Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Ông lão viết blog Dương Trạch Tế và những tâm sự tuổi già

Tâm sự tuổi già - đôi điều cảm ngộ

Dương Trạch Tế (Trung Quốc)

Trang Hạ dịch

Tháng năm vội vã, đời người ngắn quá, chớp mắt đã già. Chúng ta nào dám nói đã thấu hết lẽ đời, nhưng ta cảm thấy, chỉ có hiểu đời, mới sống được ung dung, thanh thản. Tôi muốn viết đôi dòng “cảm nhận nhỏ nhoi” gửi tới những bạn già, để được mọi người chia sẻ những “cảm nhận lớn lao” hơn, để ta cùng cố gắng.

1. Cách sống: Qua một ngày, mất một ngày. Vui một ngày, lãi một ngày.

2. Hạnh phúc và niềm vui: Hạnh phúc không tự gọi cửa tìm đến ta, niềm vui cũng không tự rơi từ trên trời xuống, mà đều phải tự tay mình tạo dựng nên. Niềm vui là mục đích cuối cùng của đời mình, niềm vui ở ngay trong những việc vụn vặt của cuộc sống, ta phải tự mình tìm lấy. Hạnh phúc và niềm vui là một thứ cảm xúc và cảm nhận, quan trọng là ở tâm trạng mình.

3. Tiền bạc: Tiền không phải là vạn năng, tăng lực, nhưng không tiền thì vạn sự bất lực (*). Không nên quá coi trọng đồng tiền, lại càng không nên tính toán tiền bạc, nếu hiểu ra, sẽ thấy tiền chỉ là thứ đồ vật ở ngoài thân, khi ta chào đời ta đâu mang tới, khi ta chết đi lại chẳng mang theo. Nếu có người cần ta giúp đỡ, khảng khái mở hầu bao chính là một niềm vui lớn. Nếu tiền bạc mua được sức khỏe và niềm vui, cớ gì chần chừ nữa? Nếu bỏ tiền ra để được an nhàn tự tại, chẳng phải xứng đáng sao! Người hiểu biết là người biết cách kiếm tiền biết cách tiêu pha, làm chủ đồng tiền chứ đừng làm nô lệ cho nó.

4. Học cách hưởng thụ: “Phần đời còn lại ngắn ngủi, càng phải làm cho nó giàu có”. Người già phải biết đổi nếp nghĩ cũ, tạm biệt cách sống như tu hành, để làm loài chim vui. Cần ăn thì ăn, muốn mặc phải mặc, thèm chơi hãy chơi, không ngừng nâng cao chất lượng sống, đón nhận những thành quả của thời đại công nghệ, mới là mục đích sống của tuổi già.

5. Sức khỏe quan trọng nhất: Tiền bạc là của con mình, địa vị chỉ tạm thời giữ, vinh quang thuộc về quá khứ, sức khỏe mới là của ta.

6. Khác biệt: Tình yêu bố mẹ dành cho con là vô hạn, con yêu bố mẹ có hạn; Con cái bệnh tật bố mẹ lo âu, bố mẹ bệnh tật con cái hỏi han vài lời là thấy thỏa mãn; Con cái tiêu tiền bố mẹ thì dễ, bố mẹ tiêu tiền con cái thì khó; Nhà bố mẹ chính là nhà của con, nhà con lại chẳng phải nhà bố mẹ. Khác biệt là khác biệt. Người hiểu ra sẽ thấy lo liệu cho con chính là trách nhiệm và niềm vui, chẳng đòi con báo đáp, còn người cứ muốn được con báo đáp, là tự chuốc ưu phiền.

7. Bệnh tật trông cậy ai: Cậy con, bệnh nặng ốm lâu con mệt mỏi vắng bóng. Cậy bạn đời, người già tự lo thân chưa xuể, lấy đâu sức lực mà chăm nhau. Cậy tiền, có lẽ phải vậy.

8. Trân trọng những gì đã có: Ta thường coi nhẹ những gì trong tay, ta thường tiếc nuối những gì không có. Nhưng cuộc sống hạnh phúc đủ đầy lại bởi ta có biết cách cảm nhận cuộc sống chăng. Người hiểu đời sẽ trân trọng và nâng niu những gì đã có, cho nó thêm ý nghĩa trong đời mình, để sống tràn đầy và say mê vui sướng.

9. Cách nắm giữ niềm vui: Phải giữ tấm lòng rộng mở bao dung, để cảm ơn đời và tận hưởng sự sống. So với người trên nào bằng, ngoảnh xuống kẻ dưới thấy đủ, thấy đủ là thấy vui nhẹ nhõm; Nuôi dưỡng nhiều niềm say mê, vui thú ấy nào cạn, ta tự tìm lấy được niềm vui; Tốt với người đời, thường làm việc thiện, vui khi giúp người. Đó là những cách nắm giữ niềm vui, cũng mạnh khỏe trong tâm.

10. Dung dị mới là cốt lõi: Chức cao bổng lộc nhiều, địa vị hiển hách được mấy ai, số đông chúng ta chỉ là thường dân. Nhưng thiểu số ấy chưa chắc đã hạnh phúc, còn đám đông thường dân như chúng ta lại chưa chắc đã bất hạnh, nên ta cần gì nhìn lên đám thiểu số giàu sang đó mà tự ti, thèm muốn. Con người vốn không phân chia đẳng cấp giàu nghèo sang hèn, chỉ phân chia có tận tâm tận lực với sự nghiệp hay không mà thôi, là đã được coi có công với đời, lòng dạ thanh thản, không hổ thẹn với ai, nữa là con người ta đã lui về rồi thì đều giống nhau cả, chốn sau cùng của chúng ta đều là về với thiên nhiên. Kỳ thực, chức cao nào bằng thọ lâu, thọ lâu nào bằng sống vui lâu, sống vui mới chính là hạnh phúc.

11. Hãy sống đích thực cho chính mình: Con người quá nửa đời là hy sinh vì sự nghiệp, gia đình, con cái, thời gian giờ còn lại đâu nhiều, hãy sống đích thực cho chính mình, sống sao thấy vui thì sống, làm những gì mình muốn làm và mong làm, đừng ngại ngần người khác đàm tiếu, bởi ta đâu phải sống hộ người khác, mà ta đang sống cuộc đời của chính bản thân ta.

12. Không cầu toàn: Con người sống trên đời này làm sao có thể vạn sự như ý, tất sẽ có những điều thiếu sót tiếc nuối, càng mong hoàn hảo càng khổ sở, chi bằng thanh thản đối diện hiện tại, tùy hoàn cảnh mà sống.

13. Già và không già: Người già tâm hồn trẻ, tức là không già. Người chưa già nhưng tâm hồn già cỗi, vậy đã già nua. Nhưng mọi vấn đề vẫn cần nghe người già.

14. Chú ý điều độ: Sống là phải vận động, nhưng không nên quá sức; ăn uống đạm bạc thì không đủ dinh dưỡng nhưng thịt cá nhiều cũng không tiêu hóa nổi; Nhàn hạ quá thì quạnh quẽ, nhưng khách khứa lắm lại nhiều lo toan, cho nên việc gì cũng nên giữ lấy chữ “điều độ”.

15. Làm một người thông minh: Kẻ ngốc tự chuốc bệnh (vì hút thuốc, nghiện rượu, ăn uống vô tội vạ); kẻ thiếu kiến thức thì chờ bệnh tới (chờ ốm mới đi bệnh viện); còn người thông minh thì phòng bệnh; hãy tốt với chính mình, hãy giữ gìn sinh mệnh của mình.

16. Đừng lầm lẫn: Chờ khát mới uống, đợi đói mới ăn, phải mệt mới nghỉ, buồn ngủ mới ngủ, sinh bệnh mới đi viện, lúc đó đã muộn rồi.

17. Lạc quan và bi quan: Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp phụ thuộc vào cách họ nghĩ, lạc quan thì mọi việc đều suy nghĩ theo hướng có lợi, nếu lạc quan để quy hoạch quãng đời tuổi già, sẽ được sống đầy tự tin và đầy sức sống, ngày tháng trôi qua sẽ đầy màu sắc; nếu dùng cách nghĩ bi quan sẽ sống trong tâm trạng chán nản tiêu cực, tất già sớm chết sớm.

tác giả Dương Trạch Tế

18. Học cách vui chơi: Chơi là một trong những nhu cầu của người già, hãy mang một trái tim thơ trẻ để chọn thú chơi mình thích, trải nghiệm những niềm vui khi chiến thắng, cũng không giận khi thua, không làm nư, từ góc độ tâm lý và sinh lý, người già cũng cần sự hào hứng vừa đủ, để giữ cho tuần hoàn tốt.

19. Làm một người già “mạnh khỏe toàn diện”: Mạnh khỏe toàn diện tức là khỏe về thể chất, tâm lý lẫn đạo đức. Mạnh khỏe về tâm lý tức là sức chịu đựng cao, sức kiềm chế tốt và có năng lực giao tiếp thân thiện; Mạnh khỏe về đạo đức tức là luôn có lòng yêu thương, vui vẻ giúp đỡ người khác, tính tình điềm đạm, lòng dạ rộng rãi, thiện tâm tất thọ lâu.

20. Hòa nhập với xã hội: Con người là người của xã hội, không được phép sống tách rời biệt lập, lãnh đạm với đời, phải chủ động tham gia hoạt động công ích tập thể, hoàn thiện bản thân từ trong hoạt động chung, thể hiện được giá trị bản thân, đó mới là một cách sống lành mạnh.

21. Kết giao rộng rãi: Cuộc sống cuối đời nên có nhiều tầng thứ đa dạng, phong phú đầy màu sắc. Một hai người bạn thâm giao nào thể đủ, phải có nhiều bạn bè mới làm cuộc sống tuổi già tươi mới. Để bạn sống mê say vui tươi, muôn hình vạn vẻ.

22. Nỗi đau: Khi con người phải đối diện nỗi đau, chịu đựng, giải thoát cũng như xóa nhòa nỗi đau, nói cho cùng vẫn phải dựa vào chính bản thân mình, thời gian là vị thầy thuốc tốt nhất, nhưng quan trọng là ở chỗ bạn sẽ chọn cách sống như thế nào trong quãng thời gian ấy.

23. Hoài niệm quá khứ: Vì sao người ta già rồi thường nhớ quá khứ? Con người về già, sự nghiệp đã đi đến chặng cuối, những huy hoàng dĩ vãng đã biến thành mây khói trong mắt, ta đang đứng ở ga cuối của cuộc đời, gột sạch những dục vọng trong lòng, tinh thần cần thăng hoa, chỉ mong lại tìm thấy được chân tình. Lúc này, chỉ có quay về chơi chốn cũ, gặp gỡ người thân bạn bè, cùng ôn lại những giấc mơ thiếu thời, cùng bạn học cũ hàn huyên lại những niềm vui thời tuổi trẻ, mới cảm thấy được sức sống của thời trẻ. Trân trọng những chân tình, đón nhận những tình thân cũng là một niềm vui lớn của cuộc sống người già.

24. Thuận lẽ tự nhiên: Nếu bạn đã cố gắng hết mình nhưng vẫn không thay đổi được những gì bạn không mong muốn, vậy hãy để nó thuận theo lẽ tự nhiên thôi! Có lẽ đó cũng là một cách giải thoát. Mọi chuyện ở đời làm sao cưỡng ép theo ý muốn, những trái dưa ép chín cũng đâu có ngọt.

25. Thanh thản đối diện cái chết: Sinh lão bệnh tử, quy luật muôn đời, ai người trốn được. Khi cái chết sẽ không buông tha bạn, tại sao ta không đối diện nó, mỉm cười kiêu ngạo. Chỉ những người đã sống cương trực, không hổ thẹn lương tâm, mới có thể bình an thanh thản, cho mình một dấu chấm hết thật tròn vẹn.

