Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Di cư


Harvey B. King
Dịch viên: Lê Thủy

A. Giới thiệu

Di cư thường được hiểu là chuyển đến một chỗ ở khác cách chỗ ở cũ một khoảng cách đủ lớn buộc người di cư phải thay đổi hộ khẩu thường trú: chuyển đến một thành phố khác, một tỉnh khác hay một nước khác.
· Ở Bắc Mỹ, hiện tượng di cư diễn ra rất nhiều, nhất là đối với người lao động trẻ tuổi.
· Những khác biệt về mức tiền công thực tế giữa các tỉnh hàm ý rằng bạn sẽ thu được lợi ích về mặt kinh tế từ việc di cư.
· Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý rằng tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ việc làm/dân số khác biệt nhau về cơ bản.
· Điều này ngụ ý rằng di cư không đóng vai trò điều hoà giữa các thị trường lao động trong các tỉnh.
· Như bài báo trên tờ Bưu điện Quốc gia phản ánh, vấn đề người nhập cư từ nước ngoài thường là vấn đề chính trị quan trọng ở Canada.
· Một số người lo ngại rằng tình trạng nhập cư làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
· Những người khác lại cảm thấy rằng đây là giải pháp chủ yếu cho việc suy giảm tốc độ tăng trưởng dân số ở Canada.
· Chúng ta cũng lưu ý rằng để có thể hiểu được tăng trưởng dân số ròng hay thay đổi dài hạn trong cung lao động nói chung, chúng ta cần hiểu về vấn đề nhập cư và di cư.
· Hiện tại, số người nhập cư đóng góp khoảng 60% vào tổng mức tăng dân số Canada trong một năm!
· Cuối cùng, để có thể hiểu được hiện tượng Chảy máu Chất xám, chúng ta cần phải tìm hiểu về di cư.
· Kesselman chỉ ra rằng dòng người di cư sang Mỹ bao gồm những thành viên năng động/nhiệt huyết nhất, có trình độ học vấn cao nhất trong LLLĐ.
· Kết quả là tình trạng Chảy máu Chất xám này có thể giảm tăng trưởng kinh tế một cách nghiêm trọng.
Xem bài báo trong tờ Bưu điện Người Lãnh đạo để tìm hiểu thêm về lập luận cho rằng hiện tượng di cư đang tác động xấu đến triển vọng kinh tế của Regina (đúng là chúng ta vẫn thường nghe có những nhận xét tương tự về triển vọng kinh tế của Saskatchewan).
· Liệu nhận xét này có đúng không?
· Chắc chắn Chảy máu Chất xám là một vấn đề có tầm mức ảnh hưởng lớn. Ước tính gần 50% người dân sinh ra ở Saskatchewan đã chuyển tới sinh sống ở tỉnh khác.[1]

B. Di cư: Dữ liệu Chuẩn hóa

Có thể tham khảo những số liệu về di cư dưới đây trong Tờ Nhật báo Thống kê Canada, thứ ba, 25/12/2001 (tại địa chỉhttp://www.statcan.ca/Daily/English/010925/d010925b.thm).
· Đối tượng khảo sát của tờ báo là những người di cư trong phạm vi một tỉnh, từ tỉnh này sang tỉnh khác hay từ nước này sang nước khác trong giai đoạn từ 1/7/1999 đến 30/6/2000.
· Tổng số người ra nhập vào dòng di cư lên tới gần 1.3 tỷ người trong giai đoạn này.
· Trong đó di cư từ tình này sang tỉnh khác là 286,000 người, di cư từ khu vực Điều tra này sang khu vực điều tra khác trong phạm vi một tỉnh là 943,000 người.[2]
· Bảng dưới đây (lấy từ tờ Nhật báo) cho chúng ta kết quả của các KV Đô thị được lựa chọn trong cuộc điều tra.
Di cư trong KV Đô thị - Kết quả Điều tra năm 1999/2000
Nhập cư
Di cư
Ròng
Tỷ lệ ròng/1000 dân
1999/2000
1998/99
Windsor
12,675
7,436
5,239
17.5
12.7
Calgary
50,301
35,11115,190
16.4
18.6
Oshawa
16,958
12,293
4,665
15.9
10.7
Toronto165,48599,86665,619
14.1
12.3
Kitchener
20,725
15,183
5,542
13.4
11.4
Ottawa-Hull
49,662
36,09713,565
12.7
8.4
Vancouver
73,901
51,60822,293
11.0
10.8
Winnipeg
20,452
19,956
496
0.7
0.1
Saint Jonh
3,838
3,936
-98
-0.8
-0.7
Trois-Rivières
4,675
4,970
-295
-2.1
-0.7
Saskatoon
10,663
11,563
-900
-3.9
0.7
Regina
7,817
8,993
-1,176
-5.9
-0.8
Thunder Bay
3,807
4,938
-1,131
-8.9
-6.1
Sudbury
5,429
6,969
-1,540
-9.7
-17.8
Chicoutimi-Jonquiere
3,445
5,158
-1,713
-10.6
-5.6

