Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Bốn Khía Cạnh Của Vấn Đề Việc Làm



Bốn khía cạnh của vấn đề việc làm: Vấn đề việc làm ở các nước đang phát triển khác so với các nước phát triển có bốn điểm chính. Đó là:
a. Những người thất nghiệp có học: không giống với các nước phát triển, tỷ lệ thất nghiệp trong số những người có học ở các nước đang phát triển cao hơn nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này sẽ rõ ràng hơn khi chúng ta nói về vấn đề thất nghiệp còn tiềm ẩn ở phần sau. Nhưng về cơ bản những người ít học nhất sẽ bị thất nghiệp và phải tìm kiếm bất cứ công việc gì không chính thức ở thành thị. Tuy nhiên, những người đã tốt nghiệp đại học hoặc trung học đều có thể tìm được những công việc được trả lương cao hơn và do đó được đếm vào trong số những người thất nghiệp được biết.
b.Tự làm chủ công việc: Bản chất việc tự làm chủ công việc của mình ở những nước phát triển khác với các nước đang phát triển. Trong khi hầu hết những người tự làm chủ ở các nước phát triển làm trong các doanh nghiệp nhỏ như là người chủ sở hữu, những đối tác hữu hạn, hoặc các các chuyên gia (bác sĩ, luật sư, v.v…), ở các nước đang phát triển hầu hết những người tự làm chủ là những người bán hàng rong, chủ quán nhỏ, gái mại dâm, đạp xích lô, v.v…
c. Phụ nữ và vấn đề thất nghiệp: Sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động ở các nước phát triển ít hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Phụ nữ thường xuyên bị phân biệt đối xử về tiền lương, sự thăng tiến trong nghề nghiệp, và an ninh nghề nghiệp. Họ cũng dễ bị thất nghiệp hơn nam giới.
d. Tình trạng thất nghiệp trong thanh niên và lao động trẻ em: Sự thất nghiệp trong thanh niên tạo nên một mối lo ngại lớn đối với sự phát triển trong tương lai ở nhiều nước kém phát triển. David Turnham đã ước đoán tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên vượt quá 30% ở nhiều nước đang phát triển. Điều này đi đôi với vấn đề lao động trẻ em. Người ta thấy rằng rất nhiều trẻ em ở các nước đang phát triển dưới 14 tuổi làm việc rất nhiều với mức lương thấp và dưới điều kiện làm việc khắc nghiệt.
Lực lượng lao động: Hiện tại và theo dự tính: Cơ cấu về tuổi của dân số sẽ khác giữa một nền kinh tế có tỷ lệ sinh và tử cao so với ở một nước có tỷ lệ này thấp, mặc dù tỷ lệ gia tăng tự nhiên đều giống nhau. Vì tỷ lệ sinh hiển nhiên chỉ ảnh hưởng đến số lượng trẻ em mới sinh, trong khi đó tỷ lệ tử ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, một nước có tỷ lệ sinh và tử cao sẽ có phần trăm lớn hơn trong tổng số dân trong nhóm tuổi còn phụ thuộc (từ 0-15 tuổi) hơn là ở một nước có tỷ lệ thấp. Sự giảm xuống nhanh chóng về tỷ lệ tử gần đây đã diễn ra ở hầu hết các nước kém phát triển, do đó làm tăng số lượng người trong độ tuổi lao động hiện tại, trong khi tỷ lệ sinh cao liên tục tạo ra tỷ lệ phụ thuộc cao và nhanh chóng gia tăng lực lượng lao động trong tương lai.
Sự không tận dụng lao động: Một số phân biệt: Để hiểu được một cách đầy đủ ý nghĩa của vấn đề việc làm, chúng ta cần xem xét, ngoài vấn đề người thất nghiệp, một lượng lớn người lao động có thể rất năng động nhưng về mặt kinh tế lại không được trọng dụng. Chúng ta cùng thảo luận về 5 dạng không tận dụng lao động. Đó là:
1.Thất nghiệp tự do
2.Không sử dụng hết nhân công
3.Những người rất năng động nhưng không được sử dụng:
a.Những người không được tuyển dụng
b.Tình trạng thất nghiệp bị che giấu
c.Nghỉ hưu trước tuổi
4.Những người dị tật
5.Những người làm việc không hiệu quả
Mối liên kết giữa vấn đề thất nghiệp, nghèo đói với phân phối thu nhập: Chúng ta hãy cùng nhìn vào bảng 7.7 và thử xem ý nghĩa của nó. Bảng này chỉ rõ có một mối liên kết giữa thu nhập và tỷ lệ thất nghiệp. Đó là tỷ lệ thất nghiệp ở những nước nghèo cao hơn so với những nước giàu.
Chúng ta cũng cần xem xét mặc dù trong những năm 60's khi hầu hết tất cả những nước đang phát triển đang có mức tăng sản lượng cao chủ yếu bởi vì sự mở rộng về công nghiệp, tình hình việc làm, tuy nhiên, không tiến triển được như mong muốn (bảng 7.8). Điều này đưa chúng ta đến quan điểm về sự gắn bó giữa sản lượng với việc làm.