2008

Những dòng tâm sự về đạo lý con người này do một blogger Trung Quốc sinh năm 1937 tên là Dương Trạch Tế viết ra, khi viết, ông tròn 71 tuổi. Vốn tốt nghiệp ngành hàng hải năm 1960, phục vụ trong quân đội của Trung Quốc suốt 40 năm mới nghỉ hưu, tuổi già sống trong bệnh tật. Bạn già của Dương Trạch Tế nhận xét, ông là một người khiêm tốn.

Đây là bức ảnh Dương Trạch Tế (giữa) với những người bạn già, người ngồi bên trái chính là người đã chuyển đăng Entry “tâm sự tuổi già” của Dương Trạch Tế lên nhiều trang mạng của Trung Quốc, với mong muốn, chia sẻ tâm sự và triết lý đời người với cư dân mạng, hy vọng nhận được sự đồng cảm.

Điều đáng chú ý là, entry “tâm sự tuổi già – đôi điều cảm ngộ” này được lưu truyền tại Việt Nam và được rất nhiều bạn đọc thích thú, tâm đắc, nhưng lại mang tên tác giả là cựu thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ. Nhiều người tích cực lưu truyền, in ra giấy phân phát cho nhiều người già tại các thành phố với lời dặn dò, đây là lời dặn của cựu thủ tướng Chu Dung Cơ. Trong khi trên toàn bộ hàng triệu trang mạng tiếng Hoa không hề có bất kỳ một lần nào xuất hiện tên Chu Dung Cơ dưới bài này.

Tôi cho rằng, sự nhầm lẫn này là do dịch giả hoặc độc giả Việt Nam trước đây. Thật không vui gì khi dịch lại một bản dịch đã có người làm, nhưng tôi thích trả lại sự chính xác cho văn bản này, tôi cũng không thích những sự “sửa chữa” của người dịch cũ, tôi càng mong muốn trả lại tên đích thực cho tác giả và tác phẩm. Có thể tôi khó tính, nhưng tôi có lý.

(*) Tạm dịch theo cách chơi chữ của tác giả: “vạn năng” đối lập với ”vạn vạn bất năng”).

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Vẫn “nhùng nhằn” vụ tiền sử dụng đất ở Phú Mỹ Hưng

(Dân trí) - Với nhận định UBND TPHCM ban hành văn bản quy trách nhiệm khách hàng tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (PMH) phải đóng tiền sử dụng (TSDĐ) là sai, hầu hết cư dân PMH vẫn chưa chịu thực hiện chỉ đạo này.

Dù chính quyền đã “nhân nhượng” bằng cách cho tính TSDĐ theo giá đất quy định tại thời điểm Công ty PMH ký kết hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất với khách hàng (ít hơn so với quy định tính tại thời điểm làm thủ tục xin giấy chứng nhận trước đây) nhưng cư dân PMH vẫn không hài lòng.

Theo các cư dân PMH thì văn bản 2187/TTg-KTN ngày 2/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ xác định công ty PMH có trách nhiệm thu và nộp cho nhà nước nhưng phải phù hợp với các Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và số 84/2007/NĐ-CP. Theo các nghị định này thì trách nhiệm đóng TSDĐ đều là của PMH và PMH đã thu trong giá bán nhà.

Chính vì cách hiểu như trên nên hầu hết cư dân PMH vẫn chưa chịu đến công ty PMH làm thủ tục đăng ký chủ quyền nhà đất. Theo thống kê của Ban quản lý khu Nam thì tổng số hồ sơ phải giải quyết trong vụ việc này là 5.286 hồ sơ nhưng đến nay UBND TP chỉ mới ban hành quyết định thu hồi và giao đất cho 1.361 hồ sơ, vẫn còn rất nhiều hồ sơ chưa giải quyết và người dân chưa chịu tiến hành thủ tục.

Trong văn bản 2709/UBND-ĐTMT cũng quy định rõ “việc nộp TSDĐ phải hoàn thành trước ngày 30/6/2011. trường hợp từ ngày 30/6/2011 trở về sau mà chưa nộp TSDĐ thì số tiền phải nộp được tính theo giá đất (giá mới) tại thời điểm xin nộp TSDĐ”.

Tuy nhiên, vì thời gian quá gấp không thể hoàn thành trong thời hạn trên, UBND TP đã xin phép Chính phủ và ban hành văn bản 3918/UBND-ĐTMT ngày 8/8/2011 sửa đổi hạn chót là ngày 10/12/2011.

Để thực hiện chỉ đạo trên, ngày 17/6/2011, công ty PMH thông báo cho khách hàng đến làm thủ tục nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà và Quyền sử dụng đất trước 17h00 ngày 30/8/301. Sau đó, công ty PMH sẽ đại diện thu TSDĐ, tổng hợp hồ sơ và chuyển đến cơ quan chức năng để hoàn tất toàn bộ thủ tục giấy tờ trước thời hạn đầu tháng 12/2011.

Tuy nhiên, đến “hạn chót” trên nhưng mọi việc vẫn không tiến triển thuận lợi, Chi cục thuế quận 7 phải “cầu cứu” UBND TP, đề nghị hối thúc công ty PMH phải sớm hoàn tất hồ sơ, nộp cho Chi cục thuế trước ngày 15/10/2011.

Dưới sự hối thúc của UBND TP, đến giữa tháng 10, các bên liên quan như Ban quản lý khu Nam, Chi cục thuế quận 7, Cty PMH… đã họp bàn và thống nhất: “Từng cơ quan sẽ tích cực nỗ lực tối đa, huy động cán bộ công chức hỗ trợ để giải quyết hồ sơ còn tồn đọng”.

Các bên cũng thống nhất chậm nhất là ngày 4/11, Cty PMH phải hoàn tất hồ sơ nộp cho Ban quản lý khu Nam; chậm nhất là ngày 8/11, Ban quản lý khu Nam phải hoàn tất hồ sơ trình UBND TP ban hành quyết định thu hồi, giao đất; chậm nhất là ngày 15/11, Cty PMH phải nộp hồ sơ kê khai thuế cho Chi cục thuế quận 7; chậm nhất là ngày 31/11, Chi cục thuế quận 7 phải thông báo TSDĐ phải nộp của khách hàng.

Để có thêm thời gian giải quyết các công việc trên, các bên liên quan đề nghị UBND TP có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin gia hạn tiếp thời gian hoàn thành công việc này là đến hết ngày 21/12/2011.

Sau cuộc họp này, Cty PMH tiếp tục ra thông báo yêu cầu cư dân PMH đến Cty làm thủ tục nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà và Quyền sử dụng đất. Thời hạn chót mà Cty PMH đưa ra là 17h ngày 31/10/2011. Cuối bảng thông báo, Cty PMH ghi rõ: “Việc chậm trễ của khách hàng, Cty PMH không chịu trách nhiệm”.

Tuy nhiên, sau thông báo trên thì nhiều cư dân PMH vẫn “bình chân như vại”. Thậm chí có người đang tính đến việc làm hồ sơ kiện UBND TP và Cty PMH ra tòa hành chính vì vi phạm các quy định pháp luật hiện hành về đất đai. Do đó, có lẽ vụ việc này vẫn chưa hết “nhùng nhằn”.

Tùng Nguyên
Nguồn: http://dantri.com.vn/c76/s76-529312/van-nhung-nhan-vu-tien-su-dung-dat-o-phu-my-hung.htm

Giải mã Trầm Bê

Là một nhân vật vô cùng kỹ tính và hiếm khi phát biểu trước báo chí, có lẽ ông Trầm Bê gây nhiều sự tò mò khi chỉ nghe tiếng mà không biết ông xuất phát từ đâu.

Cái tên Trầm Bê thực sự chỉ được nghe nhắc nhiều qua sự kiện nổi đình nổi đám trong năm 2011: các ngân hàng thâu tóm Sacombank. Ông Trầm Bê từng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn và hiện là thành viên Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI), Chủ tịch Bệnh viện Triều An. Ngoài ra, ông còn cùng với 3 người con tham gia Hội đồng Quản trị của một số công ty như Ngân hàng Phương Nam, Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam, Công ty Chứng khoán Phương Nam và gần đây nhất là Ngân hàng Sacombank.

Không phải ngẫu nhiên ông Trầm Bê lại đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà đó đều là những bước đi đầy toan tính. Những bước đi này thể hiện sự am hiểu của ông đối với chu kỳ kinh tế và một tầm nhìn chiến lược đầy tham vọng nhằm tạo ra thế kiềng 3 chân vững mạnh: cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và tài chính.

Bất động sản: Đón đầu trào lưu

Giống như cách làm giàu của bầu Đức - đi lên từ việc khai thác tài nguyên gỗ, ông cũng bắt đầu sự nghiệp của mình như vậy với cương vị là Giám đốc Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh (1991- 1994) và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty này (1995-2001).

Sau 10 năm tích lũy tài chính cũng như kinh nghiệm từ sản xuất kinh doanh và chế biến lâm sản, ông đã nhảy vào thị trường bất động sản bằng việc đầu tư vào BCCI với vai trò là thành viên Hội đồng Quản trị (1999). Vào thời kỳ này, việc đầu tư bất động sản khá dễ dàng, quỹ đất còn nhiều cộng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đang ở mức cao. Nhờ đó, BCCI đã không ngừng ăn nên làm ra. Ngay cả giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, trong khi nhiều công ty bất động sản rơi vào bế tắc, doanh nghiệp này đã có kết quả kinh doanh khá khả quan, với mức tăng trưởng doanh thu 66% và lợi nhuận 36% trong năm tài chính 2009-2010.

Ông Trầm Bê vừa nhậm chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank


Sau khi đầu tư vào BCCI, cơ sở hạ tầng là đích đến đầu tiên mà Trầm Bê nhắm tới với việc đầu tư xây dựng Bệnh viện Triều An. Bởi lẽ, việc xây dựng bệnh viện lúc này sẽ nhận được nhiều ưu đãi của Nhà nước và đặc biệt là thị trường này vẫn còn bỏ ngỏ.

Ra đời vào năm 2001 trong chủ trương xã hội hóa y tế, Triều An là bệnh viện tư nhân đa khoa chuyên sâu đầu tiên và cũng là lớn nhất Việt Nam. Ông Trầm Bê đã cùng với Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hải Nam và ông Lâm Trung Lương (hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bệnh viện Triều An) góp vốn để xây dựng bệnh viện này.

Sau 6 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Triều An đã cấp cứu 12.000 trường hợp, khám bệnh cho 700.000 lượt người, điều trị nội trú cho 950.000 bệnh nhân, phẫu thuật cho 34.000 ca. Với số lượng bệnh nhân trong nước lớn như vậy, cộng với việc mỗi năm tiếp nhận các bệnh nhân từ nước ngoài, nguồn thu từ bệnh viện là rất lớn. Đây là điều kiện để ông Trầm Bê tiến thêm một bước sang lĩnh vực nông nghiệp.

Nông nghiệp: Độc quyền 7 năm

Có lẽ Trầm Bê thực sự nhạy cảm với những thị trường còn bỏ ngỏ, nên hầu như ông luôn tạo ra được thế độc quyền ban đầu khi tham gia vào bất cứ ngành nghề nào. Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn do ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị (2002- 2004) đã chiếm lĩnh 100% thị trường chiếu xạ thanh long tại Việt Nam. Mãi cho đến năm 2009, thế độc quyền này mới mất đi khi có nhà máy chiếu xạ thanh long thứ hai do Công ty Cổ phần An Phú đầu tư.