Cần lưu ý một điều rằng rất nhiều người di chuyển chỗ ở. Có khoảng 4% dân số Canada di chuyển vào/ra một khu vực thuộc diện điều ra trong một năm.
· Điều thứ hai cần lưu ý là mặc dù ở mỗi thành phố xu hướng nổi trội có thể là di cư hay nhập cư, thậm chí có thành phố có tỷ lệ di cư ròng song dòng di chuyển luôn là về cả hai hướng: ra và vào.
· Di chuyển chỗ ở là cách các cá nhân phản ứng trước các nhân tố trong thị trường lao động cá nhân của họ, hay các hàm thỏa dụng cá nhân của họ.
Vậy còn hiện tượng di chuyển chỗ ở từ Canada sang nước khác và ngược lại thì sao?
· Trong nửa cuối của thập kỷ 90, có khoảng từ 200,000 đến 250,000 người nhập cư vào Canada.
o Số người nhập cư chủ yếu đến từ các nước như Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông), Ấn Độ, Pakistan, Philipin và Nam Triều Tiên.
· Việc ước tính số người di cư khỏi khó khăn hơn vì Thống kê Canada không đưa ra câu hỏi này tại các cửa khẩu.
o Rõ ràng là có dòng di dân đối ngược ra khỏi Canada song khó có thể ước tính được số lượng. Ví dụ như dòng người nhập cư hồi hương.
o Tuy nhiên, bằng việc khảo sát dữ liệu của cuộc Điều tra Dân số Mỹ, chúng ta có thể thấy rằng có khoảng từ 22,000 đến 35,000 người Canada di cư sang Mỹ mỗi năm (sách giáo khoa trang 339).
Việc của chúng ta là thử lý giải những con số di dân này.

C. Mô hình Kinh tế của Di cư

Nguyên nhân chủ yếu (song không phải là duy nhất) của hiện tượng di cư là nguyên nhân kinh tế.
· Mọi người di chuyển chỗ ở khi độ thỏa dụng mong đợi của việc chuyển đi cao hơn so với độ thỏa dụng mong đợi của việc ở lại sau khi đã trừ đi chi phí của việc di chuyển.
· Trong một môi trường kinh tế đơn giản, người ta chỉ chuyển đi khi giá trị hiện tại PV(lợi ích của việc chuyển đi) > PV(chi phí của việc chuyển đi), trong đó chi phí bao gồm tiền công bị mất tại nơi rời đi, chi phí thực tế của việc di dời, chi phí thỏa dụng của việc di dời (đôi khi vẫn thường gọi là chi phí tâm lý - psychic costs).
· Bởi vậy, quyết định di cư rất giống với quyết định đầu tư vào vốn con người như minh họa trong đồ thị dưới đây.
· Bạn rót vốn đầu tư ban đầu để thu được một khoản lợi lớn hơn trong tương lai, v.v.
Hình 1 Quyết định Di cư

