Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Giáo dục và Phát triển


Munir Mahmud
Dịch viên: Lê Thu
Người ta thường cho rằng không phải vốn tự nhiên hay các nguồn lực tự nhiên mà là chất lượng nguồn lực con người quyết định đặc điểm và tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đó.
Hầu hết các nước thế giới thứ ba đều có niền tin hay muốn tin rằng sự phát triển nhanh chóng về số lượng các cơ hội giáo dục là một nhân tố then chốt để phát triển đất nước. Giáo dục càng hoàn thiện, đất nước càng phát triển nhanh. Vì thế tất cả các nước này đã tự cam kết đạt đến mục tiêu phổ cập giáo dục trong thời gian ngắn nhất có thể. Yêu cầu này đã trở thành một sự nhạy cảm về chính trị và về mặt kinh tế là môt sự mạo hiểm đắc giá.
Sau hơn ba thập kỷ dành hàng tỷ đô la chi phí cho giáo dục, nhưng tình hình của dân thường ở các nước đang phát triển cũng chưa được cải thiện nhiều. Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ngày càng tăng, và đặc biệt là thất nghiệp ở khu vực những người được giáo dục.
Hiện nay đã đến lúc nhận ra rằng giáo dục chính thức đôi khi làm phổ biến các giá trị, ý tưởng, quan điểm, và ước vọng có thể hoặc không phải là lợi ích tốt nhất cho sự phát triển của đất nước.
Chúng ta nhìn vào bảng 11.2 và bảng 11.3 để xem xét và đánh giá, so sánh xem chi phí tương đối của nền giáo dục đại học ở các nước phát triển có khác gì với các nước đang phát triển, và đâu là những khác biệt trong thu nhập giữa những người ở các trình độ giáo dục khác nhau ở các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Chúng ta cũng đề cập đến phụ nữ ở các nước đang phát triển bị phân biệt đối xử về các cơ hội giáo dục như thế nào, và trong bối cảnh một nền kinh tế nghèo nàn tại sao việc xoá bỏ sự phân biệt đối xử này và mang lại nhiều cơ hội giáo dục hơn cho phụ nữ lại có vai trò rất quan trọng. (TQ hiệu đính: con cái chịu ảnh hưởng của mẹ vô cùng. Xem Phần Tâm Lý Học để hiểu được sự trưởng thành của một em bé và sự ảnh hưởng của gia đình về mặt tâm lý).
Cung và Cầu giáo dục
Cung giáo dục chủ yếu được quyết định bởi đường lối chính trị. Cuốn sách này đề cập đến chi tiêu cho giáo dục như một "người con gái nhút nhát", có nghĩa là mặc dù hiện nay con người đã nhận thức được rằng có thể các nước đang phát triển nên giảm chi tiêu cho giáo dục, nhưng không ai dám đi tiên phong và lớn tiếng nói ra điều đó. Sự cắt giảm chi tiêu cho giáo dục có thể rất có hại cho một đảng phái chính trị.
Mặt khác, nhu cầu giáo dục chủ yếu phụ thuộc vào bốn nhân tố chính, đó là:
1. Khác biệt về mức lương hay thu nhập (giữa người có học và không học).
2. Khả năng thành công trong việc tìm kiếm công ăn việc làm trong khu vực hiện đại (tỷ lệ thất nghiệp của người có học và thất học).
3. Các chi phí riêng trực tiếp cho giáo dục (tiền học phí).
4. Chi phí cơ hội hay gián tiếp cho giáo dục (tiền có thể kiếm được thay vì không đi học).
Chúng ta đã đề cập nhiều về bốn đặc điểm này trong các buổi học và cũng đã chỉ ra được rằng tại sao hệ thống giáo dục bao cấp lại có thể là hình thức bù đắp thất nghiệp đắt giá nhất.
Chúng ta đã dùng bảng 11.1 để nói về Giá Trị Xã Hội và Cá Nhân của Các lợi ích và Chi phí của giáo dục. Chúng ta đã chỉ ra rằng mặc dù trình độ giáo dục tối ưu nhất về mặt xã hội cho một nước đang phát triển điển hình là trung học, nhưng bởi giáo dục được bao cấp, nên chi phí cá nhân vẫn thấp trong toàn bộ các trình độ đào tạo và lợi ích cá nhân từ giáo dục vẫn luôn cao hơn nhiều so với chi phí cá nhân. Kết quả là các sinh viên ở các nước đang phát triển cuối cùng đạt được một trình độ giáo dục nhiều hơn là tối ưu về mặt xã hội.
