến thức và nâng cao năng lực của bạn.  Bạn dùng kiến thức và năng lực để tự giúp mình trong hoàn cảnh mình sinh sống).
2. Sau các chương trình giáo dục chính thức, về mặt lý thuyết cũng như thực chứng mà nói, dường như cả ba tác động này vẫn tiếp tục diễn ra.
· Đào tạo tại chỗ là một hình thức tiếp tục tích lũy vốn con người.
· Mọi người cũng có thể ra tín hiệu cho nhà tuyển dụng về năng lực bản thân, khả năng làm việc bền bỉ với cường độ làm việc cao, đã tham gia các khóa đào tạo, v.v.
· Người lao động có thể tích lũy thông tin về khả năng và sở thích của mình thông qua việc thử nghiệm những công việc khác nhau, những nhiệm vụ khác nhau ("khảo giá trên thị trường việc làm/chọn việc - job shopping"). Các công ty cũng có thể áp dụng cách tương tự để tích lũy thông tin về năng lực và sở thích của người làm thuê.
o Càng ngày thì công việc mà người làm thuê tìm được càng thích hợp với họ hơn, mức tiền công mà họ nhận được cũng có xu hướng tăng dần lên.
3. Davies và MacDonald kết luận rằng chính sách giáo dục nên thừa nhận sự hiện diện đồng thời của cả ba tác động nói trên.
· Giáo dục sau trung học không chỉ là đào tạo hướng nghiệp cho một công việc riêng kiểu như chương trình SIAST.
· Một bằng cử nhân, nhất là tấm bằng cử nhân văn chương trang bị cho các sinh viên những kỹ năng tổng quát cơ bản (nhất là các kỹ năng học hỏi). Nó cho phép họ học hỏi thêm về bản thân cũng như công việc mà họ đang làm.
o Những người tốt nghiệp ĐH sau đó sẽ tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo nâng cao thông qua việc đi học cao học, tiến sĩ hay hình thức đào tạo tại chỗ, v.v.

[1]Nguồn: Thống kê Canada Tổng kết Lịch sử Điều tra Lực lượng Lao động năm 2001, CANSIM II, Bảng 51005 cho dân số.
[2]Nguồn: Hiệp hội các trường ĐH và Cao đẳng Canada sử dụng dữ liệu của Thống kê Canada.
[3] Tất cả dữ liệu trong hai hình vẽ minh họa và bảng này được lấy từ Bảng 6 của R. Allen, "Cách mạng Giáo dục và Cách mạng Kỹ thuật: Vai trò của KHXH & NV trong nền Kinh tế dựa trên Tri thức," Báo cáo của Ủy ban KHXH & NV, tháng 9 năm 1999 (có thể xem trên mạng tại địa chỉ http://www.sshrc.ca/ english/resnews/researchresults/allen99.pdf), dựa trên cuộc Tổng điều tra dân số năm 1996.
[4]Nguồn: Thống kê Canada's Labour Force Historical Survey 2001.
[5] Trang web của ông có địa chỉ http://www.stanford.edu/~promer/ . Tại đây, bạn có thể tiếp cận dễ dàng với những phiên bản nghiên cứu của ông.
[6] Bạn có thể xem một số lập luận của ông ủng hộ việc trợ cấp cho cung nhân viên hoạt động trong lĩnh vực khoa học tại địa chỉ http://www.gsu.edu/~ecojxm/internet/atricles/romer6.thm.
[7] N. G. Mankiw, David Romer và David Weil, "Một Đóng góp vào Thuyết Kinh nghiệm của Tăng trưởng Kinh tế," Tạp chí Kinh tế hàng Quý 107, tháng 5 năm 1992, 407-437.
[8] Nên nhớ rằng chúng ta ngầm giả định tất cả các tiền công đều nằm ở cuối giai đoạn khi tính toán giá trị hiện tại như vậy của tấm bằng thông qua các phép tính tài chính.
[9] Đương nhiên, như chúng ta đã trình bày, lợi tức thu được từ việc đi học bao gồm thu nhập, lợi ích tiền mặt ngoài lương và những đặc tính phi tiền khác của công việc. Giả định rằng đồ thị thể hiện tất cả những lợi ích này dưới những giá trị tiền tệ tương đương.