Chúng ta có được kết quả rằng Xác suất (di cư) là một hàm của các biến sau:
· Khác biệt về thu nhập giữa các khu vực.
· Khác biệt thất nghiệp giữa các vùng.
· Rào cản ngôn ngữ hay các rào cản văn hóa khác. Chúng giảm lợi ích kinh tế thu được và tăng chi phí tâm lý.
· Khoảng cách giữa nơi đi và nơi đến.
· Khoảng cách này là biến đại diện cho chi phí di dời và tình trạng thiếu hụt thông tin về nơi đến.
· Nếu bạn đang nghĩ đến việc chuyển đến Saskatoon, lúc nào bạn cũng có thể đến đó vài ngày để thám thính tình hình trước khi chuyển chính thức.
· Sẽ khó khăn hơn cho bạn rất nhiều nếu đó là Vancouver chứ không phải là Saskatoon.
· Chi phí tâm lý (pychic costs) là một hàm của sự cách biệt về địa lý với gia đình của bạn và những khác biệt về văn hóa.
· Phí tâm lý sẽ giảm phần nào khi ở nơi đến có sự góp mặt của các cộng đồng đông đảo những người có cùng gốc gác với bạn.
· Đó chính là lý do tại sao Toronto và Vancouver thu hút đến 50% số người nhập cư vào Canada. Các cộng đồng dân cư thiểu số sống tại hai nơi này luôn sẵn sàng hỗ trợ cho việc di chuyển của những người nhập cư mới.
· Độ tuổi: những người trẻ tuổi di cư nhiều hơn bởi họ có được quãng thời gian lâu hơn để thu hồi chi phí bỏ ra và cũng bởi chi phí tâm lý mà họ phải chịu thấp hơn.
· Những trợ cấp thất nghiệp khu vực.
· Ví dụ năm 1971 ở Canada, mức trợ cấp thất nghiệp cho công nhân đánh bắt cá và những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao tăng mạnh.
· Trong một vài năm tới đây, di cư ròng ra khỏi các tỉnh bên bờ Đại Tây Dương sẽ biến thành nhập cư ròng vào các tỉnh này.
· Nếu bạn là một chủ hộ gia đình, ít có khả năng bạn sẽ di cư hơn vì chi phí bạn phải bỏ ra cao hơn.
· Tình trạng hôn nhân: di cư sẽ khó khăn khi vợ/chồng bạn cũng đi làm. Bởi vì, bạn cần có mức thu nhập dự kiến của cả hai vợ chồng ở nơi đến phải cao hơn ở nơi đi để đảm bảo rằng quyết định di cư của bạn là đúng đắn.

D. Di cư Nhóm

Di cư gia đình phức tạp hơn di cư đơn lẻ từng cá nhân bởi bạn cần có được mức thỏa dụng hộ gia đình cao hơn.
· Bởi vậy, bạn có thể cần có được mức thu nhập tổng cao hơn.
· Nhất là thời kỳ trước đây, phần lớn các trường hợp di cư là nhằm mục đích tăng mức tiền công của lao động nam vì nam giới chú trọng đến sự nghiệp nhiều hơn. Họ có xu hướng nhận được mức lương cao hơn.
· Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng mức tiền công của lao động nữ sẽ bị cắt giảm khi họ di cư theo người thân của mình do mất đi vốn con người chuyên ngành.
· Một nghiên cứu những năm 70 cho thấy rằng mỗi lần di chuyển, mức tiền công của lao động nữ giảm trung bình khoảng 29%.
· Ngày nay, mọi việc có vẻ khả quan hơn khi nghề nghiệp của lao động nữ đang ngày càng quan trọng hơn đối với gia đình họ.
· Nhưng mặt khác, di cư toàn gia đình có thể sẽ suy giảm: nghiên cứu cho thấy lao động nam độc thân là đối tượng có khả năng di cư lớn nhất. Tiếp đó là lao động nam đã lập gia đình và cuối cùng là lao động nam đã lập gia đình cùng vợ họ, những người đi làm toàn thời gian.

E. Di cư và Thông tin

Thông tin đóng một vai trò quan trọng. Không dễ gì để biết được chính xác điều kiện của thị trường lao động ở một vùng khác, nhất là các thông tin ở cấp độ vi mô.
· Mọi người phải đoán chừng.
· Bởi vậy, các nhà kinh tế đã tìm ra được rằng:
· Phải có một độ chênh lệch lớn về tiền công mới đủ để khuyến khích mọi người chấp nhận rủi ro khi di cư.
· Tỷ lệ hồi hương đóng vai trò quan trọng (theo một số đánh giá thì nó chiếm tới 50% số lượng người di cư ở Canada).
· Sau khi đến nơi định cư mới và phát hiện ra rằng bạn không thể tìm được một công việc ở đó, hay sau khi di cư đến Toronto, bạn thấy chán ghét cuộc sống ở đây, bạn sẽ quay trở về quê hương bạn.

F. Tác động của Di cư đối với Người di cư

Các nhà tuển dụng có xu hướng thích tuyển người dân bản địa hơn là người di cư từ nơi khác đến: việc kiểm tra lý lịch của họ dễ dàng hơn, họ sẽ hòa nhập tốt hơn vào văn hóa bản địa và ít có khả năng bỏ việc hơn..
· Bởi vậy, thoạt đầu người nhập cư chịu một mức lương thấp hơn.
· Tu nhiên, nhìn chung, người di cư có đầu óc nhanh nhạy hơn. Về lâu dài, họ có xu hướng đạt được những mức lương tốt hơn. Điều này giống như mô hình của chúng ta dự báo.
· Một nghiên cứu của Mỹ đã do sánh người nhập cư với những công dân bản địa tương tự (có cùng trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, v.v.) và phát hiện ra rằng sau 10 năm, người nhập cư có mức thu nhập cao hơn người dân gốc là 3 %![3]
· Với trường hợp Canada, nhìn chung họ thường là những người có trình độ học vấn cao hơn, có tỷ lệ tham gia vào LLLĐ cao hơn, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn, v.v. Xem nghiên cứu của Baker và Benjamin liệt kê trong danh mục sách tham khảo.