Giáo dục, Sự di dân trong nước và Chảy máu chất xám:
Theo các mô hình di dân đã đề cập đến trước đây, chúng ta đã chỉ ra tác động của giáo dục đến vấn đề di dân trong nước. Chúng ta cũng bàn đến ảnh hưởng của vấn đề "chảy máy chất xám" ở các nước đang phát triển và học sinh ở các nước này kết thúc việc có hình thức giáo dục sai lệch như thế nào (hình thức giáo dục này có thể không có ứng dụng thực tế trong bối cảnh các nước đang phát triển).
(TQ hiệu đính: phần trên không có ý định dẹp bỏ các trường Đại Học ở các nước đang phát triển. Phần trên chỉ muốn nhắc nhở rằng, đào tạo nhân tài mà không có đất dụng vỏ, thì (1) phí tài nguyên quốc gia, và (2) dẫn đến chuyện "chảy máu chất xám". Xem nền kinh tế Ai-Cập thì thấy rõ. Dùng tài nguyên quốc gia để tài trợ giáo dục đến cấp đại học. Sinh viên học xong đại học, chạy ra nước ngoài làm vì được nhiều tiền hơn. Phần trên chỉ nhắc nhở rằng, chương trình giáo dục các nước đang phát triển cần phải thực tế hơn. Đơn giản hơn, chúng ta có thể hiểu một cách mộc mạc như sau: nghèo thì cần học nghề để kiếm cơm và tiết kiệm tiền; khi mình khá rồi, thì cho con mình thế hệ sau học chữ.)

Lý thuyết thương mại và Kinh nghiệm phát triển

Chúng ta bắt đầu với quan niệm của Chủ Nghĩa Trọng Thương thế kỷ 16 (1500 đến 1800) về Thương mại Quốc tế. Quan niệm này cho rằng nền kinh tế càng xuất khẩu nhiều càng tốt, nhưng nhập khẩu phải bị hạn chế nhiều. Ý tưởng cơ bản là nhằm tích luỹ càng nhiều vàng bạc hay kim loại quý càng tốt.
Vào năm 1776, Tác phẩm "Một tìm hiểu về Nguyên Nhân và Bản Chất Sự Thịnh Vượng của các Quốc gia" của Adam Smith được xuất bản, trong tác phẩm này ông đã đưa ra một quan điểm khác về thương mại. Với "sự thịnh vượng của các Quốc gia" chúng ta bước vào thời đại Kinh Tế Học Cổ Điển, tán thành gỡ bỏ toàn bộ các rào cản hạn chế từ thương mại và các khía cạnh khác của nền kinh tế. Adam Smith chỉ trích quan điểm của Chủ Nghĩa Trọng Thương trên hai điểm chính. Thứ nhất, ông định nghĩa lại khái niệm sự thịnh vượng. Ông cho rằng sự thịnh vượng đích thực của một quốc gia không phải do lượng vàng bạc có thể tích luỹ được mà là lượng hàng hoá và dịch vụcó trong xã hội. Thứ hai, ông bàn đến tính khả thi của ý tưởng về tích luỹ vàng bạc liên tục của Chủ Nghĩa Trọng Thương. Ông cho rằng đơn giản là một quốc gia không thể tích luỹ vàng bạc mãi được. Bởi vì nếu một đất nước cố gắng để làm điều đó thì chẳng bao lâu sẽ có quá nhiều kim loại quý và quá ít hàng hoá - điều đó sẽ kéo giá cả hàng hoá trong nước tăng lên và sẽ làm cho hàng hoá trong nước kém hấp dẫn hơn trên thị trường thế giới. Điều sẽ xảy ra tiếp theo là tăng lượng nhập khẩu, chính phủ ra bất cứ hạn chế nào cũng không quan trọng, và vàng bạc đã có, đã tích luỹ quá cẩn thận cuối cùng sẽ bắt đầu chảy dần ra khỏi đất nước.
