Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Tử huyệt của bất động sản là khủng hoảng niềm tin

October 22, 2012 By Guest 14 Comments

Theo các chuyên gia, điểm yếu của thị trường địa ốc hiện nay không dừng lại ở hàng tồn kho quá lớn mà đã chuyển sang cơn bão mới, đó là khủng hoảng niềm tin.
Cuộc khủng hoảng này đã lan rộng từ giới đầu tư sang người mua nhà.


Chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc với Hiệp hội Bất động sản TP HCM. Nhiều doanh nghiệp địa ốc đã đưa ra các kiến nghị, đề xuất về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bất động sản. Một trong những lo ngại của giới kinh doanh địa ốc thời điểm này là niềm tin vào thị trường đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa cho rằng tâm lý người dân vào thị trường nhà đất đang diễn biến ngày càng xấu đi. Ai nấy đều nghĩ bất động sản sẽ còn giảm giá thêm và tâm lý chờ đợi đè nặng thị trường. Chuyên gia này đề xuất cần có cơ quan chính thống dự báo về thị trường bất động sản để doanh nghiệp và người dân có cơ sở nghiên cứu, xem xét đầu tư hoặc mua nhà để an cư. Về lời giải cho lượng hàng tồn kho, ông Nghĩa đề xuất: “Nếu có chính sách cho khách hàng vay ổn định với lãi suất 8% trong vòng 10 năm để mua thì hàng chục nghìn căn hộ tồn kho sẽ có cơ hội được tháo van”.

Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa cho rằng tâm lý thị trường bất động sản đang xuống rất thấp. Ảnh: Vũ Lê


Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT Công ty Nam Long, Nguyễn Xuân Quang lo ngại sự khủng hoảng niềm tin có thể khiến cho bất động sản thêm lún sâu vào suy thoái. Trên thực tế, không chỉ có các doanh nghiệp địa ốc và nhà đầu tư trong nước tháo chạy mà khối ngoại, điển hình là VinaCapital cũng đang thoái vốn. Các doanh nghiệp nước ngoài tỏ ra rất cẩn trọng trong việc đầu tư. Thêm vào đó, lãi suất chưa thật sự hạ và còn bất ổn cũng khiến người dân có xu hướng chờ đợi và phòng thủ hơn là mua nhà trong thời điểm này.

Theo ông Quang, để cứu bất động sản cần đến gói giải pháp đồng bộ như giảm thiểu các thủ tục hành chính liên doanh liên kết bất động sản, điều tiết tiền sử dụng đất vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, phát triển nhà ở bình dân, giảm và ổn định lãi suất…

Cùng quan điểm với ông Quang, Luật sư Trương Thị Hòa nhận xét hiện nay lòng tin vào ngành bất động sản đang bị bào mòn. Tất cả các thành phần tham gia vào thị trường đều nghi ngờ lẫn nhau. Chính phủ và doanh nghiệp chưa tin nhau, ngân hàng không tin doanh nghiệp, người dân hoài nghi về chủ đầu tư… “Đề xuất quan trọng nhất của tôi là phục hồi lòng tin”, bà Hòa kiến nghị.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng kinh tế vẫn sẽ tiếp tục đối diện với khó khăn và bất động sản khó tránh khỏi vòng xoáy này. Ảnh:Vũ Lê

Nữ luật sư này đưa ra các biện pháp cứu vãn niềm tin cho thị trường bất động sản gồm: pháp luật ổn định, doanh nghiệp phải tự hạ giá. Bên cạnh đó, Nhà nước cần giúp doanh nghiệp thay đổi thiết kế, chuyển nhượng nhanh hoặc cho phép doanh nghiệp trả lại dự án khi không còn khả năng thực hiện.

Riêng Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức, Lê Chí Hiếu nhấn mạnh bất động sản cần gói giải pháp tài chính. Theo đó, ngân hàng phải có nguồn vốn vay dài hạn cho doanh nghiệp bất động sản. Chính phủ nên thành lập quỹ bất động sản theo Nghị định 58 thông qua việc lập công ty quản lý quỹ và nhanh chóng tiến hành niêm yết đồng thời thực hiện quỹ tiết kiệm nhà ở. “Doanh nghiệp và ngân hàng nên cùng ngồi lại xử lý nợ để chuyển hóa nợ xấu bằng nhiều cách, thậm chí có thể thông qua bên thứ 3, liên hoàn giữa các tổ chức tín dụng”, ông nói.

Theo ông Hiếu, để thanh khoản của thị trường nhà đất được cải thiện thì giá phải giảm. Trong đó cần giảm giá đất, hạ lãi suất, điều chỉnh tiền sử dụng đất, cần mạnh dạn giảm thuế thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 5%, giảm thủ tục hành chính.

Cuối cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng hứa sẽ tiếp thu và chuyển các đề xuất của doanh nghiệp đến các bộ ngành liên quan. Bộ trưởng khuyên các doanh nghiệp phải tự tháo gỡ dựa trên cơ sở thực tiễn trước, sau đó kiến nghị giải pháp hỗ trợ để Chính phủ kịp thời có những chính sách mới phù hợp hơn. “Dự báo kinh tế vẫn sẽ tiếp tục đối diện với khó khăn và bất động sản khó tránh khỏi vòng xoáy này”, ông nói.

Quay ngược chu kỳ kinh tế: Tài sản “cứng” lên ngôi ở VN

October 26, 2012 By Guest 
Bất chấp những tin đồn liên quan đến vụ bê bối kinh doanh của Bầu Kiên hồi tháng 8 vừa qua, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan chẳng những xuất hiện trước đám đông mà còn công bố thương vụ Masan sở hữu 40% cổ phần Công ty Proconco – một liên doanh Việt-Pháp trong lĩnh vực thức ăn cho gia súc – với giá 96 triệu USD cùng sự tư vấn của định chế tài chính nước ngoài tên tuổi Morgan Stanley.


Ông Quang và cánh tay phải của mình, ông Madhur Maini – hiện là Tổng Giám đốc (CEO) của Masan, từng là cựu quản lý cao cấp của các tổ chức tài chính Deutsche Bank và Merrill Lynch ở châu Á – đang thực hiện tham vọng thống lĩnh ngành tiêu dùng thông qua việc chọn mua các công ty trong top đầu lĩnh vực này. Sau đó, đưa các công ty phát triển theo chiến lược “sản phẩm sạch” để đảo lộn thị trường.

Chẳng hạn, khi Masan mua chi phối Vinacafe, một công ty đứng đầu ngành cà phê, sau đó không lâu, họ phát đi những tuyên ngôn tiếp thị về việc sử dụng sản phẩm cà phê sạch, đấu với nhiều thương hiệu cà phê lớn trên thị trường. Và với việc mua lại Công ty Proconco, nhóm lãnh đạo Masan cũng không ngần ngại tiết lộ đến năm 2014, họ sẽ cho ra đời sản phẩm thịt sạch mang thương hiệu của riêng mình. Nghĩa là, từ đây đến khi ấy, Masan sẽ “biến” Proconco từ công ty kinh doanh thức ăn gia súc thành chuỗi cung ứng khép kín thực phẩm có quy mô lớn từ khâu nuôi, cho đến chế biến và phân phối sản phẩm thịt có thương hiệu, để tham gia vào một thị trường đang bị trấn giữ bởi 70% thị phần các công ty ngoại, trong đó, đặc biệt là đối thủ Công ty C.P. Trong lịch sử phát triển của họ, Masan cũng giành chiến thắng lớn ở các thị trường nước chấm, gia vị và mì gói bằng “chiến lược sạch”, hạ gục nhanh các đối thủ.

Tham vọng đổi ngôi về thị phần ở các thị trường tiêu dùng thông qua mua bán-sáp nhập (M&A) cũng đã góp phần giúp Masan đổi ngôi của họ trên thị trường chứng khoán và mở ra những tranh cãi về mô hình kinh doanh và quản trị của các công ty Việt Nam trong chu kỳ kinh tế mới.
Chu kỳ kinh tế mới tạm mở ra với sự xuất hiện các “nhà giàu” đi mua tài sản tốt như Masan, thông qua dòng tiền quốc tế.
Cú hích Masan

Trước hết, nói về sự đổi ngôi của Masan trên thị trường chứng khoán, có thể nhìn vào giá trị vốn hóa. Nếu định nghĩa giá trị vốn hóa là chỉ số đánh giá quy mô phát triển của doanh nghiệp và kỳ vọng của nhà đầu tư (được xác định bởi công thức “giá thị trường của cổ phiếu x số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành”) thì có lẽ Masan đang trên đà thắng thế, trong khi nhiều ông lớn blue-chip (những cổ phiếu dẫn đầu) đang trở nên khó khăn.

Có thể dẫn chứng vài trường hợp. Từ năm 2009, thời điểm đáy của chu kỳ kinh tế 10 năm, đã bắt đầu chứng kiến sự thay đổi theo chiều hướng giảm về giá trị vốn hóa của các công ty mạnh. Và sau năm 2009, có thể được xem là thời điểm bắt đầu mở ra một chu kỳ kinh tế mới thì nhiều blue-chip đã thật sự bị giảm mạnh về giá trị vốn hóa, trong đó có Ngân hàng ACB, Công ty FPT, REE, Hoàng Anh Gia Lai. Ngược lại, các cổ phiếu như Vinamilk, Vingroup và đặc biệt là Masan đã có mức tăng giá trị vốn hóa mạnh nhất trong suốt giai đoạn 3 năm 2009-2011 (xem bảng “Giá trị vốn hóa một số cổ phiếu blue-chip giai đoạn 2008-2011”).

Một vài điểm phân tích sau đây sẽ góp phần nhìn nhận vấn đề này. Các blue-chip mạnh bị sụt giảm giá trị vốn hóa 3 năm vừa qua có điểm chung là những công ty ở giai đoạn kinh doanh “bò sữa”. Và quy luật thì các con bò sữa phải đấu tranh cho sự sinh tồn nếu không muốn bị vắt hết sữa. Nhưng nhìn chung, sự sinh tồn cho chu kỳ kinh tế mới dường như vẫn loay hoay trong các công ty này. Họ vẫn quản trị theo kiểu gia đình trị, thân tín, ít hoặc không có khả năng thu hút được những nhà lãnh đạo giỏi từ bên ngoài, không tạo nên những đột phá về tư duy chiến lược. Khi những sự cố xảy ra, như trường hợp của FPT, ACB, một lần nữa, chúng ta lại chứng kiến sự trở lại của các nhà lãnh đạo gia đình.

Quan trọng hơn, ở góc nhìn chiến lược. Với một số công ty, chiến lược kinh doanh thâm niên sau nhiều năm vẫn chưa thấy những thay đổi nổi bật. Điển hình, sau các giai đoạn thay thế lãnh đạo của FPT, từ ông Nguyễn Thành Nam đến ông Trương Đình Anh, hàng loạt cuộc tái cấu trúc đã diễn ra. Nhưng kỳ vọng tăng trưởng của FPT vẫn chưa thể hoàn thành bởi không có chiến lược đột phá, rõ nét, cũng như chưa có các “ngôi sao” tài chính để giúp công ty này thực hiện công cuộc mở rộng kinh doanh, trong đó có việc phục vụ các hoạt động mua bán-sáp nhập.

Chính những cuộc “bị động” thay đổi, và tái cấu trúc liên tục này cũng khiến FPT đối mặt với sự sụt giảm giá trị vốn hóa. Từ 544 triệu USD giá trị vốn hóa của FPT (được xác định vào thời điểm cuối năm 2009) đã tuột xuống còn 514 triệu USD (thời điểm cuối năm 2011).

Ở một góc nhìn khác, những cái tên một thời nổi lên với sức phát triển đa ngành, trong đó có bất động sản cũng đã giảm sút giá trị vốn hóa đáng kể (được xác định chủ yếu bởi sự suy giảm giá cổ phiếu). Như Công ty Hoàng Anh Gia Lai từ 1.007 triệu USD (cuối năm 2009) chỉ còn 599 triệu USD (tính đến ngày 18.10.2012). Giai đoạn này cũng chứng kiến tình hình bất động sản vô cùng khó khăn của Hoàng Anh Gia Lai.

Trong khi đó, Masan dường như tạo cho họ một cuộc chơi khác, đón đầu một chu kỳ kinh tế mới. Tương phản với 2 điểm vừa nêu trên, trước hết, Masan là mô hình kinh doanh “sở hữu tài sản” không dính đến bất động sản (được định nghĩa là việc mua bán tài sản các công ty khác nhau để tạo tăng trưởng cho một công ty nào đó, mà NCĐT đã có dịp phản ánh trong bài viết “Masan: Mô hình sở hữu tài sản”). Bên cạnh đó, dù tiếng tăm ông Nguyễn Đăng Quang nhiều hơn thì cánh tay phải của ông lại là một CEO nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, điều hiếm có ở các công ty Việt Nam.