[10] Dựa trên Bảng 3-1 của Fellows et. al., Các Vấn đề Kinh tế:Cách nhìn của một người Canada, McGraw-Hill Ryerson, Toronto, 1997, với một số sửa đổi cho các học phần cùng mức phí tương ứng của trường ĐH Regina (5 học phần một kỳ).
[11] Dựa trên tính toán của Allen: mức thu nhập trung bình của một người tốt nghiệp trung học ở độ tuổi 20 là 23,000 đô la trừ đi 20% để bù đắp cho kinh nghiệm còn thiếu và sác xuất bị thất nghiệp.
[12] Xem R. Finnie, "Vay dành cho sinh viên: Ghi chép thực nghiệm", Tạp chí Giáo dục sau ĐH Canada, tháng 9 năm 2001 (http://barbarina.catchword.com/vl=33839702/cl=15/nw=1/rpsv/catchword/csshe/ 03161218/v31n3/s5/p93) để có được thông tin cơ bản về chương trình tín dụng dành cho sinh viên.
[13]13 Xem L. Christofides, J. Cirello, Michael Hoy (2001), cũng như Marc. Frenette, "Phải chăng là quá xa để có thể đi tiếp? Khoảng cách từ nhà đến trường và tỷ lệ đi học ĐH," Thống kê Canada, http://www.statcan.ca/english/research/11F0019MIE/11F0019MIE2002191.pdf.
[14] A. M. Spence, "Phát Tín hiệu trên Thị trường Việc làm", Tạp chí Kinh tế hàng Quý, tháng 8 năm 1973.
[15] Để cho mô hình hoạt động, tín hiệu được phát ra không nhất thiết là phải hoàn hảo mà chỉ cần đủ mạnh.
[16] J. Davies và G. MacDonald, Thông tin trong Thị trường Lao động, Nhà XB Trường ĐH Toronto, 1984.
[17] F. Vaillancoutr và S. Bourdeau-Primeau, " Lợi tức của Giáo dục ĐH ở Canada năm 1990 và 1995," trong cuốn Cải tổ Tháp ngà: Các trường ĐH Canada và nền Kinh tế Tri thức, do D. Laidler. C. D. biên soạn, Viện Howe, Toronto, năm 2002.
[18] Op. cit., Bảng 4.
[19] Op. cit., Bảng 5.
[20] R. Finnie, "Một vấn đề Kỷ luật: Kết quả Làm việc của những Sinh viên mới Ra trường Gần đây ở Canada trong thời gian đầu," trong cuốn Cải tổ Tháp ngà: Các trường ĐH Canada và nền Kinh tế Tri thức, do D. Laidler. C. D. biên soạn, Viện Howe, Toronto, năm 2002.
[21] Trích dẫn bởi Jonh Ibbotson trong bài báo của ông có tiêu đề "Thế kỷ Chết đói đang chờ những Cử nhân chuyên ngành KH XH & NV, theo Kế hoạch của Harris Tory," Nhật báo Flipside,.28/2/2000 (thtp://www.flipside.org/vol3/mar00/00mr05b.thm), nguyên xuất bản trên tờ Địa cầu và Thư tín.
[22]Trích dẫn bởi Jonh Ibbotson trong bài báo của ông có tiêu đề "Thế kỷ Chết đói đang chờ những Cử nhân chuyên ngành KH XH & NV, theo Kế hoạch của Harris Tory," Nhật báo Flipside,.28/2/2000 (http://www.flipside.org/vol3/mar00/00mr05b.thm), lần đầu tiên xuất bản trên tờ Địa cầu và Thư tín.
[23] R. Allen, "Cách mạng Giáo dục và Cách mạng Kỹ thuật: Vai trò của Khoa học Xã hội và Nhân văn trong nền Kinh tế dựa trên Tri thức," Báo cáo Nghiên cứu của Hội đồng KHXH & NV, tháng 9 năm 1999 (http://www.sshrc.ca/english/resnews/researchresults/allen99.pdf).


Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com