Ý tưởng của Adam Smith về thương mại và lợi ích của nó đối với xã hội được biết đến như "Lý Thuyết về Lợi Thế Tuyệt Đối", ở đó ông cho rằng "Một đất nước nên sản xuất, chuyên môn hoá sâu và xuất khẩu những hàng hoá mà đất nước đó có một lợi thế tuyệt đối.
Lợi thế tuyệt đối: Nếu một nước có thể sản xuất một loại hàng hoá với chi phí thấp nhất thì hàng hoá đó được coi là có lợi thế tuyệt đối trong sản suất hàng hoá đó.
Chúng ta dùng bảng sau đây để nói về Lý Thuyết về Lợi Thế Tuyệt Đối.
Lúa mìThép
Anh3040
Pháp2080
Các số liệu trong bảng này cho thấy giờ công lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị lúa mì hay một tấn thép ở Anh và Pháp. Vì thế, theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, nước Anh có lợi thế tuyệt đối về sản xuất Thép, còn Pháp có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất Lúa mì. Vì thế Anh nên chuyên môn hoá sản xuất Thép và Pháp nên chú trọng chuyên môn hoá sản xuất Lúa mì. Adam Smith đã chỉ ra rằng nếu trao đổi thương mại của hai nước và trên thị trường quốc tế nếu một tấn thép đổi được lấy 2 đơn vị Lúa mì, khi đó cả nước Anh và Pháp đều có lợi ích từ việc trao đổi buôn bán. Chẳng hạn như, nếu nước Anh muốn sản xuất một đơn vị lúa mì thì họ sẽ mất 30 giờ công lao động khi sản xuất ở trong nước. Thay vì đó, họ có thể sử dụng 40 giờ công lao động để sản xuất một tấn thép và đổi một tấn thép đó lấy hai đơn vị lúa mì trên thị trường quốc tế, trong quá trình đó họ có được một đơn vị lúa mì mà chỉ cần 20 giờ công lao động. Cũng bằng cách đó, Pháp cũng có được kết quả, lợi ích tương tự. Thay vì sản xuất thép trong nước (họ sẽ mất 80 giờ công lao động), họ có thể sản xuất hai đơn vị lúa mì bằng 40 giờ công lao động và rồi trao đổi trên thị trường quốc tế lấy một tấn thép. Vì thế, cả hai nước sẽ đạt được từ buôn bán thương mại.
Vào năm 1817, "Các Nguyên Tắc Cơ Bản của Kinh Tế Chính Trị" của David Ricardo đã được xuất bản. Ricardo, một nhà kinh tế cổ điển xuất chúng khác, đã chỉ ra rằng Adam Smith đã không chú ý đến các tình huống mà một quốc gia không có lợi thế chi phí tuyệt đối so với các quốc gia khác. Bằng việc dùng phân tích về chi phí so sánh, Ricardo đã chỉ ra rằng thậm chí khi một quốc gia hoạt động tương đối không hiệu quả trong tất cả các ngành sản xuất thì cũng có thể đạt được có được lợi ích thông qua trao đổi thương mại. Để chứng minh cho quan điểm của Ricardo, hãy để ý đến điều kiện chi phí sản xuất vải và rượu ở Bồ đào Nha và Anh quốc sau đây:
VảiRượu
Bồ Đào Nha9080
Anh100120
Quan điểm về Chi phí Tuyệt đối của Smith không thể giải thích trao đổi thương mại sẽ diễn ra như thế nào với các điều kiện này. Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả vải và rượu. Và dường như là Anh không có gì để bán cho Bồ Đào Nha, và người Bồ Đào Nha thì nhận thấy không có gì ở nước Anh rẻ hơn là ở trong nước. Ricardo chỉ ra rằng mặc dù Bồ Đào Nha có một ưu thế rõ ràng hơn so với Anh trong việc sản xuất cả hai sản phẩm rượu và vải, nhưng cả hai nước có thể có lợi từ trao đổi buôn bán nếu họ chuyên môn hoá sản xuất theo lợi thế so sánh về chi phí sản xuất. Chẳng hạn như, nếu xem xét tỷ suất chi phí, chúng ta có thể thấy được lĩnh vực mà Bồ Đào Nha có lợi thế nhất. Tỷ suất chi phí là 9:10 đối với vải lớn hơn là tỷ suất 8:12 (hay 2/3) đối với rượu. Chi phí sản xuất vải vóc ở Bồ Đào Nha chỉ bằng 90% so với chi phí sản xuất ở Anh. Nhưng đối với sản phẩm rượu, chi phí của Bồ Đào Nha chỉ bằng 67% so với Anh. Vì vậy Bồ Đào Nha có một lợi thế so sánh về chi phí sản xuất rượu.
