Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Vốn con người 2

kinhtehoc.com giới thiệu: Đây là một bài giảng quan trọng các bạn sinh viên và giảng viên Đại Học cần đọc để hiểu biết thêm lợi ích của Học Vấn, bất luận bạn có theo học nghành kinh tế hay không.

D. Ra Tín hiệu về Trình độ Học vấn (Educational Singalling)

"Các nhà tuyển dụng vẫn đưa tiêu chuẩn có trình độ học vấn cao vào cơ chế tuyển chọn nhân viên ngay cả khi công việc không yêu cầu kiến thức hay kỹ năng của trình độ học vấn đó: một phần tư số sinh viên tốt nghiệp ĐH ở Anh đang làm việc trong những vị trí mà những yêu cầu về trình độ học vấn cần có để xin việc lại là không cần thiết để làm công việc xin được." − Richard Reeves, "Cách chúng ta làm việc", Báo Người Giám hộ, 15/5/2001.
Học vấn không chỉ trực tiếp làm tăng vốn con người hay năng suất lao động của sinh viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin và báo hiệu cho bạn biết kỹ năng, năng lực của bạn là gì, năng suất lao động của bạn như thế nào.
· Sàng lọc (Screening) là quá trình mà nhà tuyển dụng tiềm năng yêu cầu bạn phải đáp ứng được một điều kiện nhất định mới có thể tham gia dự tuyển. Bạn phải có bằng ĐH chuyên ngành phù hợp, phải có thư bổ nhiệm CA hay bất kỳ một điều kiện nào khác.
o Ví dụ như điều kiện mà Khoa Quản trị Kinh doanh (Faculty of Administration) đặt ra là bạn phải đạt được 65% số điểm với một số môn học nhất định.
· Phát tín hiệu (Singalling) là lúc người đi xin việc đưa ra tín hiệu chứng thực rằng họ đáp ứng được yêu cầu đưa ra. Và từ đó ta có cụm từ hiệu ứng giấy chứng nhận (certificate effect).
o Virginia Coupal và sự bổ nhiệm của nhà nông học.
· Đôi lúc chúng ta cũng nhắc đến nó với tên gọi mô hình phân loại (sorting model) vì người ta đã sử dụng nó để phân loại trong các thị trường khác như các thị trường bảo hiểm hay tín dụng.
Chúng ta sẽ phân biệt giữa hai loại mô hình phát tín hiệu (singal models).
· Trong mô hình Phát tín hiệu của Spence, sinh viên biết được năng lực làm việc cũng như năng suất lao động của bản thân. Song họ cần phải tìm cách thuyết phục được các nhà tuyển dụng tiềm năng.
o Sinh viên nào cũng có động lực tuyên bố rằng họ giỏi giang. Thế nên những sinh viên giỏi giang thật sự cần phải tìm ra được cách để phát tín hiệu về năng lực ưu việt của họ.
o Họ cần phải được ai đó chứng nhận cho khả năng của họ.
o Trong trường hợp này, việc tạo ra tín hiệu kiểu đó chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân từng người đi xin việc chứ không thực sự mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
· Trong mô hình của Davies và MacDonald, sinh viên không biết được về năng lực cũng như năng suất làm việc của mình (ví dụ như liệu bạn có phải là một nhà kinh tế có năng lực hay một giáo viên giỏi hay không). Sinh viên cần phải xác định được khả năng mình có và đưa thông tin về năng lực bản thân tìm được đến với người khác.
o Ở đây, thu thập thông tin giúp cho sinh viên tìm đựơc những công việc phù hợp với mình hơn. Cả sinh viên, công ty  xã hội đều có lợi. Phát tín hiệu có lợi cho toàn xã hội.
1) Mô hình Phát Tín hiệu Không có ích cho Xã hội của Spence[14]
Giả định rằng xã hội chia ra làm hai nhóm đều nhau (50 - 50).
· Một nhóm có sản phẩm doanh thu cận biên thực là MRPA = 2 x MRPB.