G. Tác động của Di cư đối với Thị trường Lao động nơi đến

Có nên lo ngại rằng dòng người nhập cư đang tràn ngập thị trường lao động, gây sức ép cắt giảm mức tiền công và tạo ra thất nghiệp hay không (tham khảo một số quan điểm tương tự trong bài báo đăng trên tờ Bưu điện Quốc gia).
· Hầu như không có mấy bằng chứng chứng minh rằng di cư tạo ra thất nghiệp trong thị trường nơi đến.
· Suy nghĩ một cách lôgic, những người di cư không bao giờ chuyển đến những nơi có mức thất nghiệp cao vì mục đích của họ là tối đa hóa lợi ích thu được.
· Họ đến cùng với nhu cầu về các dịch vụ nhà ở, v.v. Những nhu cầu này tạo ra việc làm mới cho thị trường nơi đến.
· Nhất là khi người di cư thường đang còn trẻ và bắt đầu tạo dựng gia đình cho riêng mình, v.v.
· Có khá nhiều bằng chứng cho thấy rằng nhập cư không phải là nguyên nhân khiến cho mức thất nghiệp tăng cao.
Người ta cho rằng di cư là động lực thúc đẩy các thị trường lao động đạt được mức cân bằng, điều chỉnh cung lao động và mức tiền công cho đến khi chúng ta có được những khác biệt đền bù hoàn hảo (complete compensating differentials).
· Tuy nhiên, rất nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng di cư không làm được điều đó, thị trường lao động không đạt được mức cân bằng.
· Nguyên nhân có thể là do tính cứng nhắc của thị trường lao động, mức phí di cư cao hoặc thị trường lao động bị bóp méo do các chương trình của CP.
· Như chúng ta thấy ở phần trước, vẫn tồn tại nhưng khác biệt về tiền công và thất nghiệp lớn giữa các vùng. Trạng thái cân bằng đầy đủ chưa bao giờ xảy ra.

H. Tác động của Di cư đối với Thị trường Lao động nơi đi. Có Hiện tượng Chảy máu Chất xám không?

Trước tiên cần phải xác định được quy mô của hiện tượng chảy máu chất xám?
· Bài khóa lập luận rằng mỗi năm có khoảng từ 22,000 đến 35,000 người Canada di cư sang Mỹ.
· Nhiều người trong số này là những người có trình độc học vấn cao, có tâm huyết với nghề. Họ là những người có mức thu nhập cao trước cũng như sau khi di cư.
Thứ hai, hiện tượng chảy máu chất xám có thể gây ra những vấn đề gì?[4]
· Kesselman lập luận rằng một quốc gia sẽ phải chịu ba cái mất lớn từ hiện tượng chảy máu chất xám.
o Thứ nhất, CP của quốc gia đó phải chi trả cho phí đào tạo những người di cư. Phần lớn trong số họ là những người có học vấn cao (ví dụ như các bác sĩ).
o Thứ hai, họ thường là những người đóng góp tài chính ròng. Khoản thuế họ nộp nhiều hơn khoản trợ cấp chi cho họ.
o Thứ ba, một phần để phục vụ những cá nhân này, chúng ta phải vay nợ song họ lại không góp phần giúp chi trả những khoản nợ đó.
o Song cái mất thứ tư, và theo Kesselman cũng là cái mất nghiêm trọng nhất, là những người di cư bằng chính việc di cư đang thể hiện rằng họ chính là những người lao động đầy tài năng và năng động, sáng tạo. Trong nhiều trường hợp, họ chính là các nhà phát minh, sáng chế của đất nước.
o Mất đi những cá nhân ưu tú này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Canada sẽ bị kéo chậm lại.
Cuối cùng thì đâu là giải pháp khả thi cho tình trạng Chảy máu Chất xám?
· Một giải pháp thường được đề xuất là cắt giảm thuế. Cơ sở lập luận cho giải pháp này là chính sách cắt giảm thuế của CP Mỹ đang thu hút được lao động Canada.
· Kesselman chỉ ra rằng đó là một phần của vấn đề song không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng di cư của nhiều người Canada sang Mỹ.
· Ông chỉ ra rằng chính cơ hội việc làm chứ không phải thu nhập sau thuế là động lực khuyến khích mọi người di cư.
· Bởi vậy, ông ủng hộ cho nỗ lực theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô góp phần tạo ra nhiều việc làm hơn (job-friendly).
· Kesselman cũng lưu ý rằng các cá nhân sẵn sàng chấp nhận một mức thuế cao hơn, thu nhập thấp hơn nếu những khía cạnh khác của đời sống của họ được đảm bảo ở mức cao hơn.
o Về cơ bản, người dân Canada có quan điểm về một cuộc sống đơn giản hơn so với người Mỹ. Miễn là những phúc lợi như bảo hiểm y tế, trường ĐH công được duy trì ở một mức độ thích đáng thì họ sẽ ở lại Canada thay vì di cư sang Mỹ.
· Cuối cùng thì giải pháp thứ ba là đảm bảo có một dòng nhập cư đủ lớn để bù đắp cho lượng người di cư.
o Nghiên cứu của Zhao, Drew và Murray đã chỉ ra rằng số lao động có trình độ học vấn cao nhập cư vào Canada nhiều hơn là di cư ra khỏi Canada.[5]
Tóm lại: Chảy máu Chất xám là một vấn đề nghiêm trọng song nó không trầm trọng đến mức hủy hoại nền kinh tế Canada.

