Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Kinh tế Phát triển


Các câu hỏi:

- Tại sao chúng ta cần nghiên cứu Kinh tế Phát triển (Development Economics)?
- Tại sao chúng ta đang can thiệp vào Kosovo?
- Tại sao chúng ta băn khoăn liệu một nông dân ở Nam-á có thể chu cấp đủ cho gia đình của anh ta hay không, hay anh ta và gia đình anh ta có đang sống một cuộc sống nghèo xác nghèo xơ hay không?
- Tại sao chúng ta nên lo lắng là có tình trạng lạm phát không kiểm soát được ở Mỹ Latinh hay ở một nơi nào đó hay không?
Câu trả lời:
Vì hệ thống thông tin liên lạc và giao thông vận tải trên toàn thế giới hiện nay ngày càng có xu hướng phát triển, và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Kết quả là, tất cả mọi việc xảy ra ở cả vùng hẻo lánh nhất thế giới cũng đang có tác động trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta. Ví dụ, một vài năm trước, sự biến động trên thị trường chứng khoán ở Nam-á đã có một tác động sâu rộng đến thị trường chứng khoán trong nước Mỹ. Chỉ số Dow Jones lên xuống thất thường trong thời gian đó. Sự suy giảm của rừng nhiệt đới ở lưu vực Amazon có tác động rộng rãi và dẫn tới việc nóng toàn cầu. Vì thế, đối với chúng ta, biết nhiều hơn về thế giới quanh mình ngày càng trở nên quan trọng.
Trong chương trình nghiên cứu về Kinh Tế Phát Triển, chúng ta sẽ đi theo phương pháp sau đây:
Phương pháp:
· Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc nhấn mạnh đến ý nghĩa và bản chất của tình trạng kém phát triển, và nhiều biểu hiện của nó ở các nước thuộc Thế giới thứ ba (Third World Countries).
· Chúng ta sẽ cố gắng định nghĩa sự phát triển và các mục tiêu của nó.
· Chúng ta sẽ đề cập đến nhiều học thuyết phát triển kinh tế khác.
· Chúng ta sẽ xem xét kinh nghiệm phát triển quá khứ của các nước phát triển hiện nay và tìm hiểu về mức độ liên quan của các kinh nghiệm này đối với các nước đang phát triển đương thời.
· Sau đó chúng ta sẽ phân tích các vấn đề phát triển vào một thời điểm
Có một khác biệt lớn về mức sống của người dân ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Người Mỹ may mắn là được sống ở một nước phát triển. Và chúng ta có thể hiểu rõ hơn điều này nếu tìm hiểu nhiều hơn về chất lượng cũng như mức sống ở các nước đang phát triển, nơi có ¾ dân số thế giới sinh sống.
Trong khóa học này chúng ta sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi chính sau:
Các câu hỏi chính cần được giải đáp:
1. Sự phát triển nào được mong đợi hơn cả?
2. Các nước thuộc thế giới thứ ba có thể tự đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội hay bằng việc hợp tác với một nước khác, hay với sự hỗ trợ có ý nghĩa và thích đáng từ các nước phát triển hơn như thế nào?
3. Tại sao sự giàu có sung túc lại cùng tồn tại với đói nghèo, không chỉ qua các lục địa mà còn trong cùng một đất nước hay thậm chí trong cùng một thành phố?
4. Có cách nào để các xã hội lạc hậu, năng suất lao động thấp, có mức sống tối thiểu lại có thể trở thành các quốc gia hiện đại, có thu nhập cao, sản xuất phát triển. (Lưu ý: tìm ra một nền kinh tế tự cung tự cấp có nghĩa là gì)
5. Các mong muốn phát triển của các nước nghèo được các hoạt động kinh tế của các nước giàu (phát triển) hậu thuẫn hay cản trở như thế nào?