Về phía Anh, trao đổi thương mại và chuyên môn hoá cũng rất quan trọng. Tỷ suất chi phí của Anh, (10:9 đối với sản phẩm vải và 12:8 đối với rượu) cho thấy rằng Anh mất khoảng 1,1 lần để sản xuất vải vóc và 1,5 lần để sản xuất rượu so với Bồ đào Nha. Vì thế, nước Anh có sự bất lợi so sánh về chi phí sản xuất vải vóc thấp nhất.
Với các điều kiện trên, Anh và Bồ Đào Nha có thể cùng có lợi khi trao đổi một đơn vị vải lấy một đơn vị rượu. Bồ đào Nha có thể bán một đơn vị rượu, khi đó họ chỉ mất 80 đơn vị lao động cho một đơn vị vải, nếu không sẽ phải mất 90 đơn vị lao động khi sản xuất trong nước. Như thế Bồ Đào Nha có được 10 giờ công lao động cho mỗi đơn vị khác biệt đó. Cách rẻ nhất để Bồ Đào Nha có sản phẩm vải là sản xuất rượu, mặc dù họ có thể sản xuất vải với chi phí sản xuất thấp hơn là ở Anh.
Nước Anh nhìn nhận việc trao đổi thương mại theo cách tương tự. Nước Anh mất 100 công lao động để sản xuất vải nhưng một đơn vị rượu phải mất đến 120 công lao động. Cách rẻ nhất để Anh có sản phẩm rượu là sản xuất vải và trao đổi thương mại với Bồ Đào Nha. Vì thế Anh được lợi 20 công lao động cho mỗi đơn vị vải vóc đổi lấy rượu.
Vì thế, Lý thuyết về Lợi Thế So Sánh (Theory of Comparative Advantage) của Ricardo cho thấy mỗi nước nên chuyên môn hoá việc sản xuất các loại hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh. Các nước nên chuyên môn hoá sản xuất chỉ một loại hàng hoá, đạt được nhờ trao đổi thương mại, và đáp ứng nhu cầu của họ về các loại hàng hoá khác thông qua trao đổi thương mại.
Lý thuyết về Thương mại tân cổ điển: Vấn đề chính đối với lý thuyết về thương mại cổ điển là nó hoạt động với hàng loạt các giả định rất phi thực tế và hạn chế. Một trong những giả định chính cho phép các mô hình Cổ điển chủ trương việc chuyên môn hoá toàn toàn là giả định về lợi tức bất biến theo tỷ lệ, phần nào đó xuất phát từ giả định về một nhân tố duy nhất của việc sản xuất. Bằng việc giảm bớt một số giả định như thế này và thay thế bằng các giả định thực tế hơn, Các nhà kinh tế Tân Cổ Điển nêu ra các mô hình của riêng họ. Một trong những mô hình tân cổ điển nổi tiếng nhất là Mô hình Hecksher-Ohlin, mô hình này cho rằng một nước nên chuyên môn sản xuất và xuất khẩu hàng hoá mà nước đó sử dụng được tối đa những nhân tố sản xuất mà họ có nhiều nhất. Bằng việc sử dụng các biểu đồ chúng ta đã chỉ ra các lợi ích của việc trao đổi thương mại theo một khuôn khổ tân cổ điển. Các biểu đồ tương tự và thảo luận liên quan được đề cập đến trong các trang 433-445 trong bài khoá của bạn (đọc cẩn thận những trang này).