· Năng suất lao động của ai thì chỉ cá nhân người đó biết. Người ngoài không thể thấy được.
o Lưu ý rằng khái niệm năng suất lao động này có thể bao gồm những khái niệm mơ hồ như sức bền của mỗi người, thói quen làm việc tốt, v.v..
· Nếu bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy được năng suất làm việc của bạn, bạn có thể được hưởng mức tiền công cao hơn so với mức cân bằng trên thị trường WA = WB.
· Làm thế nào để bạn có thể ra hiệu rằng mình giỏi giang hơn, làm việc có năng suất hơn?
· Thứ mà bạn cần tìm là một tín hiệu có thể quan sát được có quan hệ tỷ lệ thuận với năng suất lao động thực của bạn.
· Spence lập luận rằng trình độ học vấn là một ví dụ của những kiểu tín hiệu như thế.
o Thông minh hơn, năng động hơn, có khả năng tổ chức tốt hơn, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đạt được một trình độ học vấn nào đó với thời gian ngắn hơn, chi phí ít hơn.
o Ví dụ như một người thông minh có thể giành được tấm bằng danh dự dễ dàng hơn trong khi dành ít thời gian và công sức cho việc học tập hơn. Sinh viên này có thể đi làm thêm mà không ảnh hưởng đến kết quả học tập!
· Chúng ta hãy giả định rằng chi phí của một đơn vị giáo dục của một người trong nhóm A là CA và của một người trong nhóm B là với CB > CA.
· Vậy nên, mối tương quan giữa chi phí cho giáo dục và năng lực của bạn là mối tương quan tỷ lệ nghịch.[15]
· Hình 5 dưới đây cho thấy những mức chi phí và thu nhập khác biệt mô tả ở trên.
Hình 5 Mô hình Phát tín hiệu của Spence


Điểm mấu chốt là phải tìm ra một trình độ học vấn S* để loại nhóm B ra ngoài.
· Bạn cần dựng nên một hàn rào cản đủ cao để nhóm B không muốn làm công việc đó và đủ thấp để nhóm A muốn làm.
· Điểm S* trên đồ thị cùng với các đường chào lương đi kèm đảm bảo rằng những thành viên trong nhóm A tạo được tín hiệu trong khi các thành viên trong nhóm B không làm được như vậy. Hai nhóm sẽ tự xếp loại cho mình đạt hay không đạt yêu cầu.
· Công ty đưa ra mức lương WA cho bất kỳ cá nhân nào có trình độ học vấn , và đưa ra mức lương WB cho bất kỳ cá nhân nào có trình độ học vấn .
· Những thành viên nhóm B sẽ chưa đi học chừng nào mức lương mà họ kiếm được từ việc không đi học lớn hơn mức lương có được từ việc đi học tức là mức lợi ròng sau khi trừ đi chi phí cho việc đi học:
WB > WA − CBS*,
Hay họ sẽ không đi học chừng nào độ dài đoạn ce lớn hơn độ dài đoạn ab như thể hiện trong đồ thị.
· Những thành viên nhóm A sẽ đi học chừng nào mức lương từ việc đi học (lợi tức ròng sau khi đã trừ đi phí cho việc đi học) lớn hơn mức lương có được từ việc không đi học:
WA − CBS* > WB,
Hay chừng nào độ dài đoạn ad lớn hơn độ dài đoạn ce như thể hiện trên đồ thị.
Nếu chúng ta có được một ý tưởng tốt về mức S* thì chúng ta có thể thành công trong việc phân loại các thành viên nhóm A và các thành viên nhóm B!
· Bằng cách nào để các công ty có được ý tưởng này?
o Dựa trên những quan sát thu được từ những đợt tuyển dụng trước đây của công ty và kết quả của những đợt tuyển dụng này.
· Khác với mô hình vốn con người, ở đây đi học là "lãng phí" cho xã hội bởi vì chúng ta không nâng cao được năng suất thực tế.