I. Kết luận

Nhìn chung thì ở Canada, các nghiên cứu cho thấy rằng:
· Dòng người di chuyển chỗ ở thường hướng từ vùng có mức tiền công thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao đến những vùng có mức tiền công cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
· Xu hướng là người di cư tìm cách giảm thiểu tối đa khoảng cách phải di chuyển ở mức có thể.
· Như chúng ta dự đoán, di cư có xu hướng tăng thu nhập ròng suốt đời cho người di cư.
· Tác động của di cư lên thị trường lao động nơi đến dường như là tương đối trung tính.
· Người ta vẫn đang nghiên cứu về tác động của di cư đối với thị trường lao động nơi đi. Song có thể, tác động này là nghiêm trọng.

[1] Được Cousineau và Vaillancoutr ước tính là 45.6% năm 1991 sử dụng dữ liệu của cuộc Điều tra Dân số năm 1991. Phần lớn những người này chuyển đến Albetra và BC.
[2] Những dữ liệu di cư này có được từ việc so sánh các địa chỉ cung cấp trong lưu trữ về lợi tức thuế thu nhập cá nhân mùa xuân năm 1999 và 2000. Chúng được điều chỉnh theo ước tính dân số Tháng 6. Các dữ liệu này thể hiện những di cư nội tỉnh giữa các KV Đô thị thuộc diện Điều tra hay các Tiểu vùng Điều tra (các đơn vị địa lý nhỏ hơn cấp tỉnh như hạt, huyện hay thành phố thuộc tỉnh), cũng như những dòng di cư giữa các tỉnh và giữa các quốc gia. Không tính đến những trường hợp chuyển chỗ ở từ thị trấn này sang thị trấn khác hay từ khu phố này sang khu phố khác." - Tờ Nhật báo
[3] Có một số bằng chứng chứng tỏ rằng những lao động nhập cư chất lượng cao này đang giảm đi trong những năm gần đây. Xem bài báo của tác giả Borja trong tờ Tạp chí Lý thuyết Kinh tế, tháng 12 năm 1994.
[4] Ngoài Kesselman, bạn cũng có thể tìm đọc J. Zhao, D. Drew, và T. Murray, "Chảy máu Chất xám và Thu hoạch Chất xám: Di cư của Lao động Trí thức đến và đi khỏi Canada," Tạp chí Tổng kết Giáo dục Quý, Mùa Xuân 2000, có thể tham khảo tại địa chỉ trang web thtp://www.statcan.ca:80/english/indepth/81-003/feature/eq2000_ v06n3_spr_a01_hi.thm, HRDC và Công nghiệp Canada, "Di cư Quốc tế của Nhan công có trình độ: Thực tế và Tác nhân," tháng 12 năm 1999 (thtp://strategis.ic.gc.ca/SSI/ra/hand_e.pdf), hay J. Helliwell, "Giám sát Quá trình Chảy máu Chất xám," Chuẩn bị cho Ban chuyên môn về kỹ năng trong Hội đồng Tư vấn Khoa học Kỹ thuật, CP Canada, tháng 2 năm 1999 (http://acst-ccst.gc.ca/acst/skills /finalrepdocs/mainmenu-e.pdf).
[5] Trích dẫn trên.

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com