“Chỉ có duy nhất một đơn vị thực hiện khâu chiếu xạ là Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn ở quận Bình Tân, TP.HCM. Vì thế, mặc dù giá chiếu xạ thanh long do công ty này đưa ra cao gấp 4 lần so với giá chiếu xạ thanh long tại Thái Lan, nhưng các doanh nghiệp cũng phải chấp nhận”. Đó là nhận xét của ông Nguyễn Thuận, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh long Hàm Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, về Công ty Sơn Sơn của Trầm Bê vào cuối năm 2008, khi công ty này vẫn còn độc quyền về chiếu xạ thanh long.

Cũng trong năm này, ông Trầm Bê đã phải lên tiếng giãi bày khi bị cho là kinh doanh độc quyền. “Tôi theo đuổi việc lắp ráp, nhập khẩu máy chiếu xạ này từ 6 năm trước. Trải qua biết bao nhiêu thủ tục phức tạp, bao nhiêu biến cố và chi phí thì không thể nào tính được, Công ty mới được cấp giấy phép chiếu xạ như hiện nay. Tôi khẳng định mình không độc quyền, vì quy định của Nhà nước không cho doanh nghiệp nào độc quyền. Bất cứ doanh nghiệp nào đủ điều kiện đều có thể đầu tư”, ông nói.

Thực vậy, Sơn Sơn đã hưởng thế độc quyền trong thời gian dài 7 năm vì không một doanh nghiệp nào có đủ điều kiện về công nghệ cũng như tài chính để đầu tư nhà máy chiếu xạ, vốn rất tốn kém trong khi quy trình vô cùng phức tạp.

Năm 2002, ông Trầm Bê đã mua thiết bị chiếu xạ theo tiêu chuẩn Pasteur và dùng kỹ thuật chiếu xạ của Mỹ với giá tới 20 triệu USD. Trong khi đó, việc nhập khẩu rất khó khăn. Đã vậy, khi máy về tới Việt Nam, nhà sản xuất bị phá sản nên họ không chuyển giao kỹ thuật vận hành như đã ký trong hợp đồng. Ông đã buộc phải thuê 5 chuyên gia người Mỹ trong vài tháng với chi phí 150.000 USD/ tháng để lập chương trình vận hành, huấn luyện công nhân Việt Nam.

Những gian nan trên con đường đầu tư nhà máy chiếu xạ một mặt cho thấy quyết tâm đeo đuổi mục tiêu đến cùng của Trầm Bê, mặt khác cũng cho thấy được năng lực tài chính của ông nhờ vào quá trình tích lũy khi đầu tư vào bất động sản và bệnh viện.

Sau khi tạo được thế độc quyền, ông chỉ việc ngồi hưởng lợi. Sản lượng xuất khẩu thanh long tại Bình Thuận từ năm 2005-2009 trung bình trên 23.000 tấn mỗi năm. Đó là chưa kể thanh long từ các tỉnh khác cũng phải đến chiếu xạ tại công ty này.

Khi cơ sở hạ tầng và nông nghiệp đã đủ vững mạnh, ông lại đi tiếp những bước đầy toan tính để tạo thành thế 3 chân kiên cố. Để có thể an tâm bước tiếp, ông đã lần lượt đưa các con của mình là Trầm Trọng Ngân, Trầm Thuyết Kiều và Trầm Khải Hòa vào nắm giữ những vị trí quan trọng trong các công ty mà ông đã tham gia đầu tư. Chẳng hạn như ông đưa con trai trưởng Trầm Trọng Ngân lên giữ vị trí Tổng Giám đốc của Công ty Sơn Sơn.

Việc giao trọng trách cho những người thân tín nhất đã giúp ông yên tâm bước vào phần quan trọng nhất trong cuộc chinh phạt - lĩnh vực tài chính.

Tài chính: Thôn tính “ông” dẫn đầu

Có lẽ như việc Trầm Bê đầu tư vào bất cứ ngành nào cũng đều theo chu kỳ phát triển của kinh tế. Thứ nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng trong những năm đầu phát triển kinh tế của Việt Nam, mà y tế là một phần không thể thiếu. Thứ hai là đầu tư vào nông nghiệp, ngành trọng điểm của Việt Nam. Và cuối cùng là ngân hàng, một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và mang theo quyền lực của tài chính.

Trầm Bê đã tham gia đầu tư và trở thành thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam vào năm 2004. Trong giai đoạn này, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc và đạt đỉnh điểm vào năm 2007. Cụ thể, tăng trưởng huy động vốn đạt 36,5% và tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 34% so với năm 2006.

Chính sự phát triển mạnh của nền kinh tế đã đẩy cao nhu cầu vốn của doanh nghiệp và ngành ngân hàng cũng bước vào giai đoạn tăng trưởng nóng. Các ngân hàng đã có một năm kinh doanh thành công và tất nhiên không ngoại trừ Phương Nam. Ngân hàng này đã đạt doanh thu trên 1.000 tỉ đồng cùng lợi nhuận ròng gần 200 tỉ đồng trong năm 2007.

Từ vị trí là thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam, Trầm Bê tiếp tục đưa con gái của mình là bà Trầm Thuyết Kiều vào giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc. Đồng thời, ông gia tăng tỉ lệ sở hữu của mình và các con tại ngân hàng này lên mức 17,5% (tính đến tháng 9.2011). Trong đó, ông Trầm Bê nắm giữ 8,36%, bà Kiều 7,36% và ông Ngân 1,86%.

Sau khi hoạt động của ngân hàng mẹ đã đi vào ổn định, Ngân hàng Phương Nam đã cho ra đời 2 đứa con là Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS).

Vẫn với cách làm tương tự, sau khi NJC được thành lập vào năm 2007, trên cương vị là Phó Chủ tịch, năm 2008 ông Trầm Bê đưa bà Kiều (sở hữu 11% cổ phần NJC) lên nắm giữ chức Phó Giám đốc.

Đến năm 2011, sau 3 năm thành lập PNS, con trai út 24 tuổi Trầm Khải Hòa tiếp tục nhận chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty này. PNS được xếp vào hạng các công ty chứng khoán nhỏ, hoạt động kinh doanh theo trào lưu nhưng có chiến lược kinh doanh hợp lý, quản trị rủi ro khá tốt. Đặc biệt, trong năm nay, khi lần đầu tiên lọt vào top 10 thị phần môi giới tại sàn HoSE, PNS đã giữ ngay vị trí thứ tư ở quý II với thị phần 6,2%, vượt qua cả các ông lớn chứng khoán như Kim Eng Việt Nam, VNDirect, Chứng khoán FPT. Hiện nay, ông Ngân và ông Hòa đã nâng tỉ lệ sở hữu tại PNS lên 6,09%.

Mặc dù các công ty trong lĩnh vực tài chính có sự tham gia đầu tư của ông Trầm Bê đều đang hoạt động khá ổn định, nhưng tất cả đều không đứng trong nhóm dẫn đầu thị trường. Chẳng hạn, Ngân hàng Phương Nam chỉ được xếp vào nhóm 2 (nhóm ngân hàng được tăng trưởng tín dụng tối đa 15%/năm) cùng với các ngân hàng như Nam Á, Đại Á, Phương Đông trong đợt công bố gần đây nhất của Ngân hàng Nhà nước.

Còn NJC chỉ đạt lợi nhuận 21 tỉ đồng trong năm 2011, tăng trưởng âm 26% so với năm 2010. Nếu so mức lợi nhuận này với công ty dẫn đầu thị trường là Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) thì NJC còn kém đến 12 lần.

Trong khi đó, PNS là một công ty chứng khoán nhỏ, chỉ đặt mục tiêu thị phần môi giới trong năm 2012 đạt 0,7% toàn thị trường. Đây là một mục tiêu khiêm tốn so với đơn vị dẫn đầu thị trường trong năm 2011 là Công ty Chứng khoán Sài Gòn với 16,9%.

Do đó, để đứng trong nhóm dẫn đầu thị trường tài chính, Trầm Bê đã nuôi tham vọng thâu tóm Sacombank để củng cố chân thứ ba thêm vững chắc.

Sacombank là ngân hàng thuộc nhóm 1 (được tăng trưởng tín dụng tối đa 17%). Trong báo cáo của Vietcombank về thị trường ngân hàng vào cuối năm 2010, Sacombank có vốn điều lệ lớn thứ 7 trên tổng số 101 ngân hàng trên cả nước và hệ thống mạng lưới giao dịch chỉ đứng sau 4 ngân hàng thương mại quốc doanh.

Rõ ràng, nếu chờ Ngân hàng Phương Nam phát triển lên như Sacombank, có lẽ Trầm Bê phải mất ít nhất từ 10-15 năm. Do đó, động lực để thúc đẩy ông sở hữu cổ phần của ngân hàng này càng lớn.

Một thuận lợi là lượng cổ phiếu mà các nhân sự chủ chốt của Sacombank nắm giữ khá mỏng. Vì thế, việc muốn thay đổi cơ cấu cổ đông tại ngân hàng này cũng không phải là chuyện quá khó. Năm 2010, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, nắm giữ trên 4%; ông Đặng Hồng Anh, con trai của ông Thành, 3,5%; bà Huỳnh Quế Hà, Phó Chủ tịch Sacombank, 1,38%. Nghĩa là ông Trầm Bê hoàn toàn có thể tham gia Hội đồng Quản trị Sacombank nếu ông có khả năng mua gom cổ phiếu của ngân hàng này.

Và điều gì đến cũng phải đến, vào đầu tháng 2.2012 Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết đã có ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% cổ phần biểu quyết, bao gồm cả Trầm Bê), yêu cầu bầu lại toàn bộ ban lãnh đạo của Sacombank.

Gần như toàn bộ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Sacombank đã thay đổi, trong đó có sự góp mặt của ông Trầm Bê, với chức vụ mới là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank sau khi ông rời khỏi ghế Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phương Nam. Và tất nhiên, vẫn với cách làm cũ, ông không quên trám vào chỗ trống đó là con trai mình, Trầm Trọng Ngân, lên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng Phương Nam. Thêm vào đó, Trầm Khải Hòa cũng là thành viên Hội đồng Quản trị của Sacombank bắt đầu từ tháng 5.2012.

Trầm Bê lại tiếp tục thành công với tầm nhìn sâu rộng và một tham vọng lớn. Ông đầu tư vào những lĩnh vực chủ chốt, nắm quyền sau đó giao quyền lực cho những người thân tín. Có lẽ Trầm Bê là một trong số ít doanh nhân chưa gặp phải những thất bại nặng nề trong suốt sự nghiệp của mình. Liệu những bước đi tiếp theo của ông là gì?

(Theo Nhịp Cầu Đầu Tư)
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/84438/giai-ma-tram-be.html

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Bí ẩn vị giáo sư đại học giàu nhất thế giới

Tác giả: Hoàng Yến
Bài đã được xuất bản.: 17/08/2012 12:13 GMT+7


Có rất nhiều tỷ phú không có bằng đại học và có rất ít tỷ phú có học vị giáo sư. Với tài sản 1,3 tỷ USD, David Cheriton có lẽ là vị giáo sư đại học giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, không giống như những tỷ phú khác, du thuyền, máy bay riêng... không phải là sở thích của ông.

Vị giáo sư về ngành khoa học máy tính của trường ĐH Stanford tự coi mình là "gàn". Món đồ xa xỉ nhất mà ông đã từng mua là là một chiếc Honda Odyssey "cho bọn trẻ". Tuy nhiên, ông có một niềm đam mê tốn kém khác là "lập công ty". Hai công ty đầu tiên do ông tham gia thành lập được bán cho Cisco Systems và Sun Microsystems với giá hàng trăm triệu USD. Ông kiếm được hơn 50 triệu USD từ giao dịch đó là đầu tư lại vào 17 công ty khác nhau, từ VMware cho đến gần đây nhất là Arista Networks.