· Có thể đi học là một hỗn hợp của tác động vốn con người và phát tín hiệu những có một điều chắc chắn là chúng ta có thể nghĩ tới nhiều tín hiệu của thế giới thực.
o Phải chăng là một khái niệm đầy đủ thế nào là MBA?
o Một thư bổ nhiệm CA.
o Bằng MFA (Master of Financial Administration ~ Quản trị Tài chính) là bắt buộc để nhận được học bổng do Hội đồng Canada cấp.
o Có tên trong danh sách của thầy Hiệu trưởng. Tốt nghiệp với điểm số Ưu Tú.
· Dường như những dự đoán thực nghiệm của tác động phát tín hiệu chứng tỏ rằng tác động này tồn tại.
o Việc bạn đạt được tấm bằng tốt nghiệp trung học là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc bạn theo học các khoá học thêm trong thời gian trung học hầu như không mấy tác động đến mức lương mà bạn nhận được sau này.
2) Mô hình Phát tín hiệu Hữu dụng cho Xã hội của Davies và MacDonald[16]
Bây giờ chúng ta sẽ thay đổi hai giả định:
· Trước hết, giả định rằng chúng ta có hai nhóm có lợi thế so sánh tương đối với nhau thay vì một nhóm lúc nào cũng có tốt hơn nhóm kia (có lợi thế so sánh tuyệt đối) so với nhóm kia.
o Một nhóm thiên về nghề dạy học trong khi nhóm còn lại thiên về nghề kế toán.
o Trong trường hợp này, mỗi nhóm có động cơ thể hiện cho người khác thấy năng lực của mình.
· Thứ hai, chúng ta hãy giả định rằng thoạt đầu mỗi thành viên không biết năng lực của mình là gì.
o Họ sẵn sàng tiêu tốn một phần nguồn lực họ có để tìm ra được năng lực thực sự của họ là gì. Như vậy, họ mới có thể có được mức thù lao cao hơn gắn liền với công việc phù hợp với khả năng của họ.
o Đúng là một người có thiên hướng về nghề giáo nếu phải làm kế toán thì sẽ trở thành một kế toán kém cỏi và kiếm được ít thu nhập hơn. Trong khi đó, một người có thiên hướng về nghề kế toán nếu phải làm giáo viên sẽ là một giáo tồi.
Việc dùng toán học để minh hoạ kết quả của luận điểm này là tương đối khó song chúng ta sẽ chỉ đưa ra những khái niệm toán học cơ bản.
· Mỗi người tới học tại các trường trung học và ĐH. Họ học thử nhiều môn học khác nhau (chương trình học BA được tổ chức phần nào để tạo cho bạn cơ hội thử nghiệm này).
· Thông qua việc quan sát điểm số đạt được, họ thu thập thông tin và tự đánh giá xem mình yêu thích từng môn học cụ thể đến mức độ nào.
· Từ kết luận rút ra được, họ sẽ xác định xem mình có năng lực thật sự trong lĩnh vực nào và chọn ra ngành nghề phù hợp nhất.
· Sau này Davies và MacDonald lập luận rằng bạn sẽ tiếp tục học chuyên sâu để đạt được một trình độ cụ thể nào đó, có lẽ là học lên cao hơn (ví dụ như học chuyên ngành luật, Thạc sĩ QTKD, các môn liên quan đến kế toán, tốt nghiệp và đi làm, hay ở lại làm giảng viên). Có lẽ, họ cũng có thể tham gia vào các chương trình đào tạo tại chỗ (các lớp đào tạo tổ chức ngay tại nơi làm việc).
· Các công ty cũng sẽ thực hiện phương pháp thử nghiệm này bằng cách giao cho những nhân công mới tuyển các công việc mang tính thử sức, thường là những loại việc phải đi lại rất nhiều. Điều này rất phổ biến đối với các thực tập viên quản lý trong lĩnh vực bán lẻ, ngân hàng và bảo hiểm.
· Mỗi người cũng có thể làm thử nhiều công việc khác nhau và cuối cùng chọn lấy một nghề để lập nghiệp.
Nên nhớ rằng chúng ta đã rút ra kết luận rằng ở độ tuổi còn trẻ, người làm thuê làm nhiều loại việc hơn trong khi về già họ thường gắn bó với một nghề ổn định!
Kết quả cơ bản: một người có trình độ cử nhân không thu được kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định mà thay vào đó họ thu được:
· Tích lũy thông tin về bản thân, về kỹ năng cũng như sở thích của bản thân.
· Một tín hiệu về khả năng của mình.
· Một khoản tích lũy nhất định về một số vốn con người.
· Tấm bằng Cử nhân Văn chương tại trường ĐH Regina (University of Regina) được thiết kế nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên một kiến thức trên diện rộng. Tức là sinh viên sẽ được cung cấp một nền tảng kiến thức rộng, những kỹ năng chung chứ không phải là đào tạo chuyên sâu cho một ngành nghề duy nhất.
· Sinh viên phải đáp ứng những yêu cầu của một chương trình giảng dạy diện rộng. Họ phải học bằng tiếng Anh, học thêm một ngoại ngữ phụ, toán học và các môn khoa học, mỹ thuật cũng như hàng loạt các môn học đa dạng khác trong ngành khoa học xã hội và nhân văn (XH & NV).
· Đúng là sinh viên có chọn đi sâu vào một chuyên ngành trong một lĩnh vực cụ thể và thường gây dựng sự nghiệp của mình trong lĩnh vực này. Song họ cũng thường theo đuổi một nghề KHÔNG có liên quan gì đến chuyên ngành của mình.
· Sở dĩ họ có thể làm được như vậy là bởi chương trình đào tạo BA đã trang bị cho họ một nền tảng kiến thức chung vững chắc:
  1. Họ được học cách đọc tài liệu và hiểu những gì họ đọc.
  2. Họ được học cách phân tích tài liệu và đánh giá một cách phê phán.
  3. Họ được học làm cách nào để triển khai một dự án một cách độc lập từ đầu chí cuối.
  4. Họ được học cách giải quyết những vấn đề gặp phải.
  5. Họ được học cách giao tiếp: cách lắng nghe, cách viết lách và cách diễn thuyết.
(TQ hiệu đính: 5 điều trên mới là tiêu chí quan trọng của kiến thức nền:  đọc, phân tích, triển khai, giải quyết, và giao tiếp.  Xin lỗi, nhưng phần đông học sinh Việt Nam tại Việt Nam chỉ học được có điều một là đọc.  Bạn biết đọc bài bằng tiếng Việt hay ngoại ngữ.  HSVN chưa biết phân tích xem tài liệu mình đọc là đúng hay sai; nếu đúng thì mình dùng tài liệu đó vào công việc và đời sống cá nhân như thế nào để giải quyết việc làm trước mắt, và môi trường học của bạn chưa cho bạn giao thiệp rộng!!!)
Một Tấm bằng Cử Nhân (BA) Chuyển hoá thành một Nghề như thế nào?
Những người tốt nghiệp BA gặt hái được nhiều điều quan trọng trong quá trình học tập của mình.
· Họ đã theo học nhiều môn học khác nhau, cả những môn họ thích lẫn những môn thu hút họ. Nói theo lối nói Kinh tế, họ đã thu thập được thông tin đủ để tạo ra một sự kết hợp tối ưu (optimal match) giữa bản thân họ và nghề nghiệp mà họ lựa chọn.
· Họ đã học được phương pháp tự học. Điều này là tối quan trọng trong xã hội hiện đại khi mà chúng ta đang chú trọng vào quá trình học tập suốt đời.
· Khoảng 50% số sinh viên có bằng BA sẽ tiếp tục theo học chương trình học chính thức (phải chăng quá trình học tập này cứ tiếp diễn không bao giờ kết thúc). Ví dụ như họ có thể theo học các chương trình giáo dục sau đại học, học chuyên về luật, thậm chí là chuyên về kỹ thuật - những chương trình đạo tạo chuyên sâu để bổ sung cho những kỹ năng tổng quát mà họ có.
· Tất cả những sinh viên ra trường đi làm cũng sẽ được đào tạo tại chỗ tại các công ty mà họ đang làm việc. Nghiên cứu cho thấy trong cuộc đời mỗi người, thời gian dành cho hình thức đào tạo này tương đương với khoảng 3.5 năm theo học chính thức toàn thời gian!
Chúng ta sẽ tìm hiểu về lợi tức mà việc đi học mang lại trong phần tới đây.

E. Lợi tức thu được từ việc đi học

Chúng ta đã tìm hiểu về lý thuyết mô hình vốn con người, đã áp dụng nó vào vấn đề giáo dục. Chúng ta cũng đã xác định được chi phí và lợi ích của giáo dục.
· Tới đây, chúng ta cần tìm hiểu xem liệu chúng ta sẽ có được lợi ích ròng khi quyết định theo học hay không theo học ĐH.
· Có một cách để tìm ra đó là tính PV (chi phí, lợi ích), tức là giá trị hiện tại của chi phí, lợi ích và xem xem nó có mang giá trị dương đối với những cá nhân khác nhau, với trình độ khác nhau hay không.
· Tuy nhiên, cách tiếp cận này không cho phép chúng ta xếp hạng được các trình độ học vấn khác nhau.
Một phương pháp khác có thể thay thế là tính nội suất lợi tức (internal rate of return), tức là lãi suất ngầm định của một trình độ học vấn.
· Trước hết, đưa lợi ích và chi phí của một trình độ thay thế vào trong công thức giá trị hiện tại:


(4) PV(giáo dục)
· Sau đó, bạn tìm ra được mức lãi suất để giá trị hiện tại PV = 0. Mức lãi suất này là chính là nội suất lợi tức.
o Nếu bạn tìm lợi tức tư cho mỗi cá nhân (lợi tức sau thuế) thì giá trị này tương đương với tỷ lệ lãi suất thực sau thuế.
o Nếu bạn tìm lợi tức xã hội cho toàn xã hội (bao gồm thuế và trợ cấp xã hội) thì nó tương đương với tỷ suất chiết khấu xã hội thực (real social discount rate).
1) Các mức Tỷ suất Hoàn vốn của các Trình độ Học vấn Khác biệt
Để dự tính được nội suất lợi tức, bạn cần phải ước tính được chi phí và lợi ích.
· Vaillancoutr và Bourdeau-Primeau đã tiến hành những tính toán này với dữ liệu lấy từ cuộc Tổng điều tra dân số năm 1991 và 1996 (cho những năm 1990 và 1995).[17]
· Trước hết, họ dùng dữ liệu để dự đoán các biểu quan hệ độ tuổi và thu nhập mà chúng ta được biết đến trước đó cho những lĩnh vực sau:
o Giáo dục, Nhân văn, KHXH (trong đó có Luật học), Thương mại, KHTN, Kỹ sư, các ngành KH về chăm sóc sức khỏe.
· Cuộc tổng điều tra dân số cho họ biết tổng thu nhập bình quân của một người (sau đó tiến hành những phép tính chuẩn để có được thu nhập sau thuế), độ tuổi, trình độ học vấn là gì, trong lĩnh vực nào.
· Sau đó họ tiến hành phân tích hồi quy với một phương trình tạo thu nhập đơn giản: W = f(trình độ học vấn, độ tuổi, độ tuổi)2.
· Chúng được dùng để xây dựng mối quan hệ độ tuổi thu nhập cho mỗi một trình độ học vấn và mỗi một lĩnh vực riêng biệt. Thế nên chúng cũng được dùng để tính toán những khác biệt trong giá trị hiện tại của thu nhập cả đời (ΔW của phương trình số (4) của chúng ta ở phía trên).
o Tiến hành tính toán riêng với nam giới và nữ giới vì họ có mức thu nhập bình quân khác nhau.
o Họ cũng sử dụng dạng thức thuế cơ bản để tính toán các mức thu nhập sau thuế.
· Sau đó, họ tính các mức phí tư (private costs) bằng cách lấy các mức phí trực tiếp (thu được từ các cuộc điều tra về học phí, v.v.) cộng với thu nhập sau thuế bị mất/hiển nhiên của trình độ học vấn thấp hơn kế tiếp.
o Đó là các biến C trong phương trình số (4) của chúng ta. Từ đó, chúng ta có thể dùng bảng tính để tính được nội suất lợi tức.
· Đối với tỷ suất lợi tức công (public rate of returns), mọi thứ có vẻ khác hơn.
o Các mức phí công bao gồm tổng thu nhập bị mất nhìn thấy, chi phí trực tiếp và các khoản trợ cấp công cho các trường ĐH. Các khoản trợ cấp này cố gắng phân bổ những khác biệt chi phí cho những lĩnh vực giảng dạy khác nhau (ví dụ như các phòng thí nghiệm Khoa học).
o Lợi ích công bao gồm cả doanh thu từ thuế.
· Dưới đây là một số dữ liệu lấy từ Bảng 4 về các trình độ học vấn nói chung và Bảng 5 nói về những chương trình đào tạo cụ thể. Mỗi tỷ suất lợi tức được đối chiếu với mức tỷ suất lợi tức của trình độ học vấn ở mức thấp hơn kế tiếp.
Xin lưu ý rằng dữ liệu này không bao gồm tác động của tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn, tình trạng sức khỏe tốt hơn, nhiều lợi ích ngoài lương hơn. Bởi vậy, những dữ liệu này là thấp hơn so với mức chính xác.
Tỷ suất lợi tức cho Các bậc học khác nhau của Giáo dục ĐH và trên ĐH[18]




Cử nhânThạc sĩTiến sĩ
1990
Nam
Lợi tức Tư16%9%7%
Lợi tức Xã hội8%4%1%
Nữ
Lợi tức Tư19%10%8%
Lợi tức Xã hội8%4%−2%
1995
Nam
Lợi tức Tư17%<03%
Lợi tức Xã hội10%<0−2%
Nữ
Lợi tức Tư20%5%12%
Lợi tức Xã hội10%02%


Tỷ suất Lợi tức của bậc Cử nhân (1995)[19]


NamNữ
Lợi tức TưLợi tức Xã hộiLợi tức TưLợi tức Xã hội
Giáo dục14%11%19%13%
Nhân văn−3%<013%8%
KHXH15%12%18%12%
Thương mại20%15%25%17%
KHTN19%8%22%8%
Kỹ sư24%12%25%8%
KH y tế18%4%28%5%


Khuyến nghị
1. Khi bạn nhận thấy rằng các lợi tức tư là những mức lãi suất thực sau thuế trong khi mức lãi suất thực sau thuế của trái phiếu CP là khoảng 3 %, bạn có thể thấy rằng một tấm bằng ĐH và trên ĐH đem lại cho bạn mức lợi tức rất lớn, nhất là tấm bằng cử nhân.
· Vậy tại sao số người đi học ĐH không tăng lên?
· Liệu có phải là vì những hạn chế quá mức trong việc vay tiền đi học không. Nếu bạn sinh trưởng trong một gia đình có thu nhập thấp, bạn sẽ không có khả năng kiếm được nguồn tiền để đi học.
· Liệu có phải những người không đi học ĐH là do họ không có khả năng theo học ĐH. Có chăng một mức hạn chế về năng lực?
· Vaillancoutr và Bourdeau-Primeau lập luận rằng những mức lợi tực rất cao này hàm ý rằng chúng ta có thể đẩy mức học phí lên cao bởi với mức học phí cao hơn, ta vẫn có tỷ suất lợi tức hoàn vốn và mọi người sẽ vẫn chọn đi học ĐH và trên ĐH.
· Lập luận này dường như ít nhiều cũng có cơ sở thực tế.
2. Lưu ý rằng lợi tức xã hội không cao đến mức như vậy. Điều này thể hiện mức trợ cấp cao mà xã hội chi trả cho giáo dục (nhất là trong những ngành khoa học đắt đỏ).
· Tuy nhiên, so với mức lãi suất thực tế của trái phiếu Chính Phủ (vào khoảng 4%) thì phần lớn các trình độ học vấn đều đáng để Chính Phủ rót vốn đầu tư.
3. Chúng ta có thể lưu ý rằng phụ nữ thu được mức lợi tức nhiều hơn nam giới, nhất là cho các trình độ trên ĐH.
· Điều này giúp ta lý giải được tại sao lại số sinh viên nữ theo học các lớp sau ĐH lại tăng mạnh hơn sinh viên nam trong những năm 90.
· Đương nhiên, điều này cũng thể hiện một mặt khác của vấn đề. Đó là những trường hợp nữ với trình độ trung học có chỗ đứng không tốt lắm trên thị trường lao động.
4. Vậy còn bằng cấp chuyên ngành thì sao?
· Tốt nghiệp các chuyên ngành nhân văn (trong đó có cả mỹ thuật) đem lại mức lợi tức dường như là thấp nhất? Tuy nhiên, Ross Finnie đã tìm ra rằng những người tốt nghiệp các chuyên ngành này là những người hài lòng nhất với trình độ học vấn của mình. Bởi vậy, nên có lẽ đó chính là những lợi ích đền bù.[20]
· Ngành thương mại thì đem lại mức lợi tức khá cao song các ngành KHXH thì kém xa.
· Chúng ta có thể nhận thấy có một mức lợi tức cao hiển nhiên cho các ngành khoa học. Theo Finnie thì mối quan hệ này là rất ổn định và vẫn giữ vững từ đầu những năm 80 cho đến nay.
· Tại sao số sinh viên chuyển sang học các chuyên ngành này lại không tăng lên?
o Liệu có phải là do thị trường lao động cứng nhắc. Hay do điều kiện tồi tàn của các hệ thống đào tạo ĐH và sau ĐH?
o Finnie lập luận rằng trên thực tế điều này là do một phần lợi tức mà những người có chuyên môn khoa học/kỹ sư/thương mại/kinh tế thu được là lợi tức chi trả cho khả năng toán học cần có để có thể học được chuyên môn đó.
Những tấm bằng chuyên ngành này là một dấu hiệu chứng tỏ khả năng toán học của bạn.
· Trong trường hợp này, việc chuyển những người đang theo học các ngành XH & NV sang các chuyên ngành trên là không khả thi!
Điểm cuối cùng này hướng tôi đến với phần sau.
2) Nghiên cứu Điển hình: Liệu Chúng ta có quá nhiều các Cử nhân Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn hay không?
"Dường như chúng ta đang cho ra lò nhiều người là những nhà tư tưởng lớn hơn là các nhà toán học, khoa học, các kỹ sư hay những người có những kỹ năng mà xã hội đang có cần." Mike Harris, cựu thống đốc bang Ontario.[21]
Phân tích dưới đây dựa trên phân tích của Giles và Drewes khá nhiều,[22]cũng như công trình nghiên cứu của Robert Allen.[23]
· Cả hai nhóm tác giả đều nhấn mạnh rằng bạn phải khảo sát lợi ích mà đi học ĐH đem lại trong cả đời chứ không chì dừng ở điều kiện thuận lợi mà nó tạo ra cho sinh viên ra trường trong việc kiếm được công việc đầu tiên của mình.
· Họ đã dùng dữ liệu lấy từ Cuộc Điều tra Động lực Lao động và Thu nhập (SLID). Cuộc điều tra này tổng hợp số liệu về toàn bộ quãng thời gian làm việc trong cả cuộc đời của các nhân công.
· Giles và Drewes nhấn mạnh rằng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khoa học ứng dụng lúc đầu kiếm được nhiều tiền hơn song đến quãng độ 40 tuổi thì những người theo chuyên ngành KH XH & NV lại khá khẩm hơn, nhất là trường hợp của lao động nữ.
o Thật ra, trong khoảng thời gian trước khi tới tuổi 40, các sinh viên tốt nghiệp KH XH & NV có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn rất nhiều!
· Họ lập luận rằng điều này là bởi tấm bằng KH XH & NV trang bị cho bạn những kỹ năng chung quan trọng. Nó cho phép bạn tích luỹ được vốn con người dễ dàng hơn khi đi làm. Đây là một nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
· Bởi vậy, ngay cả khi bạn gặp phải thời kỳ khó khăn khi sau khi mới ra trường và đang đi tìm việc làm thì sau này chắc chắn mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn!


Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com