Cán cân thanh toán = Tài khoản vãng lai + Tài khoản vốn
Tài khoản vãng lai = Cán cân thương mại (Trao đổi thương mại về hàng hoá và dịch vụ) + Các chuyển giao (Viện trợ nước ngoài, Các khoản tiền gửi…)
Tài khoản vốn = Các khoản cho vay, Mua các tài sản nước ngoài hay bán các tài sản trong nước cho người nước ngoài.
Vì Cán cân thanh toán luôn cân bằng, nên nếu một nước có một tài khoản vãng lai thâm hụt, thì nó có thể được cân bằng bởi một thặng dư tài khoản vốn.
Theo Mô hình Hecksher-Ohlin, "Một nước nên chuyên môn hoá và xuất khẩu hàng hoá mà nước đó sử dụng được tối đa các nhân tố sản xuất nhiều nhất của họ."
Vì thế, theo lý thuyết thương mại Tân Cổ điển, một nước đang phát triển có lực lượng lao động dồi dào nên chuyên môn hoá và xuất khẩu các loại hàng hoá sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên Học thuyết này không cải thiện được tình hình ở các nước đang phát triển. Nhu cầu nhập khẩu của họ ngày càng vượt quá khả năng cung cấp đầy đủ ngân sách từ quy mô xuất khẩu. Kết quả là các nước này bị thâm hụt cán cân thanh toán nặng nề so với các nước khác trên thế giới. Trong ngắn hạn, các thâm hụt tài khoản vãng lai có thể được bù đắp nhờ thặng dư tài khoản vốn (chủ yếu là các khoản vay). Nhưng điều đó bao gồm cả nguy cơ rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ.
Trong những năm 1990, sự kết hợp của các thâm hụt thương mại, tăng nợ nước ngoài, tăng luồng vốn và giảm dự trữ quốc tế dẫn đến việc thông qua hàng loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài chính, việc này có thể càng làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Dù sao đi chăng nữa, một xem xét cẩn thận về lĩnh vực thương mại rất là cần thiết và các nhà kinh tế học phát triển đã bắt đầu phân tích cẩn thận hiện tượng này.
Các quan hệ thương mại và Luận điểm Prebisch-Singer:
Luận điểm mày phát triển dựa trên nền tảng của các quan sát về các co giãn về nhu cầu. Phần lớn các nghiên cứu thống kê đều nhận ra rằng trong trường hợp các sản phẩm thô thì sự co giãn về thu nhập qua nhu cầu là tương đối thấp. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ phần trăm tăng số lượng của các sản phẩm thô đặt ra bởi các nhà nhập khẩu sẽ tăng ít hơn là mức tăng tỷ lệ phần trăm trong GNP. Kết quả là, khi thu nhập thế giới tăng, nhu cầu đối với các mặt hàng thô tăng với một tỷ lệ chậm hơn nhiều so với sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm chế biến. Nhu cầu về các sản phẩm chế biến tương đối lớn hơn so với nhu cầu về các sản phẩm thô có hại cho các nước đang phát triển vì các mặt hàng xuất khẩu của họ chủ yếu là các sản phẩm thô.
T.O.T = PX/PY = (Giá xuất khẩu bình quân)/ (Giá nhập khẩu bình quân).
Cách nhìn bi quan thương mại được biết đến như Luận điểm Prebisch-Singer, được đặt theo tên của hai nhà kinh tế học phát triển. Họ cho rằng đã có và sẽ tiếp tục có sự suy giảm trường kỳ về việc trao đổi thương mại của các nhà nhập khẩu sản phẩm thô nhờ một sự kết hợp của mức thu nhập thấp và sự co giãn về nhu cầu theo giá cả (Bởi vì sự co giãn về giá cả cũng thấp đối với các sản phẩm thô, khi giá tương đối của các sản phẩm thô tiếp tục giảm thì nó không thể mang lại mức tăng đầy đủ về cầu để bù đắp cho tác động về giá). Sự suy giảm này dẫn đến việc chuyển thu nhập từ các nước nghèo sang các nước giầu trong dài hạn. Sự liên quan về chính sách dẫn đến luận điểm này là các nước đang phát triển không nên chuyên môn hoá và cố gắng mở rộng xuất khẩu các sản phẩm thô, mà họ nên đa dạng hoá xuất khẩu, đồng thời nên chú trọng đến việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ.

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com