Sự khác biệt giữa Kinh Tế Học truyền thống, Kinh Tế Chính Trị, và Kinh Tế Phát Triển:

Kinh tế học truyền thống (Traditional Economics): Nó cơ bản liên quan tới tính hiệu quả, sự phân phối với chi phí thấp nhất các nguồn lực sản xuất khan hiếm và với sự gia tăng tối ưu của các nguồn lực này qua thời gian vì thế ngày càng tạo ra nhiều loại hàng hoá và dịch vụ. Kinh tế học truyền thống (chủ yếu là kinh tế học cổ điển và tân cổ điển) đề cập đến một thế giới tư bản phát triển với các thị trường hoàn hảo, chủ quyền của người tiêu dùng (khách hàng là thượng đế), các điều chỉnh giá cả tự động, các quyết định dựa trên nền tảng lợi ích biên cá nhân cũng như sản lượng cân bằng trong tất cả các sản phẩm và thị trường tài nguyên. Nó thừa nhận tính hợp lý về kinh tế và một định hướng tư lợi, chủ nghĩa cá nhân, duy vật hoàn toàn đối với việc ra các quyết định về kinh tế.
Kinh tế chính trị (Political Economics): Nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của kinh tế học truyền thống, các quá trình tổ chức và xã hội thông qua đó các nhóm chóp bu kinh tế và chính trị nhất định tác động đến việc phân phối các nguồn lực sản xuất khan hiếm hiện nay và trong tương lai, cũng như dành riêng cho lợi ích của riêng họ hay dành cho nhiều dân cư hơn. Kinh tế chính trị vì thế liên quan với mối quan hệ giữa lĩnh vực chính trị và kinh tế, với quan tâm đặc biệt tới vai trò của quyền lực trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.
Kinh Tế Phát Triển (Development Economics): Kinh tế học phát triển có phạm vi nghiên cứu lớn hơn. Nó liên quan tới cả việc phân phối có hiệu quả các nguồn lực sản xuất khan hiếm (hay không hiệu quả) hiện thời và với tốc độ tăng trưởng bền vững của chúng trong quá khứ, đồng thời còn phải đề cập đến các cơ chế tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị trong cả khu vực tư nhân và nhà nước, cần thiết để để mang lại những cải thiện nhanh chóng và có quy mô to lớn trong mức sống của đại đa số những người dân mù chữ, suy dinh dưỡng và đói nghèo ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh. Theo nhận thức này, kinh tế học phát triển cấp tiến và toàn diện hơn là kinh tế học truyền thống hay kinh tế chính trị.

Tầm quan trọng của các tiêu chuẩn trong Kinh Tế Phát Triển:

Bởi vì kinh tế học là một ngành khoa học xã hội cứ không phải một ngành khoa học tự nhiên hay khoa học ứng dụng nên vai trò của tiêu chuẩn là rất quan trọng trong kinh tế học cũng như kinh tế học phát triển.
Làm thế nào để đánh giá sự phát triển?
Những biện pháp đánh giá sự phát triển của kinh tế học:
* Theo thước đo này phát triển có nghĩa là tiềm lực của một nền kinh tế quốc dân với điều kiện kinh tế ban đầu ổn định hay biến động hơn trong một thời gian dài để mang lại và duy trì một mức tăng sản phẩm quốc dân (GNP) hàng năm ở mức 5-7% hay cao hơn (chú ý: phân biệt sự khác nhau giữa GNP và GDP)
* Để tính được khả năng tăng sản lượng của một quốc gia ở một mức tăng nhanh hơn là tỷ lệ tăng dân số, một chỉ số phát triển khác đó là thu nhập bình quân đầu người hay bình quân GNP cũng được sử dụng.
* Để giải thích cho tình trạng lạm phát, tỷ lệ tăng bình quân đầu người GNP thực tế cũng được sử dụng.
Bởi vì về cơ bản tất cả các nước phát triển hiện nay đều là nước công nghịêp, sự phát triển cũng được nhìn nhận là các thay đổi theo kế hoạch về cơ cấu sản xuất và việc làm vì thế đóng góp của nông nghiệp cho cả hai lĩnh vực đều giảm, và đóng góp của ngành công nghiệp dịch vụ và công nghiệp chế biến tăng lên. Các chiến lược phát triển chủ yếu chú ý đến công nghiệp hoá nhanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kết quả là chúng ta thấy sự xuất hiện của các xã hội kép (dualistic societies). Trong các xã hội kép chủ yếu khu vực nông nghiệp lạc hậu cùng tồn tại với một khu vực công nghiệp hoá hiện đại nhỏ. Các chính sách kinh tế để phát triển khu vực công nghiệp này được thi hành với giả định rằng một khi khu vực này phát triển thích đáng thì lợi ích có được từ sự phát triển sẽ lan tràn qua khu vực truyền thống để tạo công ăn việc làm và các cơ hội kinh tế khác.
Kinh nghiệm trong những năm 1950 và 1960 - khi mà nhiều nước đang phát triển đã nhận ra được các mục tiêu phát triển kinh tế của họ nhưng mức sống của đại đa số dân chúng vẫn hầu như không thay đổi nhiều nếu không muốn nói là còn tồi tệ hơn, đòi hỏi phải có một thay đổi trong nhận thức, khái niệm về Sự Phát Triển. Bắt đầu từ những năm 1970, phát triển kinh tế bắt đầu được định nghĩa lại là giảm thiểu hay xoá bỏ đói nghèo, bất bình đẳng và vấn đề thất nghiệp trong bối cảnh một nền kinh tế đang phát triển.
Quan niệm hiện đại về sự phát triển: Phát triển kinh tế được xem như một quá trình mà thu nhập bình quân đầu người thực tế của một nước tăng trong một thời gian dài với tiêu chí là số người sống dưới "mức nghèo tuyệt đối" (absolute poverty) không tăng lên và phân phối thu nhập it bất công hơn.
Hiện nay phát triển kinh tế là cái gì đó cao hơn là tăng trưởng kinh tế. Phát triển được xem là tăng trưởng cộng với sự thay đổi. Điều đó có nghĩa là một sự chuyển biến theo hướng đi lên của toàn bộ hệ thống xã hội.
Tóm lại: Ngày nay khi đề cập đến sự phát triển là chúng ta muốn nói đến sự phát triển vững chắc của toàn bộ xã hội và hệ thống xã hội hướng tới một cuộc sống tốt hơn hay nhân văn hơn. Một xã hội sẽ có thể mang đến cho các công dân hay thành viên của mình 3 điều cơ bản. Đó là:
1. Tối thiểu (khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản): Bất cứ ai cũng cần thực phẩm, nơi ở, y tế và sự bảo vệ. Khi không đáp ứng được tất cả các nhu cầu này hay thường xuyên chỉ được cung cấp không đầy đủ thì một tình trạng "kém phát triển tuyệt đối" vẫn tồn tại. Xã hội nào càng đáp ứng được phần lớn các điều kiện cơ bản này cho người dân thì đó càng là xã hội phát triển hơn.
2. Lòng tự trọng: Nhằm xây dựng một ý thức tự trọng và quý trọng giữa các công dân
3. Thoát khỏi sự ràng buộc: Thoát khỏi sự ràng buộc bởi niềm tin giáo điều, sự ngu dốt hay tạo hóa thiên nhiên. Được tự do chọn lựa.
Tóm lại, các xã hội có thể cung cấp đầy đủ cả 3 điều trên cho công dân của mình thì được coi là các xã hội phát triển.
Câu hỏi: xã hội Việt Nam trong những năm 2006-2010 đang hay đã làm được đến mục cơ bản nào: cung cấp nhu cầu tối thiểu, xây dựng lòng tự trọng giữa các công dân, hay tự do hoá mọi người ???

Trường hợp nghiên cứu: Nền kinh tế Brazil

Chúng ta đề cập đến vị trí và các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Brazil. Chúng ta biết rõ rằng đó là nước lớn nhất ở Nam Mỹ và là nước lớn thứ năm thế giới, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn về kinh tế như lạm phát, thu nhập thực tế giảm, bất bình đẳng trong thu nhập, đầu tư nước ngoài bấp bênh, tình trạng "chảy máu" tư bản (vốn) gia tăng, xuất khẩu suy giảm. Chúng ta đã đề cập đến sự đóng góp của khu vực kinh tế công nghiệp và nông nghiệp, cũng đề cập đến cả đóng góp của các sản phẩm Nông Nghiệp và đóng góp đó đã thay đổi như thế nào trong thời gian vừa qua. Chúng ta cũng biết rằng Brazil có rừng nhiệt đới lớn nhất trên thế giới, và chú ý đến trách nhiệm đối với tình trạng mất cân bằng sinh thái có thể xảy ra nếu những khu rừng đó không được quan tâm đúng mức.

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com