Các mô hình kinh tế của sự xác định về việc làm:

1.Mô Hình Thị Trường Tự Do Cạnh Tranh Truyền Thống
2.Mô Hình giữa Sản Lượng và Việc Làm ở Tầm Vĩ Mô
3.Mô Hình Thúc Đẩy Giá Cả ở Tầm Vi Mô
4.Mô hình thứ tư, bao hàm nhất là Mô Hình Di Cư từ Nông Thôn ra Thành Thị, sẽ được nói đến trong chương sau.
1. Mô Hình Thị Trường Tự Do Cạnh Tranh Truyền Thống: Mô hình này cho rằng không có sự lệch lạc về thị trường và vấn đề việc làm và tiền lương do sự tác động qua lại giữa cung và cầu về lao động. Theo mô hình này tiền lương được xem là yếu tố dễ thay đổi, sẽ không có tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Khi bàn tới vấn đề này chúng ta phải xem tại sao nhu cầu về lao động lại là nhu cầu phát sinh (Derived Demand) và nó được quyết định từ sản phẩm lao động lợi nhuận biên (Marginal Revenue Product of Labor) như thế nào. Chúng ta cũng bàn về việc nguồn cung lao động được xem là cân bằng giữa công việc và thời gian rảnh rỗi ra sao và khi tiền lương tăng lên sẽ khuyến khích người công nhân làm việc nhiều hơn và có ít thời gian rỗi hơn như thế nào.
Nhận xét: ở các nước đang phát triển và đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, tiền lương là cố định. Tiền lương do các yếu tố như sức ép của công đoàn, mức lương do chính phủ ấn định và việc thuê nhân công của các công ty đa quốc gia áp dụng thay vì các yếu tố thị trường quyết định. Do đó, như đã chỉ ra trên biểu đồ ở trên lớp, có thể sẽ có tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Chúng ta cũng bàn đến vấn đề giá bóng (Shadow Prices ~ giá thực của một yếu tố) và một mô hình truyền thống có ích như thế nào để chúng ta có thể so sánh được về sự thay đổi trong giá cả có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở các nước đang phát triển.
2. Mô Hình giữa Sản Lượng vàViệc Làm ở Tầm Vĩ Mô: Mặc dù mức tăng trưởng về sản lượng công nghiệp ở nhiều nước kém phát triển tương đối khá, tỷ lệ tăng việc làm vẫn rất thấp. Điều này mâu thuẫn với mô hình được xây dựng cơ bản dựa trên mô hình của Harrod-Domar với giả định hệ số cố định công nghệ. Mô Hình giữa Sản Lượng vàViệc Làm đưa ra lời giải thích cho hiện tượng này. Về cơ bản, nó giải thích rằng sự tăng trưởng về sản lượng có được là do nhiều yếu tố sản xuất được đưa vào trong quá trình sản xuất hoặc bởi các yếu tố sản xuất hiện có đang trở nên có hiệu quả hơn. Mô hình này cho thấy qua thời gian chúng ta sẽ hy vọng các nước đang phát triển sẽ trở nên có hiệu quả hơn. Nhưng câu hỏi còn lại là (a) sự tăng trưởng này đạt được là do sự đầu tư về giáo dục và đào tạo đưa đến tính hiệu quả trong quản lý điều hành hay (b) chỉ do các nguồn vốn đang được sử dụng nhiều hơn trên mỗi đơn vị vốn. Do đó vấn đề không phải chỉ là sự tăng trưởng về sản lượng của một yếu tố trongtổng số các yếu tố về sản lượng. Nếu có sự tăng trưởng về tổng sản lượng thì chúng ta có thể nói rằng sự chuyển hướng đó là tốt cho đất nước. Nhưng thay vào đó nếu chúng ta thấy nguồn lao động hoặc bất cứ nhân tố nào khác đơn thuần trở nên có hiệu quả hơn trong khi tính trung bình, tổng sản lượng của quốc gia đã giảm xuống thì một trạng thái như vậy không bao giờ có thể mang lại lợi nhuận cho đất nước.
3. Mô Hình Thúc Đẩy Giá Cả ở Tầm Vi Mô: Mô hình này cho thấy tính chênh lệch về mức giá của các yếu tố (distortion in relative prices of factors) sẽ dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực kém đi tính tối ưu. Chẳng hạn, nếu đối với các yếu tố cứng nhắc hiện có, giá lao động vẫn cao hơn vốn và khi đó các doanh nghiệp sẽ lựa chọn một phương pháp sản xuất cần nhiều vốn hơn và kết quả là tổng số người có việc làm trong xã hội sẽ ít hơn.



Munir Mahmud
Dịch viên: Lê Thu

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com