Tuy nhiên, vụ đầu tư đáng nhớ nhất của ông là khi ký tờ séc 100.000 USD cho hai cậu sinh viên ĐH Stanford, Larry và Sergey năm 1998. Tờ séc đó giờ đây trị giá hơn 1 tỷ USD, tính theo giá trị cổ phiếu Google. Ông nói :"Tôi cảm thấy mình rất may mắn trong đầu tư".

Thời gian là tất cả

Giáo sư Cheriton, 61 tuổi, là một người rất kín tiếng. Kết quả search Google về ông chỉ ra vài trang web đơn sơ, với phông chữ Times New Roman, không hề có LinkedIn, Facebook hay thậm chí Twitter, như người ta thường thấy ở dân Thung lũng Silicon. Khi hỏi sinh viên của Stanford, cũng chẳng mấy người biết về ông.

Đó là cách sống mà Cheriton ưa thích. Ông vẫn đi lại bằng chiếc Volkswagen Vanagon 1986 mua từ thủa hàn vi, vẫn sống trong ngôi nhà giản dị ở Palo Alto từ 30 năm nay, và thậm chí tự cắt tóc, cạo râu cho mình. "Đó không phải là vì tôi tiết kiệm hay khó tính mà chỉ là vì tôi thấy cắt tóc cho mình rất dễ và đỡ mất thời gian".
Giáo sư David Cheriton 
Với một người làm việc từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày, Cheriton hiểu rằng thời gian là tất cả. Công cụ tìm kiếm Google mà ông đầu tư vào cho phép hàng tỷ người trên thế giới tiếp cận với thông tin họ cần nhanh nhất có thể. Công ty mới nhất của ông, Arista Networks, tạo ra bộ chuyển dữ liệu có thể giảm thiểu thời gian chờ giữa các máy chủ, tốc độ bit dưới 500 nanoseconds (một phần tỷ của giây), nhanh gấp hai lần tốc độ chuyển dữ liệu tốt nhất hiện của Cisco và Juniper Networks. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư chứng khoán thực hiện giao dịch nhanh hơn đối thủ trong vài phần tỷ của giây và cho phép các bác sĩ kết hợp bộ gen của bệnh nhân ngay lập tức.

Thông minh và tự lập

Là con thứ ba trong gia đình có 6 người con, ông lớn lên trong thời kỳ sau cuộc đại duy thoái. Bố mẹ ông, hai kỹ sư người Canada, đã luôn khuyến khích con tự tìm con đường đi riêng của mình. Cheriton được các anh chị miêu tả là một cậu bé độc lập, tự tin. Khi còn đi học, cậu không thích tham gia các đội thể thao của trường mà dành thời gian xây cho mình một căn nhà gỗ riêng trong vườn của gia đình để tránh xa những đứa trẻ khác. Cậu bé thông minh đã rời khỏi trường trung học từ năm lớp 11 bởi cậu thấy chương trình học quá "thấp" so với mình. Bố cậu nói "Nó đã luôn tự tìm con đường riêng của mình, chúng tôi không can thiệp vào quyết định của con".

Là một cậu bé thông minh và ham tìm hiểu, Chariton đã không hề bị mắng mỏ khi chọn theo học chương trình ghi ta cổ điển và nghệ thuật trình diễn, đam mê lớn nhất của cậu khi còn là sinh viên. Sau khi bị trượt khoa âm nhạc của Đại học Alberta, Chariton lại tìm được mối quan tâm khác, đó là toán học và sau đó là khoa học máy tính. Ông theo học tại Đại học British Columbia và sau đó lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Waterloo.

Năm 1981, trong khi tìm vốn tài trợ nghiên cứu, Cheriton đến Stanford khi thung lũng Silicon mới bắt đầu hình thành. Tại đây, ông đã gặp Andy Bechtolsheim, một nghiên cứu sinh người Đức rất xuất sắc, người đã thiết lập mạng máy tính Stanford University Network, gọi tắt là SUN. Bechtolsheim mời Cheriton tham gia phát triển phần mềm cho máy tính nối mạng. Cheriton đã không chỉ tham gia viết phần mềm mà còn bắt tay vào cả thiết kế phần cứng.

Năm 1982, Bechtolsheim rời Stanford để thành lập Sun Microsystems nhưng Cheriton vẫn tiếp tục sự nghiệp dạy học. Ông hầu như tránh xa trào lưu bỏ học, bỏ dạy để đi mở công ty như nhiều sinh viên và đồng nghiệp của mình. Nhiều người trong số họ đã trở thành tỷ phú, như cựu giáo sư Stanford Jim Clark, người sáng lập Netscape.

Khi Bechtolsheim rời SUN năm 1995, ông bắt đầu tìm kiếm ai đó hiểu về những vấn đề phần mềm cơ bản phía sau những kết nối Ethernet. Ông gọi điện cho Chertion và hai người thành lập ra Granite Systems, một công ty chuyển mạch Ethernet. Chỉ sau 14 tháng thành lập, hai người đã bán công ty này cho Cisco với giá 220 triệu USD. Năm 2001, hai người lại gặp nhau và lập nên công ty mạng lưới Kealia, rồi bán lại cho Sun với giá 120 triệu USD. Trong những lần hợp tác đó, cả hai đã cùng làm vụ đầu tư thành công nhất của họ, đó là mỗi người đầu tư 100.000 USD cho hai chàng sinh viên sáng lập Google.

Page and Brin không phải là hai sinh viên của Cheriton nhưng họ tìm đến ông sau khi biết về thành công của ông với Granite, với hy vọng ông sẽ cho truyền họ kinh nghiệm về việc thương mại hoá thuật toán PageRank. Đang thắng lớn với Granite (sở hữu 10% công ty này, sau khi bán ông thu được hơn 20 triệu USD), ông đã sẵn lòng giúp họ.

Bechtolsheim cũng có cùng suy nghĩ tương tự. Ông đã mất một thời gian để hiểu về sự phổ biến của công cụ tìm kiếm cũng như ý đồ thu tiền trên mỗi đường link của người sáng lập. Ông nhớ lại "Tôi đã nghĩ nếu họ có 1 triệu hit mỗi ngày, và 5 cent mỗi đường link, ít nhất họ sẽ không phá sản".

Cheriton và Bechtolsheim tự nhận họ là "nhà đầu tư vô tình" vào Google. Tuy nhiên, Ron Conway, một nhà đầu tư có mặt ở khắp thung lũng Silicon, người mà Cheriton đã giới thiệu đầu tư vào Google nói :"Họ là những người cực kỳ thông minh, vì thế họ thu hút được nhiều kỹ sư thông minh khác để cùng chia sẻ ý tưởng với mình".

Phải nghĩ lớn

Rất nhiều sinh viên khác đã tìm đến văn phòng của Cheriton để tìm kiếm lời khuyên và cả tiền mặt. Sam Liang, một cựu sinh viên của Cheriton, sau khi rời khỏi Google đã đến gặp giáo sư cũ của mình để chia sẻ về ý tưởng một nền tảng cho di động có thể theo dõi trực tuyến vị trí và thói quen của người dùng. Liang đã nhận được nhiều hơn 100.000 USD từ Chariton để thành lập công ty Alohar Mobile.

"Tiêu chuẩn của ông cực kỳ cao", Liang nói. Những cuộc họp nghiên cứu với Chariton là thời gian căng thẳng nhất trong tuần của anh. "Ông bảo tôi "Phải nghĩ lớn. Cậu phải tạo được tác động đối với cả thế giới'".

Siddharth Batra, cựu sinh viên cao học của Stanford, người từng nhận tài trợ của Cheriton cho công ty của mình năm 2009, rất ngưỡng mộ thầy cũ của mình ở sự chú ý đến chi tiết. "Các kỹ sư công nghệ rất dễ chia sẻ ý tưởng của David, bởi vì ông hiểu rất nhanh vấn đề họ trình bày. Nếu tôi đến gặp một vị chủ tịch hay giám đốc quỹ đầu tư, chắc chắn họ sẽ rất khó hiểu những gì chúng tôi đang làm".

Cheriton cho biết ông luôn tránh xa những trào lưu thị trường, mạng xã hội được coi là một trong số đó. Ông chỉ tập trung vào những ý tưởng góp phần cải thiện cuộc sống con người, như cách mà Google giúp các sinh viên hoàn thành bài viết của mình vào lúc 3 giờ sáng. "Tôi có một niềm tin rằng nếu bạn mang đến giá trị thực sự cho thế giới và thực hiện theo cách hiểu biết , thị trường sẽ không quên bạn".

(Theo VnMedia)
nguồn: http://vef.vn/2012-08-17-bi-an-vi-giao-su-dai-hoc-giau-nhat-the-gioi

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Nói và làm: Sáng tạo, nỗi buồn kinh tế tri thức Việt Nam

Mới đây, Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization - WIPO) đã công bố bảng xếp hạng chỉ số sáng tạo của gần 200 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới (Global Innovation Index 2012). Xếp hạng của báo cáo cho thấy, Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và xu hướng ngày càng chìm sâu, so với láng giềng.

Điều này dường như tương đồng với thực trạng của nền kinh tế Việt Nam. Và trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, sự sáng tạo và kinh tế tri thức đang có vai trò như thế nào?

Mô hình tăng hết cũ “hết ga”

Năm 1986, khi nền kinh tế bị dồn vào chân tường, bản năng tồn tại mách bảo, chúng ta buộc phải thay đổi mô hình phát triển. Theo đó, là sự thừa nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Lộ trình đổi mới đã “cởi trói” để một nền kinh tế cực kỳ khó khăn vụt lớn lên trở thành một hiện tượng của cả thế giới khi liên tục tăng trưởng trong nhiều năm liền và đạt được nhiều thành tựu tựu lớn.

Đến năm 2011, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt tới 1.250 USD. Đó là thành tựu của 25 năm mở cửa để cho sức sống, bản năng phát triển của dân tộc trỗi dậy. Đây được coi là thành tựu của những đột phá về tư duy và chính sách.

Cánh cửa “đổi mới” mở ra, nội lực được khởi dậy, tri thức nhân loại ùa vào, theo đó là những thành tựu của nhân loại về tri thức, về khoa học được chuyển giao vào cuộc sống. Nhờ đó, tiềm năng của đất nước được phát huy. Nguồn nhân lực đông đảo có việc làm, những tài nguyên được đánh thức… Sự ra đời của hàng ngàn doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu hàng chục tỷ USD mỗi năm, nhiều thành tựu kinh tế lớn được cả thế giới thừa nhận… Nền kinh tế Việt Nam đã dần có được một vị thế đang kể trên khu vực và thế giới đã chứng minh điều đó.

Điều đó có thể hình dung như một đứa trẻ do bó buộc nên chỉ nặng 10kg, khi được tạo không gian rộng hơn để phát triển thì sau 25 năm, đứa trẻ đó đã là một chàng thanh niên nặng 50 kg.

Tuy nhiên, điều chúng ta cần suy ngẫm, cũng với thời gian ấy, với một đứa trẻ có được môi trường tốt hơn, một chế độ chăm sóc cao hơn thì sau 25 năm phải là chàng thanh niên nặng 70 kg và không những thế còn được trang bị những kỹ năng và tri thức để tự tin vào đời.

Mới đây, Global Finance – một tạp chí uy tín của Mỹ khi nói về mức sống đã xếp Việt Nam vào thứ 129. Theo đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam theo sức mua là 3.104 USD/năm. Với thứ hạng như vậy, Việt Nam được coi là nước khá giả hơn một số nước ở châu Phi cận Sahara. Với các nước trong khu vực, VN khá giả hơn Lào và Campuchia.