Mặt khác, các cuộc mua bán tập trung vào hàng loạt “hàng tốt” của Việt Nam như dự án Núi Pháo (nơi có trữ lượng quặng vonfarm hàng đầu Việt Nam), Vinacafe (đứng đầu ngành cà phê), Proconco (top đầu ngành chăn nuôi gia súc) đã giúp Masan tạo nên giá trị vốn hóa lớn của họ trên thị trường, cũng như gia tăng lòng tin của nhà đầu tư với giá trị cổ phiếu. Có thể thấy, nếu thời điểm cuối năm 2009, giá trị vốn hóa của công ty này là 780 triệu USD thì đến cuối năm 2010 đã tăng 1,849 tỉ USD (sau hoàn tất dự án Núi Pháo) và tăng tiếp đến 2,231 tỉ USD cuối năm 2011 (sau hoàn tất thương vụ Vinacafe).

Và sẽ không có gì ngạc nhiên nếu giá trị vốn hóa của công ty này tiếp tục đà tăng trên thị trường chứng khoán sau các thương vụ như kiểu Proconco. Một điểm đáng lưu ý là các thương vụ mua bán từ năm 2011 được Masan xác định là tập trung chủ yếu vào ngành hàng tiêu dùng, lĩnh vực mà công ty này đã có lịch sử kinh nghiệm.
Chu kỳ kinh tế mới, làm gì để tăng giá trị vốn hóa?

Xác định ở thời điểm 15.10.2012, nếu loại trừ lĩnh vực gas (vốn là lợi thế quốc gia) thì giá trị vốn hóa của Masan và Vinamilk đang xấp xỉ 3.000 triệu USD cho mỗi công ty, đứng trong top 5 giá trị vốn hóa lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này chứng tỏ cho sức phát triển của mô hình sở hữu tài sản tại Việt Nam (trường hợp Masan) và tính tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi (Masan, Vinamilk đều tập trung mạnh mẽ các nguồn lực để khai thác tối đa hóa lĩnh vực tiêu dùng).

Từ câu chuyện của Masan, Vinamilk, câu hỏi đặt ra liệu đây có thể là những hình mẫu doanh nghiệp trong chu kỳ kinh tế mới?

Một chu kỳ kinh tế được xác định bằng sự biến đổi của GDP và tỉ lệ thất nghiệp. Khi GDP giảm sâu và tỉ lệ thất nghiệp tăng lên sẽ đặt dấu chấm hết cho một chu kỳ kinh tế. Việt Nam tạm chia thành 3 chu kỳ kinh tế được tính từ thời điểm “mở cửa”: 1986-1999, 1990-1999, 2000-2009. Trong 3 giai đoạn này, nổi bật nhất là giai đoạn 2000-2009, khi Luật Doanh nghiệp được thực thi, cung tiền và tín dụng tăng cao, cộng với tiến trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.

Chính vì lẽ đó, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, xây dựng phát triển rất nhanh. Điều này dễ dàng nhận ra khi nhìn vào thống kê “Vốn đầu tư thực tế phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2005-2011” (xem lược đồ). Trong cuộc khảo sát “Top 50 công ty tốt nhất Việt Nam” do NCĐT thực hiện cũng cho thấy, sự mải mê làm giàu trong chu kỳ kinh tế vừa qua đã làm tăng giá trị vốn hóa đáng kể của các công ty bất động sản, xây dựng và tài chính, hoặc các công ty hoạt động đa ngành nghề, có liên quan đến bất động sản.

Dĩ nhiên, kết quả của nó là sự suy yếu các công ty này về giá trị vốn hóa sau khi chu kỳ kinh tế 10 năm lâm vào thoái trào từ ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu. Và sau đó, chu kỳ kinh tế mới tạm mở ra với sự xuất hiện các “nhà giàu” đi mua tài sản tốt như Masan, thông qua dòng tiền quốc tế. Trong khi giá trị vốn hóa của tập đoàn kiểu như Masan càng lúc càng tăng thì quan ngại về hệ quả thâu tóm trên diện rộng của một nhóm kinh doanh thiểu số quyền lực có thể được đặt ra. Vụ thâu tóm Sacombank vừa qua chính là một điển hình.

Nếu theo lý thuyết, chu kỳ kinh tế mới bắt đầu từ sau năm 2009 có thể sẽ đóng khép 10 năm tới, tức là năm 2019. Nhưng có thể sự suy thoái sẽ trở nên sớm hơn nếu chính sách vĩ mô không hướng đến bền vững. Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân có thể tiếp tục nhanh chóng chứng kiến những sự suy giảm sớm về giá trị công ty và các “nhà giàu” thì càng gần cơ hội để mua lại các tài sản. Kết quả của nó là hình thành một số ít tập đoàn tư nhân lớn mà giá trị vốn hóa cộng lại chiếm phần lớn thị trường, như trường hợp của thị trường chứng khoán Philippines. Và hình ảnh một công ty với doanh thu nhỏ hơn như Masan (doanh thu khoảng 7.000 tỉ đồng trong năm 2011) “gặm” một công ty có doanh thu lớn hơn gấp đôi như Proconco sẽ chẳng là điều ngạc nhiên.

Cũng trong chu kỳ kinh tế mới, có thể sẽ chứng kiến những thách thức lớn đối với các công ty đã vào giai đoạn bò sữa và còn loay hoay với mục tiêu mở rộng kinh doanh. Nhiều công ty “top đầu” thị trường chứng khoán đang cố thực hiện các cuộc sở hữu tài sản để tiếp tục tạo tăng trưởng, gia tăng giá trị vốn hóa. Không chỉ Masan đang biến họ thành mô hình tài sản lấy lĩnh vực tiêu dùng làm cốt lõi mà REE, công ty niêm yết đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang nỗ lực “thu mua” các tài sản trong lĩnh vực hạ tầng điện, nước. Ngay cả Vinamilk dù chưa tuyên bố chiến lược rõ ràng, nhưng động thái “săn” các công ty sữa ở nước ngoài với hình thức liên doanh cũng cho thấy điều tương tự. Nên nhớ những nỗ lực của các CEO Việt trong giai đoạn kinh tế mới sẽ là điểm cộng cho giá trị trường của cổ phiếu, một yếu tố quan trọng để quyết định mức giá trị vốn hóa cao của các doanh nghiệp.

Tác giả: Tàng Long NCĐT 22/10/2012
Source: www.gocnhinalan.com

Pakistan chê giáo dục Việt Nam ???

Tờ Business Recorder của Pakistan đã có bài viết bàn về hiện trạng tham nhũng, hối lộ trong hệ thống giáo dục Việt nam từ hai vụ việc “nhận tiền tăng điểm” gần đây ở ĐH Khoa học Huế và ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
Sinh viên năm cuối Nguyễn Đức Hùng cảm thấy vô cùng xấu hổ khi được các em năm nhất nhờ giảng bài giúp nhưng lại không thể trả lời được những câu hỏi đó mặc dù cậu đi học gần như đầy đủ. “Tôi không hiểu môn học đó chút nào” – chàng sinh viên ngành Kỹ thuật dân dụng chia sẻ. “Môn đó tôi làm sai nhiều trong bài kiểm tra, nên đã đưa cho giáo viên một triệu đồng để nhờ giúp đỡ. Thầy trả lại bài kiểm tra ban đầu và cho phép tôi sửa những lỗi sai đó tại nhà thầy”.

Hùng kể năm đầu tiên lên Hà Nội học đại học (ở một ngôi trường giấu tên), cậu đã học hành rất chăm chỉ nhưng một số bài kiểm tra vẫn nhận điểm thấp so với các bạn khác lười biếng hơn mình. Sau đó, Hùng phát hiện ra rằng những sinh viên này đã hối lộ giảng viên để được nhận điểm cao. “Thực sự buồn vì hối lộ trong các kỳ thi bây giờ là chuyện quen thuộc. Nếu không hối lộ các thầy thì tôi sẽ bị cô lập mặc dù tôi không muốn làm vậy”.

Nạn hối lộ giáo viên là một bí mật mà ai cũng biết ở Việt Nam. Tuần trước, báo chí đưa tin một trưởng khoa của ĐH Khoa học Huế buộc phải từ chức và 22 giảng viên và cán bộ của ĐH Nông nghiệp Hà Nội bị cảnh cáo vì nâng điểm cho 180 sinh viên để họ đủ điểm đỗ kì thi cao học. Vụ việc được phát hiện sau khi một số sinh viên tố cáo họ phải trả tiền cho giáo viên để nhận điểm cao hơn.

Hành động này không chỉ làm thế hệ trẻ mất tinh thần học tập mà còn gây tác động lớn tới xã hội – ông Nguyễn Quốc Bình, hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Việt – Đức Hà Nội nhận định. “Hối lộ trong các kỳ thi làm sinh viên lười biếng. Vì không có kiến thức thật nên sau khi tốt nghiệp, họ cần phải được đào tạo lại hoặc đổi nghề, gây ra sự lãng phí nguồn lực cho xã hội”.

Bà Lê Hiền Đức – nhà giáo về hưu, một người tích cực chống tham nhũng cho rằng hiện trạng này đang lan rộng. “Ngay cả các quan chức cấp cao của Chính phủ – những người được cử đi học tập ở các trường đại học hàng đầu cũng làm vậy, hối lộ giáo viên để nhận điểm cao. Tôi biết một số quan chức mua bằng Tiến sĩ bằng cách đút lót tiền cho giáo viên”. Bà Đức cho biết người ta thường kể với bà về những sinh viên thường xuyên nghỉ học nhưng vẫn thi qua các kỳ thi nhờ hối lộ giáo viên.

Những lời chỉ trích được đưa ra khi Đảng đang lên kế hoạch cải cách giáo dục. Trong một cuộc họp ở Hà Nội vào tuần trước, các chuyên gia cho rằng hệ thống giáo dục Việt Nam đang dưới chuẩn, đồng thời kêu gọi Chính phủ thực hiện cải cách trên diện rộng. “Giáo dục Việt Nam đang đi lạc đường” – GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định.

Các chuyên gia tập trung bàn về chất lượng giáo viên thấp, nhiều giáo viên không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, chương trình giảng dạy bậc đại học đã lạc hậu, và những vấn đề này dẫn đến sự hạn chế lực lượng lao động có trình độ. Vấn đề tham nhũng trong giáo dục nhiều khả năng sẽ được đề cập đến như một phần của công cuộc cải cách khi Trung ương Đảng họp ở Hà Nội vào 2 tuần đầu tháng 10.

Năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã phát động một chiến dịch nói không với tiêu cực, bao gồm cả tham nhũng và hối lộ, tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng chiến dịch này đạt hiệu quả rất thấp trong trường học. Nhà giáo chống tiêu cực Đỗ Việt Khoa, 44 tuổi, giáo viên dạy Toán ở một vùng quê gần Hà Nội cho rằng anh đã bị các giáo viên khác tẩy chay và liên tục bị từ chối đề bạt sau khi phơi bày hành động nhận hối lộ của các giám thị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2006. Mặc dù nhận được bằng khen của Chính phủ về việc lên tiếng chống tiêu cực, song từ ngày đó anh nghỉ việc và hiện đang dạy ở một trường khác xa nhà.

Các bậc phụ huynh cũng thường xuyên hối lộ giáo viên để con cái được học ở những trường tốt nhất, bà Đức nói. “Hối lộ trong trường học đang có xu hướng đi lên và không giới hạn tới bậc đại học” – ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Trẻ em của Quốc hội đánh giá. “Thực sự buồn khi nhìn thấy sinh viên ngày càng lười biếng và thiếu kiến thức”.

Nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cho rằng những tân cử nhân kỹ năng kém không thu hút được nhà tuyển dụng. “Bên cạnh tình trạng đưa hối lộ cho giáo viên, sinh viên cũng phải đưa hối lộ để có việc làm sau khi tốt nghiệp”.

Đức Hùng – chàng sinh viên vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp thừa nhận rằng cậu không học hành nhiều trong suốt 4 năm đại học. “Tôi không chắc chắn là có thể kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp” – Hùng nói. Bà Đức thì bi quan về tương lai: “Hệ thống giáo dục của chúng ta đang xuống dốc. Nếu xu hướng này tiếp tục thì chúng sẽ chỉ có những quan chức ngu ngốc và những con người xảo trá”.

Business Recorder là tờ nhật báo tài chính lớn nhất ở Pakistan, được thành lập vào năm 1965 bởi nhà báo kỳ cựu M.A. Zuberi. Ấn phẩm đầu tiêncủa tờ này được xuất bản trong thế giới Hồi giáo. Business Recorder được sở hữu bởi Tập đoàn Business Recorder – một trong những cơ quan truyền thông hàng đầu của khu vực Nam Á, chuyên về truyền hình, web, tài chính và công nghệ.

Nguyễn Thảo (Theo Business Recorder)

Tử huyệt của niềm tin

October 23, 2012 By Alan Phan

BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ BA 23/10/2012

Bong bóng đầy hơi helium thì sẽ bay bổng trông rất ngoạn mục. Nó mang theo ước mơ tươi đẹp của bao đứa trẻ muốn bay cao qua bầu trời, nhẹ lướt gió như con diều trên ngọn cây mái ngói. Nhưng người lớn thì thực tế hơn. Họ hiểu rằng helium trong quả bóng sẽ xì hơi hay nổ tung theo thời gian, tùy vào áp lực và sức nóng. Nhiều người lớn không chấp nhận định luật vật lý này. Họ muốn “trẻ mãi không già”. Thế giới gọi đây là hội chứng Peter Pan.

Tuần qua, các người “rất lớn” tổ chức hội thảo để giải quyết cục nợ gọi là “bong bóng BDS”. Họ cố tìm ra một lý giải chính đáng để kết luận là bong bóng sẽ tiếp tục bay nếu chúng ta (người dân) có chút niềm tin vào chánh phủ và các công ty BDS (xem bài của VN Express đăng lại nơi web site GNA này).

Tin vào chánh phủ và các công ty BDS? Nếu đây là “tử huyệt” như vài chuyên gia nhận định, thì “tử” là cái chắc. Như một bà vợ bắt gặp chồng ngoại tình lừa gạt không biết bao lần trong quá khứ, nhưng lần này ông chồng xin bà vợ hãy “tin anh đi”, anh mới cởi quần áo nó ra, chưa làm gì cả.


Bỏ qua chuyện niềm tin, đây là những lý do tôi cho rằng một melt-down (chảy tan) của BDS Việt trước tháng 6 năm 2013 là điều khó tránh (trong bài phỏng vấn với VTV, họ cắt phần lớn những biện giải này):

1. Chánh phủ đã hết tiền, ngân hàng đã hết tiền, các công ty BDS đã hết tiền. Người dân còn khoảng 50 tỷ USD (vàng và ngoại tệ) và Việt kiều có thể rót thêm 15 tỷ mỗi năm, nhưng không ai có “niềm tin” để vất tiền tốt theo đống tiền xấu. Giải pháp in tiền bừa bãi không khả thi vì sẽ gây lạm phát phi mã và kết cuộc sẽ đến nhanh hơn dự đoán.

2. Khi giá BDS xuống dưới 50%, nợ xấu ngân hàng sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay vì 67% dư nợ của ngân hàng dựa trên thế chấp BDS. Các con nợ thường ngưng trả tiền vay khi tài sản họ mất có trị giá thấp hơn tổng số tiền vay.

3. Nếu bong bóng BDS không nổ vì bất cứ lý do gì, sự trì trệ cho nền kinh tế sẽ kéo dài ít nhất 8 năm nữa. Số lượng căn hộ tồn kho và các căn hộ đang xây dở dang phải mất đến 10 năm mới thanh lý hết.

4. Ánh sáng le lói dưới đường hầm là gói cứu trợ của IMF (chánh phủ đã bác bỏ giải pháp này) hoặc tín dụng từ đàn anh “lạ”. Không ai ngoài chánh phủ có thông tin để dự đoán chính xác hướng đi sắp tới của chúng ta.

5. Chúng ta vẫn đang cố gắng làm những gì chúng ta đã làm trong quá khứ (khó mà thay đổi thói quen xin-và-cho); nhưng chúng ta đang hy vọng là kết quả sẽ khả quan và tốt đẹp (như lời các ngài quan chức đã tuyên bố gần đây). Các quan đang muốn chứng minh là Einstein không biết gì về toán hay vật lý? Chúng ta mới là bậc trí tuệ?

Bản chất tôi là một người lạc quan và có niềm tin cao độ vào tôi cũng như vào những người chung quanh. Tôi luôn nhìn tương lai với cặp kính mầu hồng. Gần đây, khi về lại Việt Nam, các Peter Pan cũng không còn đeo kính nữa. Có lẽ vì chúng ta đang ở Never-Land?

Alan Phan
Source: www.gocnhinalan.com

'Tỷ phú ẩn mình' của Việt Nam

Hãng tin tài chính Bloomberg hôm 25/10 có bài viết dài về ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. BBC Việt ngữ xin giới thiệu cùng quý vị.

Ông Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú bắt đầu từ một cơ sở kinh doanh mỳ ăn liền tại Ukraina và rồi trở thành nhà kinh doanh bất động sản lớn nhất Việt Nam.

Vị Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vingroup, tập đoàn đang xây dựng 8 dự án bất động sản đa năng tại các vị trí đắc địa ở Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ đôla, đang có các kế hoạch làm giàu thêm nữa bằng việc bán các căn hộ cao cấp và trung cấp cho những người châu Á muốn điều chuyển tài sản của mình từ tiền mặt hoặc vàng.

“Người Việt vẫn giữ nhiều vàng như hình thức tiết kiệm,” ông Vượng nói trong một cuộc trao đổi tại trụ sở của công ty ở Hà Nội.

“Người Việt rất giống với người Hoa. Họ không thể giữ vàng dưới gầm giường mãi. Cuối cùng thì họ cũng sẽ đem vàng ra đầu tư. Và thị trường nhà đất sẽ phát triển,” ông Vượng nói.

Ông Vượng và vợ ông, bà Phạm Thu Hương, sở hữu khoảng 50% cổ phần của Vingroup, tập đoàn lớn thứ năm trên thị trường tại Việt Nam về giá trị vốn hóa thị trường. Không kể số cổ phiếu ông dùng làm thế chấp để tài trợ cho một số dự án nhà đất của công ty, ông Vượng có tài sản trị giá 1,3 tỷ đôla, theo Chỉ số Tỉ phú Bloomberg.

Ông chưa bao giờ xuất hiện trong bảng xếp hạng người giàu quốc tế.


Vingroup hiện đang có kế hoạch huy động vốn khoảng 300 triệu đôla thông qua việc chào bán cổ phiếu tại Singapore hồi tháng Tám nhằm bổ sung vốn để mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Năm ngoái, tập đoàn đã tạm gác kế hoạch niêm yết ở Singapore vào năm ngoái khi Chỉ số Straits Times của Singapore sụt 17%.

“Nếu bây giờ qu‎ý vị đưa cho tôi 10 tỷ đôla, tôi sẽ dùng tất cả số tiền đó vào xây dựng vì vẫn còn rất nhiều nhu cầu về xây dựng,” ông Vượng nói. “Nhu cầu ở Việt Nam thật vô cùng lớn.”

Nhà tỷ phú nói rằng ông cũng có kế hoạch xây dựng tại Singapore hay Hong Kong, nơi một số các nhà bất động sản lớn nhất châu Á đặt trụ sở.

Học ở Nga

Ông Vượng học ngành kinh tế địa chất tại trường Đại học Địa chất Moscow của Nga. Sau đó ông tới Ukraina và thành lập công ty LLC Technocom, hãng sản xuất hơn 100 sản phẩm đồ ăn khô, trong đó có mỳ ăn liền và bột khoai tây nghiền.

Ông bán công ty này, với giá không được công bố, cho hãng Nestle SA vào năm 2010. Technocom có kim ngạch hơn 100 triệu đôla vào thời điểm được ông bán đi.

Dựa trên doanh thu trung bình của nhiều lần sáp nhập và mua đi bán lại các công ty thực phẩm này trên khắp thế giới thì công ty có thể đã có trị giá 150 triệu đôla vào năm 2010 khi nhà tỷ phú này bán toàn bộ hoạt động này cho hãng thực phẩm Nestle SA có trụ sở tại Vevey, Thụy Sĩ, theo các số liệu tổng hợp của Bloomberg.

Ông Vượng từ chối không nói tiết lộ giá bán vì một điều khoản trong hợp đồng.

Hồi hươngÔng Vượng trở lại Việt Nam năm 2001 khi ông thành lập công ty du lịch khách sạn Vinpearl. Năm sau ông thành lập Vincom, hoạt động trong lĩnh lực bất động sản thương mại và nhà ở trung và cao cấp. Vinpearl và Vincom, đều đã được niêm yết, sau đó được hợp nhất thành Tập đoàn Vingroup vào năm nay.

Vingroup là cổ đông kiểm soát tại 19 dự án mà Tập đoàn này đang xây dựng ở Việt Nam, bao gồm tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên và Đà Nẵng.

Các dự án của Tập đoàn Vingroup ở Hà Nội, thành phố nổi tiếng với kiến trúc kiểu thời Pháp thuộc và những con phố rợp bóng cây, đều nằm trong phạm vi cách trung tâm thành phố không quá 10 cây số. Chính phủ Việt Nam, đã tạo ra nền kinh tế thị trường qua các chính sách Đổi mới vào năm 1986, đang tìm cách phát triển thủ đô thành một đô thị hiện đại.

Dự án Royal City có chức năng sử dụng hỗn hợp xây trên khu đất trước đây là một nhà máy, cách trung tâm Hà Nội 5 cây số, đang được tiếp tục xây dựng. Các căn hộ cao cấp tại đây được bán với giá 1.800-2.500 đôla một mét vuông và người mua có thể thay đổi thiết kế từng căn hộ cho phù hợp với phong thủy của mình. Dự án sẽ có cả công viên nước trong nhà và sân trượt băng đầu tiên tại Việt Nam khi hoàn tất vào sang năm.

Thay đổi lối sống

Tại Times City, đặt ở khu dân cư và thương mại sầm uất của Hà Nội, Vingroup mở bệnh viện đầu tiên của Việt Nam có các phòng dành riêng cho một bệnh nhân và các phòng cao cấp. Dự án được dự kiến hoàn thành vào năm 2014 với các khu nhà ở, trung tâm mua bán và một trường quốc tế.

Ông Vượng, cha của ba người con, nói ông muốn bán một “kinh nghiệm sống”mới cho người Việt Nam.

“Chúng tôi muốn mang lại những sản phẩm tốt hơn tới Việt Nam,” ông nói. “Hy vọng của tôi là qua những thay đổi về lối sống và những sản phẩm tiêu dùng, nó sẽ ảnh hưởng tới người dân và làm thay đổi cách suy nghĩ của họ. Đất nước sẽ phát triển hơn so với ngày nay.”

Mua đất ở những điểm đắc địa hoặc độc nhất vô nhị đã cho phép Vingroup bán được bất động sản của mình với giá cao ngay cả khi thị trường sụt giảm, bà Tôn Phương, một phân tích gia thuộc công ty Viet Capital Securities tại thành phố Hồ Chí Minh, cho biết. Một điểm mạnh khác là Vingroup có thể hoàn thành dự án trong một thời gian ngắn, bà nói.

"
Hy vọng của tôi là qua những thay đổi về lối sống và những sản phẩm tiêu dùng, nó sẽ ảnh hưởng tới người dân và làm thay đổi cách suy nghĩ của họ. Đất nước sẽ phát triển hơn so với ngày nay."
Phạm Nhật Vượng


Tập đoàn Vingroup “có lợi thế đặc biệt về nguồn vốn; đó là lý do tại sao họ có thể nhắm vào những dự án đòi hỏi nhiều vốn ngay từ đầu”, bà Tôn Phương cho biết thêm. “Hầu hết bất động sản mà họ đưa vào thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều kết hợp những khái niệm phát triển mới tại Việt Nam.”

Tài chính hoán đổi

Tập đoàn Vingroup bán 300 triệu đôla trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay. Tập đoàn thu được 100 triệu đôla trong đợt bán trái phiếu chuyển đổi của một công ty Việt Nam đầu tiên hồi năm 2009. Theo số liệu do Bloomberg tổng hợp thì Tập đoàn Vingroup có tài sản trị giá khoảng 1,7 tỷ đôla và với số nợ là 1,3 tỷ đôla.

Nhà tỷ phú nói rằng ông sẽ kinh doanh bất động sản tại nước ngoài "khi có cơ hội tốt". Năm nay, ông thuê McKinsey & Co. làm đánh giá chiến lược các hoạt động kinh doanh của Vingroup và tư vấn cho tương lai của tập đoàn.

"Với viễn ảnh của mình, chỉ giới hạn ở thị trường Việt Nam sẽ hạn chế tiềm năng phát triển của họ," bà Tôn Phương thuộc Viet Capital Securities nói.

Ông Vượng đã tới nhiều thành phố khác nhau để có thêm ý tưởng. Khi xây dựng Vincom Center tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Vượng đã tổ chức một chuyến đi tới Singapore cho những người thuê nhà của khu tổ hợp này, trả tiền vé máy bay và chỗ ở cho họ.

Tháo dỡ phòng

Trước khi xây khu nghỉ mát Vinpearl Resort Nha Trang, dự án khách sạn du lịch đầu tiên của mình tại một bờ biển tư nhân, ông Vượng đã tới các khách sạn ở Phuket với một chiếc tuôc-nơ-vit trong vali. Ông dùng nó để tháo gỡ những trang thiết bị trong phòng để xem chúng được lắp như thế nào trước khi lắp trả lại như cũ.

Dự án Times City ở Hà Nội


"Ông là một người rất khiêm tốn và dân dã," bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, người từng làm cho Lehman Brothers Holdings Inc., cho biết. "Ông luôn nói với ban quản lý phải tiếp tục học hỏi mối ngày, rằng không thể bằng lòng với những gì mình có."

Số lượng khách hàng mà ông Vượng muốn nhắm tới là bao nhiêu là điều còn chưa được rõ. Dân số thành thị mỗi năm tăng 3,4%, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong đó tăng nhanh nhất là tại hai thành phố chính Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Chỉ khoảng 5% dân số ở hai thành phố chính này là có thể đủ tiền mua những căn hộ của các nhà xây dựng lớn.

Khả năng chi tiêu có giới hạn

Khoảng 47% các gia đình tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân 7425 đôla một năm, theo công ty môi giới bất động sản CBRE Group Inc. cho biết. Vẫn theo công ty này thì phải 51 năm mới tiết kiệm đủ tiền để mua một căn hộ loại trung có giá 72000 đôla.

Đại đa số bất động sản tại Việt Nam đều được mua trả thẳng chứ không theo hình thức vay ngân hàng trả góp. Theo chi nhánh CBRE tại Việt Nam thì mỗi gia đình trung bình phải mất 242 năm tiết kiệm mới đủ tiền mua căn hộ hạng sang với giá 342 nghìn đôla.

Giá nhà tại thành phố Hồ Chí Minh tăng gần 3 lần từ năm 2004 tính tới quý đầu năm 2008, theo số liệu của CBRE. Nhưng giá nhà sụt giảm khi chính phủ tăng lãi suất và hạn chế cho vay cho khu vực bất động sản và các khu vực phi sản xuất khác trong một nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng lạm phát.

Số liệu bán hàng

Tập đoàn Vingroup bán 7000 tới 8000 căn hộ vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, ông Vượng cho biết. Các căn hộ cao cấp tại Vincom Center ở thành phố Hồ Chí Minh, với cả spa và khu thể thao, được bán năm 2010 với giá trung bình khoảng 8000 đôla một mét vuông, đắt kỷ lục tại Việt Nam.

Ông Vượng, một người coi trọng kỷ luật và thưởng cho những người làm tốt, luôn giương cao một khẩu hiệu với nhân viên:

“Tốc độ, sáng tạo và hiệu quả trong tất cả mọi việc bạn làm, trong mọi hành động của mình.”

Nhà tỷ phú chơi đá bóng và bóng chuyền hàng tuần với nhân viên Tập đoàn Vingroup tại trung tâm thể thao của tập đoàn, đổi comple, cà-vat sang đồng phục thể thao của đội bóng công ty. Ông chơi ở vị trí trung phong – vị trí phải làm bàn.

“Tấn công tốt hơn là phòng ngự,” ông nói, và nói thêm ông cũng áp dụng nguyên tắc đó với tất cả mọi việc ông làm.

Soure: BBC.CO.UK

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu…

BLOG CỦA PHẠM A Q NGÀY THỨ HAI 15/10/2012

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu…

Mấy hôm nay vụ lúa mùa chín nên tôi phải về quê gặt lúa. Giữa cánh đồng lúa chín vàng mênh mông, trong tiết trời Thu xanh ngát, dù phải làm việc vất vả nhưng tâm hồn sao vẫn thấy an bình kì lạ. Nhắn tin cho đứa em, “mùa Thu với nắng hanh hao vàng, gió thổi nhẹ cộng với màu vàng tươi của cánh đồng lúa chín, cảnh vật làng quê êm đềm…làm bức tranh mùa Thu giữa cánh đồng lúa Mùa chín trở lên thật đẹp. Trời đất & con người giao hòa làm bừng lên một sức sống mãnh liệt của làng quê thanh bình. Nụ cười như đang nở trên môi mỗi người dân quê tôi – Nụ cười như mùa Thu tỏa nắng…Hóa ra chẳng phải sang tận nước Nga xa xôi mới thấy được vẻ đẹp của mùa Thu, mùa Thu tuyệt đẹp đang hiện hữu ngay trong mỗi làng quê của quê hương mình, đất nước mình”.

Có vẻ hơi…lãng mạn tiểu tư sản nhỉ? Làm nông dân – “tầng lớp đang bị lãng quên” làm gì được quyền lãng mạn? Hiccc…Nhưng biết làm sao được, cảnh vật tự nó đẹp quá, tự nó…“ào ạt chảy qua ngòi bút” (cách nói của Nam Cao) thôi. Hiii…

Sau giây phút lắng đọng với vẻ đẹp bất tận của mùa Thu, tôi lại…trở về mặt đất, lại phải trăn trở với cơm áo gạo tiền, “từ gốc lúa bờ tre hồn hậu…” (Đất Nước – Nguyễn Đình Thi) trăn trở với nhân tình thế thái. Làm nông dân mà trăn trở với nhân tình thế thái để làm gì? Hiccc..nhưng theo cách nói ở trên, hiện thực tự nó như vậy…

Không thể không mưu mẹo khi không muốn tư duy

Thomas A.Edison đã nói như vậy. Điều này luôn đúng và càng có ý nghĩa thời sự khi quy chiếu với xã hội ta hiện nay.

Như ai cũng biết, xã hội ta hiện nay, để có công ăn việc làm trong cơ quan nhà nước nhiều bổng lộc, để là đại gia … thì thường phải là người có mối quan hệ này nọ. Lời ru buồn “Con vua thì lại làm vua, Con sãi ở chùa lại quét lá đa“ cất lên từ ngàn xưa nhưng nay ta nghe thì càng thấy thống thiết hơn.

Bây giờ người ta nói : Quan hệ là tư liệu sản xuất. Chẳng nói “trí tuệ” là TLSX mà lại nói “QH” là TLSX? Trời đất, đời thủa gì mà “quan hệ” lại là “tư liệu sản xuất”? Đúng thôi vì không đi lên bằng tài năng, thực lực của mình thì phải “mưu mẹo “ vì “Không thể không mưu mẹo khi không muốn tư duy” mà. Dùng mưu mẹo thì làm gì cần thực tài. Không thành công bằng thực tài mà thành công nhờ quan hệ, mưu mẹo, thành công nhờ bàn nhậu… Thật là ấu trĩ . Bởi vậy nguồn nhân lực của VN, xa hơn nữa là phẩm chất, tính cách con người VN đang ở mức báo động nghiêm trọng. “Xã hội VN bây giờ là một xã hội giả dối, chỉ có mỗi giả dối là sự thật” ( TS Trần Kinh Nghị ). Waaa…

Có chuyện vui thế này : Có một đoàn nghệ thuật do vô ý bị mất hết giấy tờ. Bây giờ người ngoài không biết ai là ai. Để qua cửa bảo vệ, cần phải được kiểm tra. Nghệ sĩ múa ư? Múa. Được. OK, qua cửa. Nghệ sĩ hát ư? Hát. Được. OK, qua cửa. … Đến lượt người nhận là lãnh đạo – trưởng đoàn, thì vị này . . . không biết hát, không biết múa, không biết gì cả. Đúng là lãnh đạo rồi, vì lãnh đạo là…không biết gì mà. OK, qua cửa.

Câu chuyện này phần nào cũng phản ánh tình hình nước ta hiện nay.

Tác giả: Pham A Q

Một quốc gia mỏi mệt…

October 16, 2012 By Alan Phan

BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ BA 16/10/2012

Trong đời sống mỗi người, chắc ai cũng trải qua những phút giây mỏi mệt, buồn chán và hoang mang. Con người như bị lạc lối, không biết tìm đường thoát và cuối cùng, sau bao loay hoay, phó mặc cho dòng nước đẩy đưa chiếc lá…về bến đục hay trong. Mọi thứ trong quá khứ đều là…những ngày xưa thân ái.

Một bài viết ngắn của bạn Tiểu Bối (Thế hệ của tôi…một thế hệ vất đi) tạo nên sóng lớn, dù là đồng cảm hay ác cảm. Trong đó, tác giả đã bầy tỏ những mệt mỏi vô chừng của cá nhân mình trong tháng ngày hiện đại. Không riêng Tiểu Bối, hai tuần qua, tôi đã trò chuyện với không biết bao nhiêu là doanh nhân, trí giả, sinh viên, công tư chức, già cũng như trẻ, giàu và nghèo, bận rộn và rảnh rang…họ đều chia sẻ một tâm sự mỏi mệt và chán nản.

Họ bàn luận và hỏi thăm về dự đoán kinh tế, về giá vàng và BDS, về lạm phát và tỷ giá, về hội nghị trung ương…Nhưng nhìn cách nói chuyện, bạn có thể nhận chân ra một điều là họ cũng không quan tâm gì lắm đến các đề tài trên, hỏi cho có câu chuyện…Chuyện chung quanh họ cũng giống như cuộc tranh cử giữa Obama và Romney, họ có thể bị ảnh hưởng nhưng hoàn toàn bất lực. Vả lại, quen sống trong bóng tối và sương mù, họ chẳng biết phải chờ đợi những gì??? Ngồi yên trên ghế mà nghe những ruồi muỗi vi vu…

Tôi đã từng chịu đựng những giây phút tồi tệ đó trong đời, nhưng tôi may mắn hơn. Quanh tôi, xã hội vẫn năng động, bạn bè thân thích vẫn luôn bên cạnh cổ võ động viên, đồng nghiệp vẫn chia sẻ những chuyện tiếu lâm cười ra nước mắt…và trên bãi cỏ xanh ngoài công viên, vẫn còn những người con gái tuổi dậy thì, đùa giỡn với mặt trời và chim chóc.

Nhưng thế hệ Việt hôm nay dường như không may mắn như vậy. Tôi áy náy nhìn những khuôn mặt trẻ lầm lũi dắt chiếc xe máy chậm chạp giữa các con đường ngập lụt trong mưa bão, tôi buồn bã nhìn những đứa bé lên hai, lên ba…đội nắng chói chang ngủ yên bên những gánh hàng rong của mẹ…Ở một văn phòng máy lạnh, tôi nghe bạn Giám Đốc âu lo về phản ứng của hơn ngàn công nhân khi phải cắt bớt 50% nhân số; ngay cả một đại gia thành đạt cũng cần tư vấn về một visa qua Mỹ trong bữa ăn trưa của một tiệm ăn nổi tiếng (giờ khá vắng khách).

Tôi cảm nhận cái sinh khí, cái ngọn lửa hào hùng đã từng dẫn đến những lạc quan vô lối…đang thoi thóp trước từng cơn gió lớn.

Năm Thìn vẫn chưa qua. Năm Tỵ có lẽ là more of the same. Một cá nhân mệt mỏi quá độ có thể xin bác sĩ một liều thuốc chống trầm cảm.

Viên thuốc nào cho một quốc gia?

Alan
Source: www.gocnhinalan.com 

Cái nước mình nó thế

BLOG CỦA HỒNG BÍCH NGÀY THỨ SÁU 26/10/2012


Cứ mỗi sáng Chủ nhật, bên hồ Hoàn Kiếm lại xuất hiện một người kiên nhẫn nhặt từng cái rác. Ông là doanh nhân người Nhật và đã cần mẫn làm công việc này suốt một năm qua.

Tay trái ông cầm cái túi nylon to, tay phải cầm kẹp sắt dài nửa mét, cúi gập cả người xuống gầm ghế đá ven hồ moi những mẩu thuốc lá hút dở lẫn vào đất hay vỏ chai nước nằm lăn lóc. Đầu phố Đinh Tiên Hoàng, gần đài phun nước cũng có nhiều bạn sinh viên đang lúi húi với chiếc kẹp sắt nhặt rác.

Chúng tôi tự hỏi, trong lúc doanh nhân người Nhật này và các bạn trẻ đang làm những việc ý nghĩa đó, những người đi ngang có cảm giác thế nào, và hôm ấy liệu người qua lại có vẫn tiếp tục thờ ơ, cố tình ném rác xuống đường nữa không?

Nhiều lần chúng tôi bắt gặp một người đàn ông có gương mặt hiền lành, đôi mắt tinh anh hụp lặn ở bãi tắm đẹp ven vịnh Đà Nẵng. Mỗi chiều ông vừa tắm biển, vừa tranh thủ vớt rác trôi trên biển. Nhớ dáng ông thanh thản đi trên cát, tay cầm một cái bao to đựng rác, trong đó là bao nylon, cá chết, lá chuối, thức ăn thừa. Người đàn ông nhặt rác biển ấy là vị cựu Chủ tịch thành phố Đà Nẵng thập niên 1990, sau đó ông là Trưởng Văn phòng đại diện của Tổng cục Du lịch tại miền Trung.

Người vớt rác dưới biển như ông không nhiều. Nhưng hình ảnh mỗi chiều ông từ biển đi lên, tay cầm một bao nylon đựng rác có thể tác động đến người xung quanh, người ta sẽ thận trọng hơn với những gì đem theo ra biển.

Dần dần tôi đã thấy rất nhiều người trước khi rời khỏi bãi biển đã dọn sạch rác quanh chỗ mình ngồi! Cuối cùng, không biết có phải do sự việc nhiều người cùng tham gia đi nhặt rác tác động mà chính quyền đã có lệnh cấm nghiêm ngặt mang thức ăn vào bãi tắm, rồi đâu đâu cũng thấy giỏ đựng rác và những tấm biển nhắc nhở gìn giữ môi trường.

Bây giờ, theo thói quen, thỉnh thoảng ông vẫn vừa tắm, vừa nhặt rác trôi trong con sóng, nhưng rõ ràng hình ảnh ông cựu Chủ tịch thành phố nhặt rác để bảo vệ môi trường đã có tác dụng giáo dục vô cùng lớn, nó góp một phần không nhỏ tạo nên ý thức giữ gìn môi trường biển và không gian nghỉ dưỡng biển cho ngành du lịch Đà Nẵng hôm nay.

Một cô giáo kể, trong một chuyến du lịch tới nước Mỹ xa xôi mà tới giờ nhớ lại cô vẫn thấy ngượng ngùng. Ngồi chơi bên bờ hồ ngắm cảnh, sau khi ăn một thanh sôcôla, cô vứt luôn miếng giấy gói xuống nước. Người bạn Mỹ đi cùng đã thảng thốt kêu lên, la mắng cô, và anh ấy lội ngay xuống hồ nước ngập ngang ngực để vớt bằng được miếng giấy gói kẹo.

Nghe đến đây, thấy quá “đau” khi nhớ lại từng xem một clip quay cảnh cụ Rùa Hồ Gươm ăn xác một con mèo chết bị ném xuống hồ, và đã có biết bao người đứng trên bờ cười chế nhạo! Liệu có bao nhiêu người cảm thấy áy náy khi nhìn rác trôi bập bềnh trên mặt nước Hồ Gươm, khi nơi đây không chỉ là một điểm tham quan du lịch, mà còn gần như là trái tim văn hóa của thủ đô?

Người doanh nhân Nhật nhặt rác ở Hồ Gươm là một bài học trực quan kêu gọi mọi người phải có ý thức giữ gìn môi trường. Vậy mà có tờ báo lại đi phỏng vấn các công nhân vệ sinh và ghi lại lời nói phủ nhận công việc của người doanh nhân Nhật: “Nếu muốn nhặt rác sao không đi từ 4 giờ sáng mà quét dọn, chúng tôi quét sạch rồi, còn gì mà nhặt.”…

Một lần, trong lúc đợi ở cửa một lớp học thêm, các cô cậu học sinh cấp 2 vừa rời trường học, được cha mẹ chở đến lớp học thêm, chúng ăn bánh mì, uống sữa rồi vứt hộp giấy, bao nylon ngay tại chỗ đứng, xong vội vàng vào lớp. Chúng không có thì giờ để đi tìm một thùng rác công cộng, cũng không có thì giờ nghĩ về chuyện ấy.

Rời khỏi ghế nhà trường chính khóa, thời gian còn lại trong ngày dành trọn cho việc học thêm. Quan sát cảnh này, có bao nhiêu phụ huynh biết “đau” khi thấy một lớp trẻ học ngày học đêm vẫn chưa “thành nhân”, chưa thực hiện được những điều tốt đẹp tối thiểu của một lối sống có văn hóa?

Chúng ta cũng không cần phải quá tự ti mà thốt lên như GS.Hoàng Ngọc Hiến từng thốt: “Cái nước mình nó thế!”. Rất nhiều nơi trên thế giới cũng vậy, nên Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) được trình bày tại Hội nghị Đại dương Thế giới hồi tháng 5/2009 tại Indonesia, nơi 120 quốc gia tập trung họp bàn về các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường toàn cầu, đã phải đưa ra các giải pháp để buộc người dân tham gia gìn giữ môi trường.

Ở Mỹ, chính quyền sở tại buộc những người bán hàng rong tại các công viên quốc gia phải sử dụng đĩa, ly đựng thức ăn bằng chất liệu có thể phân hủy sinh học. Tính riêng ở Hawaii, sáng kiến thưởng tiền mặt cho ngư dân nhặt rác thải đã giúp thu gom được gần 75 tấn chất thải trong hơn 2 năm. Ở Ireland, việc đánh thuế 0,02USD cho mỗi túi nylon đã thu về gần 13 triệu USD và giảm tới 90% mức tiêu thụ túi nylon dùng một lần. Số tiền thu được này dùng đóng góp cho những hoạt động môi trường của quốc gia. Ở Hàn Quốc, ngư dân được trả tiền để thu gom rác thải.

Ở Việt Nam thì sao? Có lẽ chỉ có hai địa điểm là bãi tắm biển Đà Nẵng được giữ sạch bằng ý thức công dân kết hợp với các quy định khắt khe của chính quyền; và Hội An với thành phố ít tiếng động cơ và không sử dụng bao nylon. Không biết đến bao giờ doanh nhân người Nhật nói trên ra Hồ Gươm chỉ để ngắm cảnh?

Hồng Bích
Source: www.gocnhinalan.com 
October 10, 2012 By Alan Phan

Giá BĐS phải giảm thêm 30% mới xuống đáy và giảm 30% nữa để xuyên đáy rồi mới hồi phục.
Bất động sản (BĐS) đóng băng, nhiều căn hộ giảm giá hết đợt này đến đợt khác. Liệu khi buộc phải “phá giá” như vậy doanh nghiệp (DN) BĐS có lỗ? Hay bong bóng BĐS được thổi phồng lên quá mức nên khi xì hơi cỡ nào DN vẫn lãi?
Quý III, BĐS sẽ chạm đáy
. Ông nhận định như thế nào về thực trạng giá BĐS hiện nay?
+ TS Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa tại Hong Kong: Giá thị trường BĐS luôn dựa trên vấn đề thuận mua vừa bán. Suốt thời gian dài vừa qua, BĐS ở Việt Nam bị thổi lên cao hơn giá trị căn bản gấp nhiều lần. Khi áp suất trong bong bóng quá cao sẽ xảy ra tình trạng nổ hoặc xì hơi từ từ. Nhưng dù nổ hay xì hơi thì quả bóng này cũng phải trở về thực trạng của nó.
. Vậy giá nào thì BĐS về với thực tế?
+ Tính từ thời điểm này, tôi dự đoán BĐS phải xuống thêm 20%-30% nữa mới về đúng những yếu tố căn bản (cung cầu, khả năng của người mua và tâm lý chung). Đây là đáy bền vững. Tuy nhiên, vì BĐS chịu tác động bởi yếu tố “bầy đàn”, khi giá tăng thì tranh nhau mua vào, giá xuống thì ai cũng đợi xuống thêm. Thêm vào đó, nhiều nhà đầu tư đang kẹt vốn và các BĐS do ngân hàng tịch thu phải đem ra bán tháo. Từ đây sẽ tạo ra xu hướng đi xuống sâu hơn đáy. Theo kinh nghiệm về bong bóng BĐS ở các nước, sau khi xuống đáy thì phải cộng thêm 30% độ giảm vì sự xuyên đáy này. Như vậy sang quý II-2013 nó sẽ chạm đáy và hai năm tiếp sẽ xuyên đáy.

. Nhưng rất nhiều căn hộ đã giảm từ 30% thậm chí 40%-50% rồi vẫn không có người mua, thưa ông?
+ Điều đó cho thấy giá BĐS chưa trở về thực trạng. Trên thế giới, giá BĐS liên quan tới ba nhân tố chính: nhu cầu, thu nhập và tâm lý. Các yếu tố như địa điểm, lãi suất… cũng quan trọng.
Ở Việt Nam, nhu cầu trong phân khúc trung bình rất tốt vì còn nhiều người chưa có nhà. Tuy nhiên, mức cung đang quá cao, nếu các căn hộ cao cấp có thể giảm giá theo nhu cầu nhà trung bình thì cung cầu sẽ cân bằng.


Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản phải giảm giá để thu hút khách hàng. Ảnh: HTD

Mặt khác, tại hai TP lớn là Hà Nội và TP.HCM, tổng thu nhập trung bình của một gia đình khoảng 180 triệu đồng/năm. Nếu mua nhà trả góp trong 20 năm với lãi suất 10%, khả năng họ trả được khoảng 30% trên tổng thu nhập (1 tỉ đồng). Do đó, tính ra giá họ có thể chấp nhận được là 14 triệu đồng/m2 cho một căn hộ 70 m2.

Yếu tố thứ ba, hiện môi trường kinh tế không mấy thuận lợi, niềm tin về thị trường không có. Khách hàng đang hoang mang và họ không biết trong tương lai có thể kiếm được bao nhiêu tiền trong khi lạm phát vẫn là một mối đe dọa lớn. Bởi thế, ngay cả khi giá thị trường về đáy nhưng khách hàng không có niềm tin và bi quan thì cũng khó bán.

. Hiện nay có căn giảm xuống 14 triệu đồng/m2 vẫn không có người mua, tại sao vậy?

+ Như đã nói, vì niềm tin còn thiếu nên khách hàng còn đợi. Thêm vào đó, với giá vàng gia tăng, giá của BĐS cao hơn thực tế nhiều. Tôi nghĩ giá BĐS phải xuyên đáy xuống 10 triệu đồng/m2 thì thị trường mới có thể phục hồi.

Một yếu tố khác là giá trị chung cư khác giá trị nhà mặt phố. Một phần lớn tạo ra giá trị gia tăng là vấn đề quản lý. Đây là lý do Phú Mỹ Hưng bán được các dự án với giá cao.

Làm gì còn tiền để đầu cơ

. Việc giảm giá mạnh như thế DN có bị lỗ, ví dụ mới đây một số căn hộ được cho là cao cấp ở quận 7 chỉ bán giá 19 triệu đồng/m2?

+ Các căn hộ dự án ven quận 7 giảm xuống 19-20 triệu đồng/m2 cũng chỉ là căn hộ trung bình chứ không phải loại cao cấp. Và nó phải xuống còn 13 triệu đồng + VAT +… thành 14 triệu đồng mới đúng.

Còn việc lỗ hay lãi phải tính các khoản phí. DN nào mua đất 5-7 năm trước thì không lỗ nhưng nếu mua khoảng 2-3 năm trở lại đây sẽ lỗ.

. Tại thời điểm giá BĐS đang tìm đáy này liệu có còn tình trạng đầu cơ?

+ Ở môi trường nào cũng có tình trạng đầu cơ. Nhưng các nhà đầu cơ trước đây nay cũng không còn tiền. Ngoài ra, người ta chỉ đầu cơ khi có bong bóng thổi phồng giá, còn khi bong bóng đang xì hơi thì nhanh chân mà tháo chạy.

. Vậy theo ông, DN BĐS phải làm gì trong lúc này?

+ Trừ khi có trường vốn có thể đợi hơn năm năm, DN nào đang đi vay để cầm cự phải bán cho nhanh chứ để lâu còn chết nữa. Ví như thiên hạ chạy khỏi rạp hát trong đám cháy, ai nhanh chân thì thoát, ai chậm sẽ bị đè lên.

. Sẽ ra sao nếu DN không thể chạy hoặc chạy không kịp?

+ Hiện giờ các DN BĐS gần như không được phép phá sản vì nợ ngân hàng, nợ khách hàng, nợ nhà xây dựng… thành thử họ đang cố bám trụ chứ không thể tự giải quyết các vấn đề này. Bởi vậy đến một lúc nào đó, quả bom này sẽ phải nổ tung thôi. DN nào không thể bám trụ, cứ để tự phá sản.

Có một giải pháp là Chính phủ quốc hữu hóa các căn hộ để trống rồi giao lại cho các chủ nợ. Ở Mỹ, khi DN phá sản thì tòa án làm chủ, sắp xếp với các chủ nợ để thanh lý. Thành phần tư nhân rất sáng tạo, họ có cách giải quyết êm đẹp dựa trên tinh thần dân chủ và quyền lợi hỗ tương từ nhiều phía.

. Bong bóng BĐS trên thế giới xì hơi như thế nào, thưa ông?

+ Ở Mỹ bong bóng bắt đầu xì hơi từ năm 2007, khi được 30%-40% nó về đáy của giá trị thực. Sau đó, BĐS xuyên đáy thêm 20% nữa, tổng cộng đến nay giảm được 60%. Có lẽ sang năm 2013 BĐS ở Mỹ mới bắt đầu phục hồi. So sánh Việt Nam với các nước Đông Nam Á khác, giá căn hộ trung bình tại Malaysia và Thái Lan chỉ chừng 400-500 USD/m2 (tương đương 10 triệu đồng/m2).
. Xin cảm ơn ông.
Hai “quả bom” lớn trong năm 2013

Hiện nay có khoảng 120.000-180.000 căn hộ tồn kho và xây dở dang. Cứ cho là 100.000 căn hộ đã thu tiền đặt cọc, chừng 500 triệu đồng mỗi căn. Tính lại, tổng tiền nợ khách hàng của các DN BĐS chừng 50.000 tỉ đồng, tương đương 2,5 tỉ USD. Đây là số nợ khủng khiếp. Con số này có thể còn lớn hơn cả nợ xấu ngân hàng. Lý do là khi bong bóng BDS nổ thì quả bom nợ xấu ngân hàng sẽ bị tác động mạnh và tăng cường lực gấp 3, hay 4 lần.Thế nên trong năm 2013, chúng ta sẽ phải đối mặt với hai “quả bom”: nợ xấu ngân hàng và nợ khách hàng của các DN BĐS.

YÊN TRANG

Sức chịu đựng bền bỉ của doanh nhân Việt

October 14, 2012 By Alan Phan

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
13/10/2012
(Bài viết cho Saigon Times nhân Ngày Doanh Nhân của Việt Nam)
Nếu hỏi tôi lợi thế cạnh tranh của doanh nhân Việt so với các đồng nghiệp trên khắp thế giới thì tôi có thể trả lời không cần suy nghĩ là sức chịu đựng bền bỉ của họ và cách điều chỉnh hoạt động nhanh chóng để thích hợp với một môi trường kinh doanh luôn bất ổn.
Trong vài năm qua, tôi đã gặp và nói chuyện nhiều với các doanh nhân Việt, thành đạt cũng như khó nhọc. Họ đều chia sẻ những chuyện làm ăn khá thần kỳ trong thời bao cấp cũng như thời mở cửa chỉ để bám trụ và tồn tại. Tình hình hiện nay rất phức tạp và khó khăn nhưng cơn bão năm Thìn này không nghĩa lý gì khi so lại những trải nghiệm của quá khứ. Tôi nghĩ tiềm lực nội tại của doanh nhân Việt sẽ giúp họ vượt bão và vươn cao hơn khi tình thế xoay chiều.

Tuy nhiên, có một điều khác biệt giữa hôm qua và ngày nay. Hai mươi năm trước, các doanh nhân này còn nhỏ và rất “đói” về mọi phương diện. Họ không có nhiều để mất và cả thế giới áo ạt đổ bộ vào Việt Nam để đầu tư vào một thị trường nguyên sinh (như Myanmar hiện giờ). Các doanh nhân này đã già hơn, mệt hơn và no đủ hơn vào thời điểm này. Thêm vào đó, sau 20 năm, mô hình kinh doanh dựa trên quan hệ tạo đặc quyền đã không còn hiệu lực và các nhà đầu tư ngoại đã bỏ đi tìm những cơ hội khác.

Tôi hy vọng là thế hệ thứ hai của doanh nhân Việt sẽ thay thế bậc đàn anh bằng những kỹ năng mới hơn, những sáng tạo đặc thù hơn và một tầm nhìn dài hạn hơn để xây dựng một nền kinh tế bền vững và hiệu quả. Khác với cha anh, họ sẽ có rất nhiều thứ để mất.

Sau cùng, trong một nền kinh tế dựa trên tri thức, các đột phá thường bất ngờ và lan phủ rất nhanh. Các doanh nhân trẻ phải cảnh giác về những đổi thay liên tục trong công nghệ, trong nhu cầu tiêu dùng, trong lợi thế cạnh tranh để không bị đào thải khỏi cuộc chơi. Sự tiếp cận và tương tác với ngôi làng toàn cầu qua đám mây điện toán hay các phi vụ xuyên biên giới là một nhu cầu thiết yếu.

Với tôi, “nghịch cảnh thường thể hiện nhân tài, trong khi thịnh vượng lại che giấu nó”.

Các câu hỏi của PV Từ Nguyên Báo VN Economy (Kinh Tế Thời Báo):

Nhưng theo ông, sau một vài vụ việc đáng tiếc với một số doanh nhân có tên tuổi ở Việt Nam vừa qua, bài học mà doanh nhân Việt cần rút ra là gì?

Tôi cho rằng, thực tình thì cũng không có điều gì là quá quan trọng cả vì tất cả các nước trên thế giới đều có chuyện doanh nhân phạm luật, họ cũng chỉ là một thành phần của xã hội. Khi phạm luật thì họ sẽ bị xét xử thôi. Còn doanh nhân nào làm sai trái, phải trả giá thì đó cũng chỉ là chuyện riêng của họ.

Sau một vài vụ việc vừa qua, thực tế thì người ta cũng chỉ quan tâm đến những doanh nhân đang hoạt động trong giới ngân hàng, hoặc có những hành động tương tự. Với những người đang hoạt động trong lĩnh vực này hoặc có liên quan, có phạm luật, sai trái tương tự thì đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng. Còn không thì cũng chỉ là những sự cố, những hạt sạn nhỏ mà thôi.

Phải thay đổi nếu không muốn bị đào thải

Vậy còn niềm tin của doanh nhân vào nền kinh tế thì sao, thưa ông?

Niềm tin thì nó khác, nó phụ thuộc vào môi trường kinh doanh. Đó chính là những đòi hỏi về sự minh bạch, về thực thi luật pháp cho công bằng và về những gánh nặng từ chánh phủ như thuế, thủ tục hành chính, chi phí bôi trơn…

Nếu không có những bất cập, những gánh nặng trên thì doanh nhân sẽ thoải mái hơn để sáng tạo, kinh doanh. Tất nhiên, bất cứ môi trường kinh doanh nào cũng có người thua, người thắng.

Do đó, niềm tin hiện nay của đội ngũ doanh nhân nếu có “xao xuyến” chút nào đấy thì cũng do ảnh hưởng của môi trường kinh doanh, chứ không phải là vì một vài người nào đó bị bắt.

Theo ông, bản lĩnh của doanh nhân Việt cần thể hiện như thế nào trong bối cảnh hiện nay?

Tôi cho rằng, anh nào yếu thì phải chấp nhận thua thôi. Những yếu kém mang tính kinh niên của doanh nhân Việt là kỹ năng quản trị về tài chính rất yếu và phần lớn vẫn có tầm nhìn ngắn hạn, thay vì dài hạn nên hệ quả là rủi ro về đạo đức rất cao.

Hai yếu tố trên là yếu kém nhất, còn những kỹ năng khác thì cũng chỉ là bình thường, nó sẽ lớn mạnh dần theo thực tế. Nhưng nếu không muốn bị đào thải thì chắc chắn họ phải thay đổi.

Với những khó khăn hiện nay, ông nghĩ giới doanh nhân Việt có thể vượt qua như thế nào?

Như tôi đã nói ở trên, trong quá khứ, họ đã đối diện với khó khăn còn “ly kỳ” hơn mà họ vẫn vượt qua, nên giờ đây khó khăn cũng là chuyện bình thường. Chỉ lưu ý rằng, tình hình nay đã khác xưa, vì giờ họ dùng những đòn bẩy tài chính quá lớn mà không quản lý nổi thì phải gặp rắc rối lớn.

Tôi đã kể câu chuyện về một người Việt làm ăn tại Mỹ để các bạn hiểu rõ hơn về bản lĩnh người Việt. Chị từ một công nhân thất nghiệp trong nước, sang Đức, sang Mỹ làm công nhân, sau đó tích góp rồi vay tiền để mua lại một cửa hàng, rồi sau đó hàng chục cửa hàng ăn uống, massage… và trở thành một bà chủ giàu có, thành đạt. Chị Gấm này sau còn cố gắng đi học ban đêm để trở thành một quản lý cấp trung của ngân hàng lớn Wells Fargo.

Thua cuộc chỉ là tạm thời…

Là một doanh nhân từng bôn ba khắp thế giới, ông có so sánh gì về môi trường kinh doanh ở Việt Nam và các nước khác?

Nền kinh tế Việt Nam vẫn mới mở cửa, nhiều hoạt động vẫn còn tính chất nguyên khai. Chúng ta đi sau các nước phát triển khác hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nên các thách thức hiện nay là điều bình thường. Vì trước đây thì họ cũng như chúng ta bây giờ.

Nhưng vì đi sau thì chúng ta phải lo tránh những sai lầm, hạn chế của người đi trước. Nếu vẫn cố tình đi vào vết xe đổ thì đó không những là phí phạm mà còn phải coi là ngu ngốc.

Ông có ấn tượng về giá trị gia tăng của doanh nhân Việt hiện nay?

Tôi cho là không nhiều, vì nhìn chung một bộ phận không nhỏ vẫn có lối kinh doanh bầy đàn, thậm chí đi copy của nhau. Trong khi nền kinh tế tri thức, doanh nhân phải dựa trên sự sáng tạo, trên tư duy mới và trên khả năng điều chỉnh để thay đổi kịp thời. Còn nếu vẫn giữ tư duy cũ của thời nông nghiệp 100 năm trước, thì họ sẽ không bao giờ bắt kịp được các đối thủ.

Ông đang có những thay đổi gì và có ấp ủ dự án đầu tư nào ở Việt Nam?

Tôi chỉ mới trở về nước thường xuyên trong vài năm nay và chia sẻ những nhận thức của mình, có thể đúng hay sai, với các doanh nhân Việt. Phần lớn công việc và tài sản của tôi vẫn ở Mỹ và Trung Quốc. Môi trường kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều điều kiện để thích hợp với các mô hình kinh doanh của tôi. Do đó, tôi sẽ khó thâu hoạch được kết quả tốt.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang thương lượng để đầu tư vào một vài dự án ở Việt Nam.

Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam, ông có muốn gửi thông điệp gì đến các đồng nghiệp?

Tôi không có thông điệp gì cả, vì các doanh nhân trong nước có những kỹ năng nhậy bén hơn tôi nhiều về môi trường làm ăn ở đây. Tôi chỉ muốn chia sẻ với các đồng nghiệp rằng nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi sang một chu kỳ mới. Chúng ta phải hiểu là lối làm việc trước kia giờ đã lỗi thời rồi. Phải chấp nhận một tư duy mới và một sáng tạo mới.

Trước bối cảnh khó khăn hiện tại của kinh tế thế giới, và dự đoán là tình hình trong nước còn chưa sáng sủa trong nhiều năm tới, theo nhận định chủ quan của tôi, tôi muốn nói với các doanh nhân của Việt Nam, trong hay ngoài nước, là phải vững tay lái, chăm chú vào mục tiêu và tạo những kế hoạch dài hạn hơn cho doanh nghiệp. Nếu những con người như chị Gấm đã làm được, chúng ta cũng sẽ làm được.

Luôn nhớ rằng “Thua cuộc chỉ là một tình trạng tạm thời. Bỏ cuộc biến nó thành một sự kiện thường trực”.

Alan Phan

T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

Tốc độ của công nghệ trong đời sống

October 19, 2012 By Alan Phan
Khi tôi đọc lại những sinh hoạt của các nhân vật trong tiểu thuyết của Balzac hay Steinbeck vài thế kỷ trước, tôi vẫn tìm thấy những thói quen hàng ngày của họ như trầm ngâm trước ly cà phê buổi sáng, chậm rãi lướt qua các tin tức bình luận trên mặt báo…không khác gì chuyện tôi vẫn làm xưa nay. Nhưng con cái tôi và các thế hệ sau này có thể không biết báo giấy là gì hay ai lại có thì giờ nhâm nhi ly cà phê? Ngày nay, chúng lướt qua các tin quan trọng đã tải sẵn trên Ipad hay Iphone, nốc cạn ly cà phê hòa tan và vội vàng đưa con nhỏ đi gởi nhà trẻ. Bửa ăn sáng là một thanh ngũ cốc (cereal bar) trong khi lái xe.Tốc độ của công nghệ đã thay đổi thói quen trong đời sống và từ đó, tư duy của con người đã biến thiên tận gốc rễ.

Tôi còn nhớ vào năm 1982, một phái đoàn của GE Capital ghé thăm đảo Hải Nam (Trung Quốc) để thảo luận việc tài trợ cho vài dự án. Khác hẳn Bắc Kinh hay Thượng Hải, chúng tôi như quay về thế kỷ thứ 19. Chúng tôi bảo nhau nếu bây giờ, Thế Chiến Thứ Ba xẩy ra hay Tổng Thống Mỹ Reagan có bị ám sát, chắc chúng tôi sẽ hoàn toàn không hay biết trong 7 ngày nơi đây. Lý do là với 1 đài TV, 1 đài radio và 2 tờ báo toàn bằng Hoa ngữ, cộng với khó khăn khi dùng điện thoại liên quốc tế, sự cô lập của chúng tôi gần như toàn diện. Tuy nhiên, chỉ 20 năm sau đó, khu vực Tân Á phía nam đã trở thành một khu nghĩ dưỡng danh tiếng của Á Châu với hơn 15 khách sạn 5 sao.

Khi chúng tôi đi nước ngoài công tác vào thập niên 70, việc bực nhất là phải dùng điện thoại ở quốc gia sở tại kêu về trụ sở chính ở Mỹ. Thường thường, chúng tôi phải kêu tổng đài đặt hàng rồi đợi họ kêu lại cho mình khi họ tiếp nối được với điện thoại bên Mỹ. Thời gian chờ đợi có thề là 5 phút đến 50 phút. Và bạn không thể rời phòng, vì nếu tổng đài kêu lại bạn không được, họ cắt cuộc gọi và mình phải làm 1 cú đặt hàng khác. Nhiều khi cần đi vệ sinh cũng phải chào thua.

Nhưng sự lạc hậu của kỹ thuật truyền thông cũng giúp chúng tôi nhiều thời gian rãnh rỗi thú vị. Tôi nhớ khoảng cuối năm 1978, tôi và 2 nhân viên quản lý Mỹ vừa hoàn tất một hợp đồng cho Garuda thuê chiếc Boeing 727. Chúng tôi ra gởi nguyên tập hồ sơ qua PanAm để chuyển nhanh về New York cho ban pháp lý điều chỉnh và soạn bản văn sau cùng. Sau đó, chúng tôi có 3 ngày cùng 2 ngày cuối tuần để ăn chơi. Chúng tôi mời vài cô bạn gái Indo, bay xuống một khu nghĩ dưởng ở Bali bằng tiền của hãng (OPM) để tiệc tùng. Đó là một thú vui tuyệt vời. Khi kể chuyện lại cho một đồng nghiệp trẻ tháng rồi tại Mã Lai, anh ta ghen tị bực tức. Hợp đồng vừa thảo luận xong, anh Email về trụ sở New York. Sáng hôm sau, khi ngủ dậy là đã nhận nguyên văn bản đã chỉnh sửa để họp tiếp với các khách hàng địa phương.

Trong những thập kỷ vừa qua, chưa bao giờ công nghệ đột phá nhanh như vậy. Phải mất cả 10 ngàn năm để chiếc xe hơi thay con ngựa trong vận chuyển. Chỉ cần 100 năm để thói quen gởi thơ qua Bưu Điện gần như chấm dứt. Khi một CEO thuyết trình về dự án IT của anh về một công nghệ bán dẫn mới nhất cho các nhà sản xuất chips, chúng tôi hỏi anh rủi ro lớn nhất của dự án là gì. Anh nói rất bình thản,” tôi sợ rằng khi tôi bước ra khỏi đây thì công nghệ này có thể đã lỗi thời rồi.” Với công nghệ, Zuckerberg khởi nghiệp với 1 ngàn đô la trong căn phòng nội trú và xây Facebook thành một công ty thị giá 100 tỷ đô la trong 8 năm. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích IT cho là chỉ 15 năm sau, không còn ai dùng Facebook.

Ngày nay, các trẻ em ở Âu Mỹ cũng xa dần thiên nhiên và những vẻ đẹp đơn giản. Chúng bù đầu vào những video games, những lướt sóng trên mạng và text cho nhau qua điện thoại từ những căn phòng kín mít trong một nhà tù thoải mái. Thú lang thang thả diều trên đồi hay qua đồng cỏ chỉ còn hiện diện ở vùng quê vùng xa của các xứ nghèo. Khi tôi kể về thú hái hoa bắt bướm, hay đá dế, con trai tôi phê bình là “đồng bóng”, “man rợ”. Chúng không chấp nhận việc làm tổn thương bất cứ một sinh vật nào, nhưng lại reo hò khi giết người liên tục trong trò chơi của thế giới ảo.

Có lẽ đó cũng là một nghịch lý của cuộc cách mạng công nghệ. Thay vì cho chúng ta nhiều thời giờ hơn nhờ sự gia tăng hiệu năng, chúng lại đem đến cho chúng ta nhiều công việc hơn cùng với áp lực. Dữ liệu và kiến thức được tiếp cận dễ dàng với một số lượng “khủng” tạo nên một rối loạn về thứ tự ưu tiên cũng như về mức độ tin cậy.

Chúng ta có rất nhiều lựa chọn hơn nên năng động hơn trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng nhận chịu nhiều thách thức đến độ chúng ta chỉ mong muốn được yên lặng, bất động và trống rỗng. Chúng ta muốn quay về những ngày xưa…khi những tấm lòng thương nhau còn biết cười nghiêng tà áo. Và những chiếc lá mùa thu vàng như tóc nàng công chúa trong một cổ tích mê hoặc nào.

Nhưng có lẽ đó chỉ là những ước mơ thóang qua. Dù chóng mặt vời tốc độ của công nghệ, việc quay về với trí tuệ của trăm năm trước vẫn có thể làm chúng ta kinh hoàng. Nhất là khi bị kẹt lại trong những quốc gia không bao giờ muốn thay đổi; với đám đông chung quanh, “đám mây kiến thức” là khoa học giả tưởng, “dư luận thế giới” là chuyện tào lao của bọn Tây Phương, “kinh tế thị trường” là khi các anh có đô la đợi sẵn ở Thụy Sĩ, “tài sản của nhân dân” là OPM, và “ngôi làng toàn cầu” vẫn có cây đa cao ngất tầng xanh.

Tệ hơn hết là chúng ta vẫn làm những gì chúng ta đang làm, nhưng nếu năng đi chùa khấn vái thì dịnh mệnh sẽ đổi thay và đem chúng ta “tiền rừng bạc biển”.

T/S Alan Phan

21 June 2012
Source: www.gocnhinalan.com 

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Năm Thói Quen Làm Việc Hiệu Quả

October 22, 2012 By Alan Phan  
Trong khi bị bao vây bởi cả trăm sinh viên sau buổi nói chuyện ở Hà Nội, để thoát thân, tôi phải hứa với một bạn sinh viên là sẽ chia sẻ 5 thói quen làm việc hiệu quả nhất của tôi trong 20 năm vừa qua. Suy nghĩ lại, tôi thấy một thói quen cần hơn cả 5 thói quen dưới đây là tập nói “NO”, vì nếu không, vợ con sẽ mắng mỏ, thân thể sẽ la rầy và ngày nghỉ lễ trên bãi biển thơ mộng sẽ thành một ngày trên máy tính cho BCA.

1. Viết ra điều phải làm

Mỗi sáng, việc đầu tiên sau khi tập thể dục là tôi tìm một chỗ vắng, với cuốn sổ và ly cà phê, viết ra 10 điều tôi dự định sẽ làm trong ngày (Things To Do). Bắt đầu bằng những việc quan trọng trước và những việc đã ghi nhớ trong các ngày qua mà chưa hoàn tất. Tất cả chỉ mất 15 phút.
Mỗi thứ hai đầu tuần, tôi kiểm lại hiệu quả những việc đã làm và chưa làm trong tuần. Mỗi ngày đầu tháng và mỗi ngày đầu năm, tôi cũng tiến hành quy trình tương tự. Thời này, tôi nghe người ta nói đây là việc “tự phê và tự tha thứ”.
15 phút mỗi ngày và 15 phút mỗi tuần, cộng với 30 phút mỗi tháng và 2 giờ mỗi năm khiến tôi mất cả thảy 111 giờ hay 5 ngày. Tuy nhiên, tôi đã tiết kiệm không biết là bao nhiêu thì giờ khỏi chạy lanh quanh vì lạc hướng, vì quên, hay vì bị những thứ lăng nhăng khác quấy nhiễu.

2. Suy nghĩ, nói và làm chậm chạp
Hồi trẻ tôi có thói quen phản ứng rất nhanh, từ lời nói đến việc làm, đôi khi không kịp suy nghĩ. Do đó, tôi phạm nhiều lỗi lầm ngu xuẩn, nhất là khi đối phó với những cáo già của trường đời. Tôi đã lầm tưởng khi cho rằng sự nhanh nhẩu của tôi minh chứng một kỹ năng siêu đẳng và làm người đối diện thán phục. Đôi khi, tôi hứa hẹn quá khả năng thực hiện; nhiều lần, tôi quên mục đích tối hậu của mình trong phi vụ. Dĩ nhiên, nếu đề nghị đến từ một chân dài hấp dẫn, câu hỏi đầu tiên là tôi ký ở chỗ nào?
Lúc này, tôi không bao giờ trả lời một đề nghị làm ăn gì trước 10 ngày. Tôi muốn tôi và nhân viên suy nghĩ thật kỹ và khảo cứu (research) thấu đáo về nhiều góc cạnh. Khi trả lời, tôi có nhiều lối thoát (escape clauses) để phòng vệ khi phi vụ không đi theo mong muốn. Sau cùng, tôi cố ý thi hành chậm chạp mọi điều khoản để nhận rõ những lỗ hổng và để có thì giờ điều chỉnh.
Nhiều bạn làm ăn thường tiếp thị là dự án hay công ty này thuộc loại “cơ hội ngàn năm một thuở”. Tôi thấy các cơ hội ngàn năm này gõ cửa mỗi ngày khắp nơi.

3. Đã làm thì đừng sợ
Khi đã quyết định bắt tay làm, chăm chú vào việc hoàn tất phi vụ. Luôn luôn thực tế nhận định là thách thức và khó khăn sẽ đến từng giờ từng ngày. Đây không phải là lúc than thân trách phận hay tìm cách đổ lỗi cho người khác. Mình hoàn toàn chịu trách nhiệm phần vụ của mình và sẵn sàng trả giá cho mọi sai lầm thất thoát. Nhìn thẳng vào mục tiêu và không sợ sệt trước bất cứ áp lực gì. Mở rộng trí óc để đón nhận đề nghị và phê bình, nhưng không bao giờ “nhận rác” từ kẻ đối nghịch hay ganh tị.
Bình tâm với kết quả hàng ngày. Sáng tạo cùng đội ngũ để tìm giải pháp, không phải để “bới lông tìm vết”. Say sưa với những khám phá mới, học hỏi mới và quan hệ mới. Vui vẻ và lạc quan trong mọi hoàn cảnh, dù rằng thực tại có khó khăn đến đâu. Nhưng cũng đừng bay cao quá mà hoang tưởng vô lối. Thua keo này, bày keo khác. Tiếp tục đi.
Dù trong lòng có sợ cũng phải tự bảo lòng là “can đảm”. Tự kỷ ám thị là một phương thuốc hữu hiệu cho tầm nhìn tích cực. Hollywood có câu,” đừng bao giờ để bọn chúng thấy mình đang đổ mồ hôi lạnh”. Phải lì lợm thôi.

4. Giữ lời hứa
Trong bậc thang giá trị về đạo đức kinh doanh, giữ lời hứa là định chuẩn cao nhất. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, lời hứa là một “bản vị” quan trọng hơn tiền bạc nên tôi tiêu xài rất dè sẻn. Khi tôi lập một cuộc hẹn với bất cứ ai, dù với một nhân công, tôi cố gắng đến đúng giờ. Nếu một sự cố gì ngăn chận, tôi luôn điện thoại trước 10 phút để thông báo và xin lỗi.
Với những chuyện lớn hơn, trong các dự án làm ăn với đối tác, tôi luôn nói rõ những điều tôi không có khả năng thực hiện, trước khi “gáy” về năng lực của mình. Minh bạch giúp rất nhiều trong việc giữ lời hứa vì đối tác của tôi không bao giờ có những “mong đợi” ngoài tầm tay.
Quan trọng nhất là chuyện tiền bạc. Hai mươi năm qua, tôi không vay mượn một đồng nào, kể cả tiền ứng trước của các thẻ tín dụng. Việc kiếm tiền để trả lãi suất đúng hẹn là một kinh doanh thực sự gay go, nhất là trong những cuộc khủng hoảng kinh tế. Do đó, dù phải trả giá cao khi bán cổ phiếu thay vì trái phiếu, tôi vẫn hoan hỉ chấp nhận vì không muốn làm mất lời hứa của mình. Đặt OPM (tiền người khác) ở vị trí ưu tiên hơn tiền của mình là cách hay nhất để người ngoài tiếp tục tin cậy và làm ăn với mình.

5. Giữ niềm tin
Ông Khổng Tử nói “vi nhân nan” (làm người khó). Ông Alan nói, làm việc kiếm tiền còn khó hơn. Dĩ nhiên, các ông quan nói, kiếm tiền dễ ẹt. Nhưng ngay cả các quan, cũng thường xuyên đối diện với khó khăn và tuyệt vọng. Đây là những lúc “niềm tin” đem lại cân bằng cho tình thế và tiếp tục giữ lửa cho hành trình.
Tôi luôn cho rằng tài sản mềm quý giá nhất của xã hội, của quốc gia, của công ty, của cá nhân là niềm tin. Ngoài sự đam mê để tìm cái vui thú vị cho mọi việc lớn nhỏ, chúng ta cần niềm tin vào sự thành công sau cùng của dự án, của lý tưởng hay của định mệnh. Hãy nhớ là thua cuộc chỉ là tình trạng tạm thời, bỏ cuộc biến nó thành thất bại. Còn niềm tin thì chưa bỏ cuộc.
Quan trọng như vậy, nên niềm tin không thể được tạo dựng hời hợt mà phải trải qua mọi thử thách, thí nghiệm, khảo sát và sàng lọc. Không phải thầy cô cha mẹ nhồi vào đầu óc từ bé, xã hội bạn bè chung quanh lập đi lập lại mà “niềm tin” thành một giáo điều bất di dịch, luôn hợp thời hợp cảnh hợp tình. “Không ngừng đặt câu hỏi” là nhắc nhở gối đầu giường của tôi, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Khi người bán hàng nhanh nhẩu “tin tôi đi hay tin đồng chí đó đi”, tôi thấy nhiều lý do để chạy và không nhìn lại
.…….
Không biết vì lúc này mưa nhiều hay vì trời đã sang thu, nên biển Long Hải vắng hẳn đi dù cuối tuần. Ngay cả những con chim, có lẽ vì vừa đọc bài “một quốc gia mỏi mệt” của tôi, nên cũng lười biếng và lơ đãng. Nhưng dù sao, tôi cũng vẫn yên bình trong góc nhỏ này của biển lớn. Đằng sau tôi, các bạn chuyên gia và doanh nhân cùng quan chức đang đăng đàn bàn luận về “giải pháp cứu bất động sản” và “hiện tượng bỏ đi của các nhà đầu tư FDI”. Các đề nghị đa dạng nhưng cốt lõi thì vần là “xin-và-cho”. Người xin và người cho đều rỗng túi.

Tôi nghĩ các con chim ngoài bãi cát thông minh hơn nhiều.

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Thế hệ của tôi – một thế hệ vứt đi

Bạn của tôi ạ, bạn hỏi tôi đang nghĩ gì trong đầu ư?
Tôi cũng như bạn vậy. Tôi không hiểu các bạn nghĩ gì trong đầu.

Các bạn không thấy một ngày của các bạn trôi qua buồn tẻ sao. Các bạn trao nhau những câu từ nhạt thếch. Các bạn tung ảnh tự sướng. Các bạn vào mạng xã hội chửi một thằng hiếp dâm. Một thằng đâm cha, chém mẹ, và châu đầu vào cái quần lót của 1 người mẫu để mà bình phẩm v.v. Các bạn tung tăng khắp nơi, trợn mắt dòm dòm từ cái chuồng xí trở đi, miệng trầm trồ xuýt xoa: “Ồ, lạ quá, đẹp quá”. Các bạn về ưỡn bụng, vắt chân chữ ngũ mà thầm nhủ ta là người hạnh phúc nhất đời.

Các bạn có bao giờ mơ thấy những gì lớn lao hơn chuyện ngày mai sẽ sống thế nào chăng? Tôi chắc là không. Cái xã hội này đã dạy cho các bạn cách sống mà chẳng cần phải tư duy gì cả rồi. Các bạn chẳng cần tri thức, chẳng cần sự thật. Các bạn thậm chí cũng chẳng cần bộ não nữa. Cứ cột các bạn lại, như cột những con cừu ấy, rồi ném cho mỗi người một bó cỏ. Thế là xong.

Các bạn có dám dấn thân vào cuộc sống này không, có dám thay đổi cuộc sống này không? Các bạn có thấy buồn không khi hòa bình đã bốn chục năm mà đất nước vẫn chưa có nổi một ngày sung sướng? Các bạn có thấy nhục nhã không khi từng tốp sinh viên Việt Nam vừa dí bưu ảnh vào mặt người nước ngoài vừa giải thích bằng thứ tiếng Anh lắp ba lắp bắp: “Đây Việt Nam, đây Hồ Hoàn Kiếm, đây Hoàng Thành”? Người ta quan tâm đến cái xứ này cũng chẳng nhiều hơn họ quan tâm đến sao Hỏa. Mà có khi còn chẳng bằng đâu các bạn ạ.

Các bạn có đau không khi mảnh đất quê hương mình bị người ta xâu xé, khi đập thủy điện bị vỡ, khi đồng bào các bạn lang thang không cửa không nhà? Các bạn có buồn không khi tổ quốc nghẹn ngào nhìn “người lạ” lấn dần từng phân đất, từng mảnh rừng đầu nguồn và chở đi từng tấn tài nguyên. Các bạn có muốn khóc không khi một ông già cúi gập người bôi xi lên giày của một ông Tây, và rưng rưng cảm kích với mấy đồng tiền lẻ nát?

Tất cả nỗi đau hằn xuống mảnh đất này có đáng làm cho các bạn quan tâm hơn một cái túi xách Gucci, một hốt–gờ hở trên hở dưới hay chẳng may toạc váy hở nội y, hay một cô ca sĩ hay người mẫu mới nổi với những phát biểu “đầy chất xám”, một trận đấu bóng hay một cuốn tiểu thuyết ba xu không? Muốn hiểu được nỗi đau các bạn chẳng cần tìm chúng trong một cuốn tiểu thuyết ba xu làm gì. Cách các bạn không xa, người ta đang khóc, người ta đang phải gồng mình lên mà chống chịu và nuốt nước mắt vào trong lòng. Một con đê đang vỡ. Một con tàu sắp chìm. Rất nhiều tập đoàn kinh tế vỡ nợ mà chính các bạn phải gánh lấy phần trả nợ. Một khúc sông sắp mất. Người dân ngậm đắng nhìn từng tấc đất có máu thịt tổ tiên bị mất.

Còn các bạn thì sao? Các bạn ở trong nhà, trùm chăn kín đầu, đánh đánh gõ gõ trao cho nhau những lời nhạt phèo và foward những tin nhắn vô vị. Tôi không nói như thế tức các bạn phải ôm súng xông ra chiến trường hay phải đao to búa lớn hay phải là cái gì cho lớn lao. Mà rằng các bạn chẳng thiết làm gì cả, chẳng thiết tìm hiểu, chẳng thiết suy ngẫm, chẳng thiết tìm tòi.

Tất nhiên khi đọc đến đây, các bạn sẽ tấn công lại cá nhân tôi bằng những câu hỏi đại loại như sau: “Thế mày đã làm được cái quái gì ra hồn chưa mà lớn tiếng la lối và chỉ trích”. Tất nhiên tôi sẽ thẳng thắng trung thực trả lời, tôi cũng không khác mấy các bạn là bao, bởi thế hệ chúng ta – Một thế hệ vứt đi! Tôi cũng sẽ thành thật trả lời rằng:

– Tôi vẫn không biết phải làm thế nào để ngư dân VN không bị tàu lạ đánh, có nói gì, làm gì cũng không làm các ngư dân có cái ăn và những người đã chết sống lại.

– Tôi chả làm gì được để khiến những tệ nạn chấm dứt.

– Tôi chả làm gì được để khiến các ông lãnh đạo hết tham nhũng và dân bớt khổ.

– Tôi cũng chả làm gì được để làm cho điện hết cúp và giao thông hết tắc, và xăng thôi không tăng giá.

– Tôi chả làm gì được hay có giải pháp gì làm cho cô gái trẻ ở các tỉnh nghèo ngưng đi lấy chồng ĐL, HQ.

– Tôi không biết làm gì hay có kế sách gì để khiến các người dân nghèo thôi bán nhà sang xuất khẩu lao động ở Malaysia hay Đông Âu.

– Tôi chả biết làm gì để ngăn các cô gái trẻ không lơ ngơ bị lừa sang làm điếm ở Campuchia.

– Tôi vẫn không biết làm thế nào để các tập đoàn kinh tế bớt làm ăn thất thoát, kém hiệu quả, tham nhũng tràn lan

– Tôi chả biết làm gì, và làm thế nào để bla bla bla,…

Tôi biết bạn sẽ chúng ta sẽ chẳng làm dược gì hơn, nhưng bạn ạ, chúng ta, khi chưa có 1 hành động thực sự cụ thể và 1 giải pháp rõ ràng, ít nhất có thể lên tiếng để làm thức tỉnh và tác động. 1 hành động nhỏ nhoi là quan tâm và lên tiếng vẫn còn hơn ngồi yên đó thụ động chết chìm trong ảo tưởng và tự thõa mãn tự phong.

Và tôi đã sống, và tôi đã hiểu tại sao cái xã hội này vô cảm đến vậy, vô tâm đến vậy rồi. Vì nơi đó còn một lớp người không biết tư duy, không ý chí tiến thủ, không tri thức, không nghị lực, không ước muốn, không lý tưởng, không cả niềm tin? Họ giới hạn hạnh phúc của mình trong hai mươi mét vuông nhà, bàn chuyện thiên hạ và tính xem ngày mai nên đi xem phim hay lượn phố. Họ không đòi hỏi một điều gì hết, họ không ý thức được vị trí của mình, chẳng cần rung động, chẳng cần xót xa. Họ chẳng có động lực để làm bất cứ điều gì trừ khi người khác lấy roi quất vào mông họ.

Gần 3 giờ rưỡi sáng.

OH, Chủ Nhật, Ngày 7/10/2012

Tiểu Bối

Nguồn: http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/the-he-cua-toi-mot-the-he-vut-di.html

Đánh bạc bằng OPM

October 9, 2012 By Alan Phan

Ts. Alan Phan: Điều hành DNNN ở Việt Nam giống như đi đánh bạc mà không dùng tiền mình

Ts. Alan Phan – Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa Fund tại Hồng Kông khi trao đổi với chúng tôi đã cho rằng, còn duy trì tập đoàn, tổng công ty thì Nhà nước sẽ còn phải tiếp tục “chạy theo trả nợ”. Thay vì tái cấu trúc, thu gọn hoạt động, rút bớt số lượng các doanh nghiệp này thì Việt Nam cần phải chấp nhận vận hành theo cơ chế thị trường – tức rút “gậy chống lưng” để các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh như một doanh nghiệp bình thường.

Khi quyết định thành lập các tập đoàn và tổng công ty, Việt Nam cũng mong muốn rằng đó sẽ là những Chaebol như của Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến nay Theo ông, tại sao mô hình này lại không thành công ở Việt Nam?

Có 3 yếu tố có thể tóm tắt nên sự thành công của các Chaebol của Hàn Quốc bao gồm: Thiên thời, địa lợi và nhân hòa.

Thứ nhất, thời điểm Chaebol ra đời thì trên thị trường thế giới chưa có một nền kinh tế mạnh như Trung Quốc của bây giờ. Do vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư vốn vào Hàn Quốc để làm công xưởng sản xuất, do nước này có lợi thế là gần Nhật Bản, học được kỹ thuật chất lượng của Nhật trong khi các yếu tố khác khá rẻ so với Nhật Bản. Do vậy, mọi “ưu ái” của nhà đầu tư đã dồn về phía Hàn Quốc

Thứ hai là yếu tố địa lợi. Hàn Quốc lúc đó ngoài vị thế trên thị trường, còn lợi thế là đồng minh chiến lược của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc. Quốc gia này đã dành cho Hàn Quốc sự giúp đỡ mạnh mẽ bởi Mỹ với viện trợ tài chánh và kỹ thuật, cũng như mở cửa thị trường Mỹ cho sản phẩm Hàn Quốc.

Thứ ba là nhân hòa. Người dân Hàn Quốc lúc đó rất chịu khó học hỏi cầu tiến. Trong số du học sinh tại Mỹ thì số sinh viên Hàn Quốc chiếm lượng lớn nhất tại các trường đại học. Do vậy, người Hàn Quốc được đào tạo theo văn hóa phương Tây từ rất sớm.

Và một điểm cốt lõi là các Chaebol được điều hành bởi tập đoàn tư nhân. Chính phủ chỉ hỗ trợ về vốn, còn vấn đề điều hành do tư nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm, tiền đầu tư được quản lý chặt bởi các gia đình tư nhân. Điều hành lối thị trường và quản lý bởi gia đình nên tham nhũng không phải là vấn nạn.

Trong khi ở Việt Nam, yếu tố “thiên thời” gần như không có do thời điểm hình thành các tập đoàn và tổng công ty nhà nước là lúc phần lớn ở các nước trên thế giới đã xóa bỏ mô hình này, nhất là sau thất bại kinh tế nặng nề của Liên Xô và Trung Quốc thời mới mở cửa.

Nhưng yếu điểm lớn nhất vẫn là việc quản trị hoạt động yếu kém, tiền của người khác (OPM) thì mạnh anh nào anh nấy “rút ruột”. Ngày nay, ngay cả các Chaebol ở Hàn Quốc cũng đã gặp rắc rối vì yếu kém quản trị không đem lại hiệu quả so với các đối thủ nhