Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Môi trường và Phát triển


Munir Mahmud
Dịch viên: Lê Thu
Trong thập kỷ qua, các chuyên gia ngày càng quan tâm tới vấn đề môi trường và sự phát triển, và ý tưởng "Phát Triển Bền Vững" (Sustainable Development) cuối cũng đã xuất hiện.
Phát triển bền vững: Phương châm chính là "đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các nhu cầu của thế hệ sau. Một con đường phát triển được xem là bền vững nếu và chỉ khi toàn bộ vốn không đổi hay tăng qua thời gian."
"Nền tảng nguồn lực tự nhiên của một nước và chất lượng không khí, nước và đất đai thể hiện một tài sản chung cho tất cả các thế hệ. Nếu sử dụng tài sản đó một cách bừa bãi khi theo đuổi các mục tiêu kinh tế ngắn hạn thì sẽ có hại ở cả hiện tại và đặc biệt là đối với các thế hệ tương lai. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách phát triển có tính đến vấn đề môi trường trong các quyết định của họ.
Tổng tài sản vốn của một nước = Vốn sản xuất (máy móc, đường xá, nhà máy) + Vốn con người (kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn) + Vốn môi trường (rừng, chất lượng đất trồng, chất lượng không khí…).
Sản lượng quốc dân ròng bền vững (Net National Product ~ NNP*), là một lượng có thể được dùng mà không làm giảm tổng số vốn.
Vì thế, NNP* = GNP - Dm - Dn
Trong đó, GNP = Tổng sản phẩm quốc dân, Dm = Khấu hao tài sản vốn dành cho sản xuất, và Dn = Khấu hao vốn môi trường.
Vì thế để đạt được mục đích phát triển bền vững, chúng ta phải quan tâm đến việc giành được sự tăng trưởng NNP*.
Tôi đã trình bày ngắn gọn về Dân số, Các nguồn lực, và Môi trường; và Đói nghèo và Môi trường.
Chúng ta đã đề cập đến bảng 10.1 và phân tích các vấn đề khác nhau về môi trường, tác động của nó đối với sức khoẻ và năng suất lao động.
Mô hình kinh tế truyền thống về Môi trường:
Qua các biểu đồ, chúng ta đã nhắc đến các nhà kinh tế tân cổ điển vạch ra tính không hiệu quả trong việc phân phối các nguồn lực bắt nguồn từ các trở ngại tới việc tổ chức thị trường tự do, hay tính không hoàn hảo trong hệ thống quyền sử hữu như thế nào. Theo họ, nếu mọi hàng hoá đều được ấn định quyền sử hữu và chúng ta có một thị trường Quyền sở hữu hoàn hảo (Perfect Property Rights) thì khi đó tất cả các nguồn lực sẽ được phân phối hiệu quả.
Một thị trường có Quyền Sở Hữu Hoàn Hảo được đặc trưng bởi 4 điều kiện:
1. Tính phổ cập: tất cả các nguồn lực đều được sở hữu riêng
2. Tính độc quyền: Nó phải có khả năng phòng ngừa những người khác có lợi từ một nguồn lực sở hữu riêng.
3. Có thể chuyển nhượng được: Chủ sở hữu một tài sản có thể bán nguồn lực đó khi muốn.
4. Tính hiệu lực: Việc phân phối theo định hướng thị trường của các nguồn lợi từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải có tính hiệu lực. (TQ hiệu đính: nghĩa là người chủ được hưởng lợi ích từ tài sản sở hữu của mình.)
Chúng ta đã đề cập chi tiết Các nguồn lực sử hữu chung (Common Property Resources): một nguồn lực thuộc sử hữu chung và phân bổ theo một hệ thống không bị giới hạn và nó dẫn đến tình trạng lạm dụng nguồn lực này như thế nào.
Chỉ trích về Khuôn khổ sở hữu chung của trường phái tân cổ điển
1. Giả định rằng lao động toàn công tồn tại trong toàn bộ các khu vực của xã hội là rất phi thực tế.
2. Giả định rằng các chủ sở hữu tối đa lợi ích tối là không thực tế (đặc biệt là chúng ta đã có bằng chứng trong thảo luận về Nông nghiệp rằng phần lớn các chủ sở hữu đất đôi khi chiếm giữ đất đai chỉ vì danh dự hay động cơ quyền lực).
3. Mô hình này không đề cập tới vấn đề cần thiết của các nhu cầu cơ bản và công bằng.
Chúng ta đã đề cập đến Những điểm tích cực và Tiêu cực của Sở hữu chung và các vấn đề kết hợp với giá trị của các những tích cực trong sở hữu chung (đọc trang 355 đến 358). Vì Vấn đề Cha Chung (Free Rider Problem) nên thật khó để đạt được mức tối ưu về mặt xã hội nhất của những mặt tích cực trong sở hữu chung. Có cơ hội, nhiều người sẽ định Né tránh trách nhiệm của họ và tự đẩy sang cho người khác. Chúng ta cũng đã đề cập đến ỷ tưởng một loại thuế ô nhiễm và nó có thể giảm được lượng chất thải ô nhiễm trong các xã hội (đọc trang 360 đến 362)
Chúng ta đã bàn đến vấn đề Môi trường toàn cầu: Sự phá huỷ rừng mưa nhiệt đới, Thủng tầng ozone, Nóng toàn cầu (Global Warming), tăng CO2, ung thư da và các bệnh khác.
Các lựa chọn về chính sách:
Bảo vệ môi trường không phải là là trách nhiệm của riêng các nước đang phát triển. Bởi vì sự suy thoái về môi trường có một tác động toàn cầu, các nước phát triển cũng có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường thế giới.
Trách nhiệm của các nước đang phát triển:

1. Đảm bảo giá trị thích đáng của nguồn lực: Trong bối cảnh này chúng ta đã đề cập đến Thuế Ô Nhiễm trong bối cảnh "Công Nghiệp Hoá và Ô Nhiễm Không Khí Đô Thị". (Đọc các sách liên quan đến lĩnh vực này, bắt đầu từ trang 360).
2. Tăng Nhận thức và Sự quan tâm của cộng đồng
3. Đảm bảo Quyền sở hữu và Sở hữu nguồn lực minh bạch hơn.
4. Đưa ra các chương trình để cải thiện các quyền lợi kinh tế cho người nghèo.
5. Tăng địa vị kinh tế cho người phụ nữ.
6. Tiến hành cắt giảm công nghiệp.
Trách nhiệm của các đã nước phát triển

1. Thay đổi các chính sách thương mại bằng cách các rào cản thương mại chống lại các nước đang phát triển được tháo gỡ và để đảm bảo rằng các sản phẩm nông nghiệp không bị bán hạ giá trên thị trường quốc tế nhằm giảm giá cả quốc tế của các sản phẩm mà các nước đang phát triển có lợi thế so sánh.
2. Tiến hành các Chương trình giảm nợ: Chuyển đổi nợ thành các nguyên liệu tự nhiên, v.v.…
3. Thành lập chương trình Hỗ Trợ của Các Nước Thế giới thứ nhất
4. Nghiên cứu và Phát triển

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com