Đó là nói về thứ hạng theo cách nhìn của Global Finance, còn theo ông Phạm Tất Thắng, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin Bộ Công Thương cho rằng, khi đánh giá về trình độ kinh tế của một quốc gia, người ta thường xem, nước đó sản xuất ra cái gì và cung cấp cho thế giới sản phẩm nào, giá trị gia tăng ra sao. Theo đó, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể phân chia thành hai nhóm: Thứ nhất là tài nguyên như: dầu thô (khoảng 8 tỷ USD) than đá (khoảng 1,5 tỷ USD; số liệu năm 2011). Nhóm thứ hai là hàng gia công như: Dệt may (13,8 tỷ USD; giày da (6,5 tỷ USD) thuỷ sản (khoảng 5 tỷ USD); gạo (khoảng 4 tỷ USD) cao su đạt 2,32 tỷ USD …


Một trong những mặt hàng “xuất khẩu” khá quan trọng nữa của VN là lao động. Theo số liệu của Bộ Lao động thương binh xã hội, VN hiện có khoảng nửa triệu người làm việc ở nước ngoài. Chủ yếu là các lĩnh vực lao động giản đơn như thợ cơ khí, xây dựng, người giúp việc, dọn vệ sinh…

Tri thức: Động lực tăng trưởng mới

Nhìn tổng thể, nền kinh tế VN vẫn chủ yếu dựa vào nguồn nhân công rẻ mạt, ít được đào tạo và hiện đang làm ra các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp. VN vẫn là nước có năng suất lao động ở mức quá thấp. Với thế giới, năng suất lao động được đánh giá là thước đo của hệ thống chính sách, động lực chính của sự tăng trưởng bền vững.

Có thể lấy ngành Dệt may là một ví dụ. Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may, hiện có hơn 2 triệu lao động làm việc trong ngành này. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may năm 2011 đạt 13,8 tỷ USD. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ đạt 1.340 tỷ đồng, tương đương 60 triệu USD, xấp xỉ 0,44%.

Cùng với dệt may, là dày da, nông lâm thuỷ sản… trong những năm qua, Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 25%/năm, nhưng sự tăng trưởng kim ngạch đều dựa vào giá trị gia công là chủ yếu, nên chỉ giải quyết được vấn đề việc làm với mức thu nhập trung bình mà không tạo ra được những tên tuổi thương hiệu vượt ra ngoài biên giới quốc gia, cũng không tạo ra được sự liên kết giữa các nhóm ngành xuất khẩu.

Để chuẩn bị cho một giai đoạn tăng trưởng mới không thể chỉ dựa vào sức sống bản năng và những yếu tố có sẵn. Bẫy thu nhập trung bình là khái niệm chỉ tình trạng một quốc gia thoát nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng mất nhiều thập niên vẫn không trở thành quốc gia phát triển.

Khi đang thực sự nghèo, quốc gia đó có thể biến chính cái nghèo thành lợi thế. Nhân công giá rẻ làm cho một nền kinh tế có thu nhập thấp cạnh tranh trong sản xuất sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, mô hình đó cuối cùng không tăng trưởng được nữa. Khi thu nhập tăng, chi phí tăng, các ngành công nghiệp sản xuất cũ kỹ, công nghệ thấp mất khả năng cạnh tranh. Các quốc gia sau đó phải chuyển "chuỗi giá trị" sang xuất khẩu các sản phẩm công nghệ tiên tiến hơn.

Nhưng ngay cả như thế cũng không đủ để tránh bẫy. Để trở thành nền kinh tế có thu nhập cao, nền kinh tế cần đổi mới và sử dụng lao động cũng như nguồn vốn hiệu quả hơn. Điều đó đòi hỏi một mô hình hoàn toàn khác trong kinh doanh. Thay vì chỉ lắp ráp các sản phẩm được thiết kế bởi những nước khác, với công nghệ nhập khẩu, các công ty phải chủ động đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, sử dụng lao động có tay nghề cao để chuyển hóa những khoản đầu tư thành sản phẩm mới và lợi nhuận cao hơn.

Mới đây, trong một lần ngồi với một người người Mỹ ở Hà Nội, nhìn ra ngoài là những chiếc xe hơi sang trọng, biển số đẹp. Chỉ vào một chiếc Lexus tôi bảo anh, nước Mỹ được coi là khởi phát của ngành công nghiệp ô tô, nhưng lại phải nhập khẩu xe hơi của Nhật Bản, phải chăng, vì thế mà kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái? Đó cũng là biểu hiện của sự già cỗi?

Ông trả lời rằng, trong chiếc xe hơi đó, người Nhật thu lợi được bao nhiêu, người Mỹ thu được bao nhiêu? Rồi anh giải thích: xe do người Nhật chế tạo, nhưng, những công nghệ cơ bản vẫn là phát minh của người Mỹ. Từ hệ thống máy cái đến các thiết bị định vị trên xe, công nghệ 3G, 4G trang bị trên xe đều là của người Mỹ. Nhà sản xuất đang phải trả bản quyền cho người Mỹ trong từng sản phẩm. Càng nhiều xe hơi ra đời, thu nhập chuyển về Mỹ càng lớn!

Chưa bàn đến chuyện đúng sai, nhưng dẫu có suy thoái thì nước Mỹ vẫn đang được đánh giá là nền kinh tế số 1 thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với thứ hạng nằm trong top 10 các nước dẫn đầu về chỉ số sáng tạo toàn cầu năm 2012.

Phan Thế Hải
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/85029/noi-va-lam--sang-tao--noi-buon-kinh-te-tri-thuc-viet-nam.html

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Phong cách của hưởng thụ - Alan Phan

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

29 July 2011

(Bài viết từ hè năm ngoái nhưng vẫn hợp thời trang)

Vấn nạn lớn của các đại gia là họ tiêu xài đồng tiền họ chưa kiếm được, để mua những đồ chơi họ không cần, để gây ấn tượng với những người họ không ưa.

Tôi cười lớn khi ông boss của Luxury Guide và Robb Report nhờ tôi viết bài. Với dáng điệu lè phè bình dân, tôi thích hợp với các quán vỉa hè hơn là Café Armani ở Vincom Center. Tôi liên tưởng đến lời của Warren Buffett khi thiên hạ phẩm bình về các bộ áo quần nhăn nheo cũ kỹ,”Tôi mua đồ xịn đắt tiền đấy chứ. Nhưng khi tôi mặc vô, chúng luôn trông có vẻ rất rẻ tiền.” Bắt con khỉ già làm công tử Bạc Liêu thì óai ăm lắm, nhưng tôi chưa bao giờ quay lưng với thách thức.

Nguồn cội của văn minh

Tôi có một bài viết về lòng tham của con người trong bối cảnh nhố nhăng của xã hội vừa chuyển tiếp. Những Xuân Tóc Đỏ của thời đại Internet và tòan cầu hóa thường táo tợn và nhẫn tâm hơn các tên chụp giựt và cơ hội của thời Vũ Trọng Phụng. Danh từ “kinh tế thị trường” được bóp méo để tượng trưng cho chủ nghĩa của đồng tiền dơ bẩn.

Dĩ nhiên, là một tên tư bản ngoan cố, tôi phải biện hộ cho sự ngay thẳng của thị trường và tiền bạc. Nguyên nhân chính mà văn minh nhân lọai đạt đến đỉnh hiện nay là do sự thúc đẩy của lòng tham. Những quyền lực, danh vọng và của cải của nhân lọai đều phát sinh từ dục vọng. Dù đức Phật có phán là “dục vọng là cội rễ của mọi đau khổ”, hay đức Chúa Trời có đặt “tham lam” vào mười điều răn cấm, thì con người vẫn thỏai mái theo đuổi dục vọng của mình. Mỗi người một kiểu, nhưng tựu trung, vẫn là một cuộc chạy đua của những con chuột hôi hám (the rat race). Và ai chết đi với nhiều đồ chơi nhất thì người đó thắng (he who dies with the most toys wins).

Ngay cả các nền văn hóa cao cấp nhất của nhân lọai cũng nhờ vả rất nhiều vào tiền bạc và quyền lực của các nhà bảo trợ. Không có hòang tử Colloredo hay công tước Waldstein, chúng ta sẽ không thưởng thức được Mozart và Beethoven. Không có đế chế của Florentine, ta sẽ tìm đâu ra các tác phẩm nghệ thuật của Da Vinci hay Michelangelo. Trường thiên “Les trois mousquetaires” được Dumas dựng nên từ những cảm hứng của triều đại Louis XIII.

Tôi cũng không dấu diếm là suốt 42 năm lăn lộn trên thương trường, lòng tham vô đáy là cú hích bắt tôi phải đứng dậy tiếp tục cuộc chơi cho đến mức thành công. Dĩ nhiên, nó cũng dẫn đến nhiều thất bại điên rồ (ngực tôi vẫn còn vết mổ tim để minh chứng). Tôi sắm chiếc Lamborghini vào năm 33 tuổi, tôi bỏ hơn vài trăm ngàn dollars để mang một siêu mẫu Venezuela qua Paris chơi hai tuần, tôi lên báo Mỹ tuyên bố vung vít về thành quả của công ty tại Trung Quốc (tôi ví mình là người mở đường cho IT ở đây), tôi hoang phí sức khỏe trong những party thâu đêm hay những chuyến bay liên lục địa mỗi tuần. Tôi tạo nên những kẻ thù không cần thiết. Tất cả để “khoe” với thế giới là tôi đã “đạt” (arrived).

Phong cách của kiêu căng

Nói vậy để thấy rằng tôi rất thông cảm với những khoe khoang của người đang giàu có. Sĩ diện là một văn hóa lớn và lâu đời của các quốc gia Đông Á. Một thói quen thông dụng khi có tiền, có danh hay có quyền là thích khoe khoang, hay nói lịch sự hơn là thích biểu hiện, những gì mình vừa chiếm hữu, dù hợp pháp hay không. Thực tình, đây là một hành xử rất quen thuộc với mọi đẳng cấp thượng lưu trên thế giới. Vì ai có tham vọng và may mắn để sở hữu những chiến lợi phẩm đều có mong ước là mọi người phải chiêm ngưỡng và ghen tị với họ. Sự kiêu căng do lòng tự ái cao độ là căn bản của văn hóa sĩ diện nói trên.

Tuy nhiên người Âu Mỹ giỏi hơn trong việc đè nén sự phô trương quá mức thường thấy ở các đại gia Á Châu, nhất là ở những nhân vật mới giàu của các xã hội mới nổi như Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi các triệu phú Âu Mỹ thích biểu hiện quyền danh và của cải tại những Câu Lạc Bộ rất riêng tư, kín đáo của tầng lớp giàu và nổi tiếng, thì các đại phú gia của Việt Nam thích biến những họat động cá nhân thành những sự kiện PR với sự tham dự đầy đủ của mọi mạng truyền thông. Hào quang phải được phát tán đến đầu đường xó chợ khắp xứ sở mới thỏa mãn được lòng tự kiêu, hay tiếng kêu, vĩ đại của các con ếch trong trận mưa rào hiện nay.

Và đại đa số người dân thường tán thưởng các màn trình diễn ấn tượng này. Những bài viết trên các báo về những nhân vật nổi tiếng và thú ăn chơi của họ, cùng hình ảnh diễm kiều của các chân dài bao quanh là những bài viết có nhiều độc giả hơn hẳn các mẫu tin về chính trị, kinh tế hay xã hội. Dĩ nhiên ai mà không ham muốn những tràng pháo tay nồng nhiệt đó?

Bối cảnh của hưởng thụ

Nhưng dù đồng cảm, tôi cũng vẫn có chút ngượng ngùng khi liên hoan cùng các bạn thành đạt của tôi trong môi trường hiện tại. Chiếc xe Rolls-Royce có vẻ lạc lỏng cạnh con trâu mệt mỏi giữa những mái tranh nghèo. Chiếc du thuyền Ferretti trông quá hách dịch cạnh chiếc xuồng câu trên giòng sông đục bẩn. Cái bể bơi cạnh biển ở Ana Mandara thấy sao trần trụi khi bị cặp mắt buồn bã của chú bé hốt rác nhìn vào từ rào tường. Một cô bé thật xinh với chuỗi ngọc Cartier và bộ veste Versace qua một khu phố ổ chuột có vẻ như thách thức lòng tự ái của mọi người.

Những trò chơi gọi là để biểu hiện “phong cách” hay “đẳng cấp” của những người may mắn ở Việt Nam dường như không hợp lúc, không hợp chỗ, không hợp thời. Chúng có vẻ gượng gạo, ép uổng như một vở kịch không bố cục, dựng lên trong vội vàng.

Có thể tôi đã già và thời oanh liệt của mình đã qua. Chắc tôi phải ra khỏi sân khấu để nhường chỗ cho những tài năng mới? Tôi đồng ý, nhưng xin thốt lên vài câu “cương bậy” với những người còn đang chơi.

Các bạn ơi, hãy nhớ là cuộc chơi nào cũng kèm theo những hóa đơn khá đắt. Thời vàng son lúc nào cũng qua nhanh và mưa bão lúc nào cũng đến sớm hơn dự đóan. Tuy nhiên, thất bại thực sự là người bạn tốt. Nó sẽ mang bạn về với thực tại và dạy dỗ uốn nắn những kỹ năng còn thiếu sót. Nó sẽ rèn luyện cho bạn đức tính kiên nhẫn, cần cù và lòng tha thứ, nhất là cho mình.

Tôi nhận chân rất trễ rằng những gì đẹp và bền vững là những gì đơn giản, êm nhẹ, luôn luôn bên mình mà không cần phải mua hay thâu tóm. Những buổi sáng sớm đi dạo một mình trên bờ biển vắng; những buổi chiều mưa mù trời bên gác nhỏ với con; những đêm khuya đọc sách nhớ lại chuyện xưa khi vung tay khua kiếm. Đó là những thú vui nhỏ bé của tuổi già và của giá trị thực sự trong đời sống.

Tôi học được từ một người bạn già và may sẵn cho mình một bộ complêt thật đẹp để mặc vào khi chết. Bộ áo quần này không có túi. Nó nhắc nhở tôi rằng tôi sẽ không đem đi được gì khi trở về với cát bụi.

T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Email của ông là aphan@asiamail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Đừng khóc cho tôi - Alan Phan

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

“Mọi chúng ta đều có nỗi sợ về điều không biết (the unknown). Thái độ để xử lý nỗi sợ đó tạo nên cái khác biệt trong định mệnh mình. ” Lillian Russell

Một bạn đọc trung niên bay từ Nghệ An vào xin gặp tôi. Anh nói anh không đi công tác hay thăm gia đình mà chỉ vào thành phố HCM để hỏi tôi một câu duy nhất,” Tương lai nào sẽ đến với Việt Nam, gần và xa?” Anh khá bức xức về những mâu thuẫn giữa các báo cáo lạc quan của chánh phủ và chuyên gia nhà nước so với các dự báo bi quan của những blogs lề trái trên mạng.

Thay vì trả lời anh, tôi nhâm nhi ly cà phê trong một buổi sáng khá thanh bình cạnh nhà hát lớn, và kể cho anh nghe chuyện xứ Argentina.

Xứ Argentina và quá khứ vàng son

Tôi đến Buenos Aires lần đầu giữa thập niên 80’s và thấy một quyến luyến thân thiện với cảnh quan và người dân xứ này. Thành phố uy nghi tráng lệ với những kiến trúc cổ Tây, môi trường sống phong cách và khoáng đạt, hành xử của mọi người kiêu hãnh và văn minh. Tôi không ngạc nhiên vì khi đọc qua lịch sử Argentina, tôi biết sau Thế Chiến Thứ Hai, Argentina có mức GDP trung bình mỗi đầu người ngang hàng với Mỹ và hơn xa Âu Châu vừa bị chiến tranh tàn phá. Người tỵ nạn và di dân Âu chọn Argentina làm điểm đến nhiều ngang xứ Mỹ.

Cũng vào thời điểm này, Juan Peron xuất hiện như một chánh-trị-gia-kiêm-anh hùng. Ông dựng lên chù nghĩa Peronism (thực ra là một loại xã hội chủ nghĩa) chính yếu là lấy tiền dân giàu chia cho người nghèo và các quan chức. Cùng với các bà vợ (Eva và Isabel), ông rất được dân Argentina yêu mến và giòng họ phe nhóm theo ông thay nhau đắc cử Tổng Thống như một triều đình phong kiến.

Nhưng cũng như mọi chủ nghĩa xã hội. sau vài chục năm dưới Peronism, tiền người giàu cạn kiệt vì họ đã ngưng làm việc (không ai muốn làm cho người khác hưởng) và các quan chức càng ngày càng đông, càng tham lam hơn và trở nên một gánh nặng tài chánh cho quốc gia. Cử tri thì lúc nào cũng đòi những bữa ăn miễn phí. Ngân sách quá tải vì lãng phí và việc in tiền bừa bãi khiến nạn lạm phát cũng như tỷ giá ở Argentina trở nên trò cười cho thế giới.

Ngày nay, sau khi đã quịt nợ của thế giới 3 lần trong 30 năm, thu nhập trung bình của 45 triệu dân Argentina chỉ vào khoảng 10 ngàn US đô la, chưa bằng ¼ Âu Mỹ và thua xa Đài Loan hay Hàn Quốc. Mọi chuyên gia kinh tế đều tin rằng sự tụt hậu sẽ tiếp tục cũng như các khủng hoảng tài chánh kinh tế sẽ diễn ra dài dài, nếu Argentina không có những thay đổi sâu rộng về cơ chế.

Tôi cũng nhấn mạnh với anh bạn tôi, nếu anh đến Buenos Aires ngày nay, anh sẽ thích thú với những di tích lịch sử, những quán cà phê lộ thiên thơ mộng, những người con gái tóc vàng xinh xắn…Nhưng anh sẽ nhận ra một điều là các thanh niên thiếu nữ năng động của xứ sở này đã tìm đường xuất ngoại gần hết, bỏ lại một nền kinh tế què quặt với một dân số già nua và một số lượng quan chức luôn luôn gia tăng. Sau cùng, nếu có một đo lường về chỉ số hạnh phúc, tôi nghĩ người dân Argentina sẽ đạt số điểm rất cao, chỉ thua Việt Nam mình thôi.

Sẽ chẳng ai chết cả

Bài viết trước đây của tôi về kinh tế Việt Nam đề nghị một giải pháp đơn giản cho chánh phủ là đừng làm gì cả khi được các ngân hàng kiến nghị về nợ xấu, các doanh nghiệp nhà nước xin thêm đầu tư hay bù lỗ, và các doanh nghiệp tư nhân la làng về bất động sản và hàng tồn kho. Tôi khuyên, “Hãy để chúng chết đi” ; và dĩ nhiên, nhiều bạn đọc lo ngại về những thiệt hại gây ra cho xã hội, từ thất nghiệp đến bất ồn.

Tôi xin nói thêm là các bạn đừng lo. Hiểu rõ cơ chế xứ này và phương thức vận hành của hệ thống, tôi chắc chắn là, “Sẽ không ai chết cả”. Có thể chánh phủ sẽ không công bố một biện pháp nào đi ngược với tâm lý và dư luận đại đa số người dân, nhưng sự cứu trợ sẽ diễn ra trong âm thầm với nghệ thuật truyền thống về quan hệ và xin cho. Cuối cùng, mọi chuyện vẫn đâu vào đấy. Thà là giấu bụi dưới thảm hơn là phải khui lên để lau chùi quét dọn. Quán tính lười biếng thường chiến thắng mọi giải pháp đòi hỏi “đau đớn” trong thay đổi.

Hoang tưởng về phép mầu?

Dù phải đối diện thường trực với những thay đổi đến từ môi trường bên ngoài cũng như thôi thúc nội tâm, không ai trong chúng ta thực sự muốn thay đổi cả. Nhất là khi tư duy đã bị bịt kín trong một chiếc hộp nhỏ bé quá lâu và đã bén rễ sâu cùng với sự an phận lẫn tính già nua. Chúng ta loay hoay với lời kêu gào đòi đổi mới và tái cấu trúc, nhưng luôn luôn có biện luận để chỉ làm vừa đủ mong kéo dài đời sống “zombies” (trạng thái không chết không sống). Chúng ta tiếp tục làm những gì đã làm và cầu nguyện mỗi đêm là kết quả sẽ thay đổi ngày mai nhờ sự giúp đỡ của thần linh.

Khi họp với những nhà đầu tư nước ngoài, tôi thường nói về tiềm năng đáng kể của tài nguyên thiên nhiên và dòng sinh lực từ một thế hệ trẻ của Việt Nam. Tôi hay phân tích cho họ về khả năng “hóa rồng” của nền công nghệ thông tin cũng như sự “sáng tạo bền vững” có thể hiện thực của ngành nông nghiệp thời Internet. Tôi thực sự tin vào tương lai của Việt Nam và sự thay đổi trong tư duy và hành động để chúng ta cùng đột phá.

Nhưng mỗi lần về lại đây, chỉ sau vài ngày và vài cuộc họp hành, tôi lại tự hỏi có lẽ mình đã sai? Sự ù lì và vô cảm đã tràn ngập vào mọi ngã ngách, ngay cả trong tâm hồn và trí óc của những người trẻ đã du học nhiều năm ở nước ngoài.

Tương lai nào cho Việt Nam?Tôi chào tạm biệt anh bạn từ Nghệ An và nói tôi không có câu trả lời cho bất cứ dự đoán nào. Tuy nhiên, tôi hơi lo ngại vì Argetina bắt đầu từ đỉnh và trượt dốc từ từ. Chúng ta đang ở dưới đáy. Một người dân Singapore có GDP trung bình gấp 33 lần người Việt. Nếu họ tiếp tục đi lên và chúng ta đi xuống, thì so sánh với Argentina cũng là một tự sướng quá lộ liễu.

Sau khi nhận được Email cám ơn của anh, tôi gởi lại một link về bài hát ngày xưa của The Beatles,” Let it be”. Nhưng tôi lại liên tưởng đến một bài hát khác, rất phổ thông phát từ một vở kịch tại Broadway về Eva Peron, “Don’t cry for me, Argentina”.

Không biết có ai đặt lời Việt cho bài này chưa nhỉ? Đừng khóc cho tôi, Việt Nam ơi. Vì không ai chịu chết cả.

Alan Phan

T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Những niềm vui nhỏ nhoi

July 25, 2012 By Alan Phan 45 Comments

BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ TƯ 25/7/2012

(Bài viết từ năm 2006, chia sẻ lại đây)

Tôi không hiểu được cái quý hiếm của thời giờ cho đến khi ngồi trên đỉnh cao của tiền bạc và danh vọng. Công ty Hartcourt mà tôi khai phá và nhoc nhằn suốt 12 năm cuối cùng đạt thị giá 670 triệu US dollar vào 1999 đem cho tôi một tài sản cá nhân hơn 200 triệu. Thay vì một hạnh phúc tràn ngập như bao năm mơ ước, đây lại là thời điểm tôi bị “stressed” nhiều nhất, cho đến 2001 là khi tôi phải khẩn cấp mổ tim và sắp đặt lại thứ tự ưu tiên cho đời mình.

Chỉ cần chậm vài tiếng đồng hồ là tôi đã phải hưởng thụ cái tài sản và danh vọng nói trên dưới 3 thước đất. Cho nên, sau khi hồi phục, tôi nghĩ là mình phải tìm cách hưởng thụ tất cả trước khi mất. Tôi bắt chước cuốn sách “The Bucket List” lập ra cho mình 100 việc phải làm trước khi chết, kể cả những thứ rất hào nháng và đòi hỏi rất nhiều thì giờ. Thực tế can thiệp ngay. Vì bổn phận với cổ đông và quyền lợi cá nhân, tôi không thể bỏ mặc công ty suốt 6 tháng vì tôi muốn tình nguyện làm một thủy thủ trên chiếc tàu GreenPeace (đây là chiếc tàu cùa nhóm bảo vệ môi trường nổi danh, lang thang trên hải phận Thái Bình Dương để ngăn chận những hạm đội đánh cá voi). Tôi cũng phải bỏ qua ý định sinh 5 nàng công chúa theo phương pháp thụ thai nhân tạo với 5 người đẹp của năm châu, vì không thể có thì giờ chăm sóc chúng được hoàn hảo.

Tôi đành phải thỏa hiệp với bổn phận và chỉ bỏ ra ít thì giờ ngắn ngủi nhiều lần mổi tuần đề tìm cho minh chút thanh bình hạnh phúc nhỏ nhoi.

Tôi bắt tôi phải biến mất khỏi công việc, họp hành…mổi ngày ít nhất là 1, 2 tiếng. Chẳng làm gì quan trọng. Vất lại hết điện thoại, tôi thường đi bộ ra bờ biển một mình, nằm dài trên cát, nghe sóng biển vỗ về, nghe chim hải âu gọi đàn, nghe những tiếng cười trong trẻo của các bé thơ đùa giỡn, trong khi đầu óc hoàn toàn trống rỗng. Hoặc tôi đi lại lớp yoga, đăm mình vào những luyện tập thư giãn. Có lần tôi đi lạc vào một chợ trời của người Mễ, mua sắm đủ thứ đồ lạ lùng, rồi về tìm bạn bè để cho. Tôi cũng hay dùng thì giờ này đi vào các nhạc viện, nghe các sinh viên nắn nót những khúc nhạc của Chopin, Mozart…để dịu ấm tâm hồn, nhất là khi họ phạm những lỗi lầm vì chưa điêu luyện.

Những ngày cuối tuần, tôi không suy nghĩ gì đến thế giới kinh doanh nữa. Tôi tình nguyện làm huấn luyện viên tennis không công cho các trẻ em nghèo. Hay đi trồng cây xanh cho nhửng vùng khô cháy. Tôi cũng đã đi nấu ăn nhiều lần cho các bếp thiện nguyện để giúp những người không nhà cửa; hay đi hốt rác làm sạch các bờ biển dọc Santa Monica cùng với đám sinh viên. Một cuối tuần khác, tôi tham gia chương trình Habitat for Humanity của cựu Tổng Thống Carter, đi xây dựng nhà cho dân nghèo.

Tôi khám phá một điều kỳ diệu là những hạnh phúc nhỏ nhoi lại đẹp và đáng yêu hơn những giấc mơ tham vọng vĩ đại. Chúng làm êm dịu những bồng bột, đôi khi rất ngu xuẩn, của đam mê, kéo tôi về một tư duy quân bình hơn bằng những suy nghĩ chín chắn với một trái tim mở rộng.

Cái “tôi” lớn lao biểu hiện qua những chiến thắng ở thương trường được thu hẹp lại qua các trải nghiệm không liên quan gì đến kinh doanh. Chúng giúp tôi hiểu rằng mình chỉ là một mắt xích nhỏ trong phức tạp của đời sống thực ngòai kia, không gì quan trọng với vận hành của thế giới. Ông Eisenberg người boss Do Thái đầu tiên của tôi đã cuời khi tôi lo ngại là sự nghỉ việc của một ông Tổng Quản Lý nhà máy sẽ làm công ty suy sụp vì tôi nghĩ ông này “không thể thay thế” (irreplaceable) được. Ông nói một câu tôi không bao giờ quên,” Có rất nhiều người không thể thay thế được đang nằm ngoài nghĩa địa”.

Alan

Drop Dead - Alan Phan

30 July 2012

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

Chúng ta có thể thường thỏa mãn mọi đòi hỏi về công lý khi ngồi im và không làm gì cả. Adam Smith (We may often fulfill all the rules of justice by sitting still and doing nothing).

Năm 1976, New York ngập chìm trong công nợ vì chánh phủ thành phố liên tục tiêu xài cho những chương trình gọi là “xã hội” và cho “phe nhóm”. Ngân sách gia tăng cùng hệ thống quan chức và sưu cao thuế nặng khiến các doanh gia bỏ chạy khỏi New York. Đối diện với thảm họa phá sản, thành phố kêu gọi chánh phủ liên bang cứu trợ khẩn cấp. Tổng thống Ford trả lời với một câu nói đi vào lịch sử, “Drop Dead” (Hãy chết đi). Hơn 90% dân Mỹ hoan nghênh quyết định sáng suốt này.

Các giải pháp cho kinh tế Việt

Chưa bao giờ tôi thấy các chuyên gia Việt Nam hăng hái và bận rộn như lúc này. Ngày nào cũng có vài ba giải pháp trên các báo cho đủ mọi vấn đề kinh tế. Và chưa bao giờ các thành phần kinh tế lại khóc than ỉ ôi như thế này. Ai cũng xin chánh phủ cứu giúp với OPM (tiền người khác) và tốt nhất là “cho luôn” thì khỏi phải hạch toán lôi thôi.


Về nợ xấu ngân hàng, nhà nước đề nghị một công ty mua bán nợ xấu 100 ngàn tỷ, nhưng vài ông viện nghiên cứu nói 30 tỷ là đủ rồi. Một chuyên gia có giấy phép thì cho rằng 200 ngàn tỷ là tối thiểu ; trong khi vài ông không có giấy phép thì đòi 600 ngàn tỷ. Suy ngẫm lại, không ai biết nợ xấu nó tròn méo thế nào, số tiền thực sự là bao nhiêu, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ bao nhiêu, các thanh tra có kiểm soát được con số này từ những ngân hàng quốc doanh, bao nhiêu phần trăm nợ xấu là cho các công ty con hay cháu của các chủ ngân hàng vay mượn ? Còn chuyện mua nợ xấu để bán cho ai, với giá nào, thu tiền ra sao, ai được ưu tiên…thì cũng có vài chục giải pháp đề nghị.

Qua đến việc giải cứu các doanh nghiệp, nhất là trong lãnh vực bất động sản và vật liệu xây dựng, các chuyên gia còn năng động hơn vì chuyện nhà cửa thì ngay cả các bác xe ôm cũng là “sư tổ”. Dễ hiểu nhất là lấy tiền chánh phủ (OPM) mua nhà tặng cho người nghèo (phải có phong bì và xe Lexus); rồi gay cấn hơn là hạ lãi suất xuống còn 5% hay 8% hay 10%? Gói kích cầu 29 ngàn tỷ coi như “cuốn theo chiều gió” vì xứ này người có thu nhập thật sự chẳng ai đóng thuế cả. Còn chuyện giãn hay khoanh nợ theo nghị quyết thì các ngân hàng đã âm thầm làm cả chục năm nay, không ai thắc mắc. Rồi chuyện mua “hàng tồn kho”? Người tình tôi đang đòi một bộ áo lót “Victoria’s Secret” cho mùa hè. Liệu chánh phủ có mua đủ hàng? Tình trạng hiện tại đã chứng minh cho các giải pháp này..

Các bác lãnh đạo kinh tế còn dọa tung ra giải pháp là gia tăng tiêu xài và đầu tư công. Ngân sách của chánh phủ Việt Nam (34% của GDP) đã cao hơn hẳn Thái Lan (18%) và Singapore (19%) tạo một gánh nặng khủng cho các doanh nghiệp tư nhân. Công thêm với đầu tư, chi tiêu và lỗ lã của những doanh nghiệp nhà nước, nền kinh tế bắt buộc phải èo uột vì thân hình chỉ nặng có 34 kg mà lại phải vác một ba lô nặng 66 kg. Chả trách ngày nào dân cũng đi uống bia để phục hồi sinh lực, mai còn vác tiếp. Một xã có 2 ngàn hộ dân mà phải nuôi 500 quan chức; bây giờ nuôi thêm 100 ông thì chắc cạp đất mà ăn? Xây thêm vài chục ngàn cây số đường cao tốc thì GDP sẽ tăng trưởng ngay, nhưng chất lượng chỉ tốt cho các cỗ xe bò thì coi như vất tiền cho các ngân hàng ngoại quốc.

Tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng

Tuần vừa rồi, tôi ghé nhà một người bạn ăn tối. Vợ chồng hắn có 2 đứa song sinh 2 tuổi và 1 đứa 4 tuổi. Khi vừa nhập tiệc thì 3 đứa tranh nhau đồ chơi và đồ ăn, cãi nhau ỏm tỏi và la khóc lớn hơn cả các diễn viên trong một phim tình bi đát của Việt Nam. Hai vợ chồng thử mọi giải pháp, từ các gói cứu trợ đến các dọa dẫm trừng phạt. Sau 20 phút, bọn hắn thua cuộc và không ai ăn uống gì được. Tôi đề nghị một giải pháp đơn giản: 5 người lớn sẽ ra tiệm ăn và để lại căn nhà cho 3 đứa bé và 2 bà ô sin. 15 phút sau, từ quán ăn, ông chồng gọi điện thoại về, bà ô sin xác nhận là lũ trẻ đã vui vẻ chơi đùa và ăn uống trong hòa thuận.

Thực ra, các thành phần kinh tế của mọi quốc gia cũng giống như lũ trẻ. Họ thích tạo những quấy phá ôn ào để nhận những ban phát “miễn phí” từ các nguồn lực tài chánh hay hành chánh. Khi họ biết chắc chắn rằng những ân huệ này sẽ không đến, họ sẽ phải chịu đựng và tìm giải pháp khác, sáng tạo từ trí óc, con tim và ý chí.

Trở lại câu chuyện New York, mọi thành phần có lợi ích nơi đây cũng kêu la và nguyền rủa chánh phủ liên bang vài tháng sau quyết định của Ford. Nhưng họ đã làm những gì phải làm: cân bằng ngân sách, cởi bỏ thủ tục rườm rà, năng động trong việc khuyến khích các doanh nhân, kêu gọi đầu tư… Năm năm sau, tình thế ổn định. Với một tư duy quản trị sáng tạo mới mẻ, chánh phủ và người dân đã đạt những thành tích ấn tượng đem New York về lại vị trí hàng đầu của Mỹ.

Giải pháp của Alan

Cho nên, nếu các bác hỏi tôi về nợ xấu, tôi sẽ nói “Hãy Để Chúng Chết Đi”. Ngân hàng nhà nước chỉ cần bảo đảm khoảng 100 triệu đồng tối đa cho mỗi người gởi tiền, và chúng ta có thể chấp nhận sự sụp đổ của vài chục ngân hàng không hề hấn gì.

Hỏi về các doanh nghiệp bất động sản, tôi sẽ nói “Hãy Để Chúng Chết Đi”. Các căn hộ và các lô đất sẽ bị hạ giá rẻ mạt, tạo một cơ hội tuyệt vời cho nhũng người dân có thu nhập trung bình.

Hỏi về các doanh nghiệp nhà nước, tôi sẽ nói “Hãy Để Chúng Chết Đi”. Dòng tiền OPM đã cạn kiệt. Các anh chị nào có lãi thì cứ tiếp tục. Còn lỗ lã thì tôi bán ngay cho các nhà đầu tư, nội hay ngoại. Trên hết, mọi đặc lợi đặc quyền sẽ chấm dứt. Chỉ khi đối diện thực sự với cạnh tranh thị trường, chúng ta mới biết ban quản trị nào có trí tuệ và đởm lực để sinh tồn.

Hòi về các đơn vị hành chánh cần thêm tiền để đốt, tôi sẽ nói ““Hãy Để Chúng Chết Đi”. Thay vì ăn nhậu sáng trưa chiều tối bằng OPM, chúng tôi sẽ dậy các bạn một kỹ năng quan trọng mà các bạn không hề biết. Đó là làm việc và phục vụ.

Sự hủy diệt trong sáng tạo

Nhiều thân hữu sẽ hỏi tôi là ông không lo ngại gì về những xáo trộn xã hội và nạn thất nghiệp khi các công ty thi nhau lăn ra chết? Tôi xin thưa rằng KHÔNG. Bởi vì 2 lý do. Thứ nhất là số tài sản nhàn rỗi trong dân được ước tính là khoảng 50 tỷ đô la bởi các nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Số vàng và đô la này đang bị rút giấu vì dân không tin tưởng vào tương lai kinh tế OPM với lối điều hành dựa trên “quan hệ và xin cho”. Khi họ nhận ra là chánh phủ không can thiệp vô ích vào cách kiếm tiền của một thị trường tự do, dòng tiền này sẽ chảy vào nền kinh tế tạo một cú hích ngoạn mục. Các Việt kiều và các nhà đầu tư nước ngoài cũng sè có khả năng bơm thêm 20 tỷ đô la, dư đủ để kích thích nền kinh tế xứ này.

Lý do thứ hai là tôi tin vào tài năng và sự bền bỉ của doanh nhân Việt. Chỉ trong vòng 5 năm khi đến Mỹ, phần lớn những người dân thất học và không vốn đã gây dựng cho mình và con cái những tài sản đáng kể. Hiện nay, 3 triệu Việt Kiều tại Mỹ tạo ra một GDP ngang hàng với 90 triệu dân Việt Nam trong nước, dù họ không có dầu khí, khoáng sản hay đất đai để bán. Một triệu Việt Kiều khác ở Âu Châu, Úc và toàn thế giới củng đã có những thành công tương tự.

Một giải pháp thật đơn giản mà tôi đề nghị lên các bác lãnh đạo kinh tế là “đừng làm gì cả”. Hãy tin dân và giao quyền lại cho các doanh nghiệp tư nhân tự ứng xử. Trong sáng tạo và hồi sinh sẽ có mồ hôi và nước mắt. Trong quá trình trưởng thành, các em thường phải chịu nhiều gian truân đau đớn. Vài em sẽ không qua khỏi. Nhưng đây là định luật của thiên nhiên.

Cùng nhau đi nghỉ hè

Nắng mùa hè vẫn đang rực rỡ, cùng trò chơi Olympic đang tưng bừng bên Luân Đôn. Tại sao các bác không nhân cơ hội này mà đem vợ con du ngoạn nhỉ? Bác nào không thích thể thao thì qua Hawaii tắm ở Black Sand Beach (cát đen tuyền và mịn). Bác nào ghét Mỹ thì có thành phố San Á hay Macau của Trung Quốc. Các bác sẽ vui vẻ thỏai mái và khi về lại quê hương sau kỳ nghỉ, các bác sẽ thấy bọn trẻ không còn mè nheo la ó nữa. Đời chẳng đẹp lắm sao?

T/S Alan Phan

T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Các 'quan' về hưu: Nam châm hút tiền

Tác giả: Vân Anh
(VEF.VN) - Việc các quan ở Việt Nam khi về hưu làm thành viên HĐQT các ngân hàng hay tập đoàn lớn râm ran thời gian qua. Tranh luận về pháp lý là không ổn bởi hình như không có điều nào trong luật pháp hiện hành ngăn cấm. "Trông người ngẫm ta" - hãy xem các "quan" thế giới làm gì sau khi mãn nhiệm kỳ.

Nam châm hút tiền

Không phải ngẫu nhiên mà sau khi từ nhiệm, các vị cựu tổng thống thường chuyển sang nghề diễn thuyết. Vận động cử tri, phát biểu trước báo giới, kêu gọi sự ủng hộ của công chúng... , tài ăn nói của các vị nguyên thủ quốc gia dường như là công cụ tuyệt vời để kiếm tiền và duy trì hình ảnh.

Người đầu tiên "lấp đầy" cuộc sống về hưu của các cựu tổng thống Mỹ trước đó là Gerald Ford, tổng thống thứ 38, với mức sống dư dả từ diễn thuyết, xuất bản sách và trả lời phỏng vấn.

Còn theo thống kê của CNN về hồ sơ tài chính, vị tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ - Bill Clinton - đã thu về 75,6 triệu USD (năm 2010), sau một thập kỉ rời ghế tổng thống từ năm 2001. "Dolar Bill" đã "sở hữu" khoảng 417 bài phát biểu, nhận được trung bình 181.000 USD cho mỗi lần diễn thuyết (gần bằng lương hưu một năm của tổng thống Mỹ - 191.300 USD), khoảng 2/3 thu nhập đến từ 48 quốc gia khắp các châu lục và phần còn lại là quê hương Hoa Kỳ.

Theo sau "Dolar Bill", tổng thống George W. Bush cũng bước vào nghề này sau một tháng rời tòa Bạch ốc với những chia sẻ về "một thời kì trị vì" cũng như những nhận định về thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, những người tiền nhiệm như Ronald Reagan, Bush cha, Bà đầm thép Anh Margaret Thatcher, cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev... đã tích lũy được một tài sản khổng lồ từ duyên ăn nói của mình.Theo CNN, cựu tổng thống Bill Clinton kiếm được tổng cộng 89 triệu USD nhờ diễn thuyết sau khi rời Nhà Trắng tháng 1/2001.


Song hành với nói là thú vui viết lách. Những tác phẩm hồi kí, ngoài việc ghi lại một quá trình "chinh chiến", đã đem lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho các chính trị gia. Tính đến nay, "My Life" (năm 2004) của Bill Clinton đã đạt mốc tiêu thụ 2,5 triệu đầu sách. "Decision Points" (năm 2010) vượt qua với 2,6 triệu sách bán ra trong năm đầu tiên dù George W. Bush đang phải đối mặt với các tổ chức nhân quyền vì tiết lộ dùng phương pháp tra tấn trong vụ khủng bố 11/9. Có thể nói, hầu hết những tác phẩm của chính khách Mỹ đều thu hút được sự tò mò của độc giả về những bí mật trong căn phòng Bầu Dục.

Những nguồn thu nhập béo bở

Xu hướng kinh doanh dường như rất phổ biến đối với những lãnh đạo EU. Sau nhiệm kì, những vị chủ tịch thường được mời làm cố vấn cho chính công ty đã từng làm việc hoặc tiếp tục ngồi ghế lãnh đạo ở nước nhà.

Vị chủ tịch thứ 8 Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Horst Köhler trở thành tổng thống Đức dù không xuất thân từ chính trường. Với trình độ kinh tế của mình, sự tín nhiệm của các đảng phái và dân chúng Đức đối với ông ngày càng tăng lên. Người kế nhiệm - Rodrigo Rato thì tiếp tục sự nghiệp với vai trò chủ tịch ngân hàng Bankia, Tây Ban Nha. Renato Ruggiero được chọn làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ý sau khi kết thúc nhiệm kì ở WTO. Năm 2010, cựu chủ tịch WTO - Mike Moore - được bổ nhiệm làm Đại sứ New Zealand tại Hoa Kỳ ở tuổi 61.

Về lĩnh vực kinh doanh thì có lẽ cựu thủ tướng Anh Tony Blair gây được nhiều sự chú ý nhất. Các khách hàng mời ông làm cố vấn có ngân hàng đầu tư JP Morgan, tập đoàn bảo hiểm Zurich Financial Services. Ngoài ra, ông cũng trực tiếp lãnh đạo công ty Tony Blair Associates đảm trách tư vấn cho quỹ đầu tư Mubadala của chính phủ Abu Dhabi (Trung Đông). Không dừng lại ở đó, Tony Blair tiếp tục "lấn sân" sang lĩnh vực diễn giả cho các quỹ đầu cơ với chủ đề môi trường chính trị và đầu tư trong khu vực và thế giới. Theo tiết lộ của tờ Guardian (Anh) thì trong 90 phút, Tony Blair đã kiếm được thu nhập 180.000 bảng Anh, gấp 2,8 lần lương hưu hàng năm của một thủ tướng Anh (63.000 bảng Anh).
Tony Blair đã quyết định đóng góp 5,6 triệu Euro, toàn bộ số tiền thu được từ hồi kí "A Journey: My Political Life" cho một quỹ từ thiện vì các binh lính tham gia chiến tranh.


Những sứ mệnh đặc biệt

Ngày 26/6/2007, vị cựu thủ tướng xứ sương mù Tony Blair được nhóm Bộ tứ (Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu, Mỹ, Nga) bổ nhiệm vị trí đặc phái viên Trung Đông. Không chỉ đảm nhận vai trò hàn gắn mối quan hệ Israel và Palestine, ông còn tích cực làm cố vấn tài chính cho Libya thời Muanmar Gaddafi, giới chức Kazakhstan và chính phủ Kuwait. Mặt trận ngoại giao Triều Tiên cũng ghi nhận cuộc viếng thăm của cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter (năm 1994) nhằm xoa dịu tình hình căng thẳng về năng lượng hạt nhân của Bình Nhưỡng và sứ mệnh giải cứu hai phóng viên Mỹ thành công nhờ cuộc thân chinh của Bill Clinton (năm 2009).

Bên cạnh đó, một trong những hành động khiến dư luận quan tâm chính là những đóng góp cho nhân đạo của các lãnh đạo cấp cao. Với Quỹ bất vụ lợi, Clinton - Bush đã hỗ trợ hàng triệu USD cho nạn nhân Haiti. Để giúp các nước nghèo chống lại căn bệnh thế kỷ, Quỹ William Clinton Foundation HIV/AIDS Intiative (CHAI) của Bill Clinton đã ra đời. Gần gây, Tony Blair có quyết định đầy bất ngờ khi đóng góp 5,6 triệu Euro, toàn bộ số tiền thu được từ hồi kí "A Journey: My Political Life", cho Battle Back Challenge Centre - một trung tâm thể thao giành cho những binh lính bị thương do chiến tranh.

Nhà văn Mỹ John Updike từng nhận định rằng: "Nhiệm kỳ tổng thống chỉ là một ga nhỏ trên con đường dẫn tới cuộc sống dư dả của các cựu tổng thống". Giới chính trị gia giống như một nam châm hút các cơ hội, dù nhiệm kì đã kết thúc. Rời ghế chủ tịch, tổng thống, thủ tướng... nhưng sự nghiệp của họ vẫn chưa chấm dứt. Họ tham gia diễn thuyết, viết sách, cố vấn cấp cao hay kinh doanh... vừa đem lại một khoản lương hậu hĩnh vừa chứng tỏ bản lĩnh "gừng càng già càng cay" của mình.

Tuy nhiên, tiền chưa phải là tài sản quý giá nhất họ thu nhặt được khi viết tiếp "hậu nhiệm kì" mà chính là được tiếp tục cống hiến cho nước nhà, gây quỹ từ thiện, đóng góp cho cộng đồng quốc tế. Vị trí trong lòng công chúng mới chính là tài sản vô giá nhất!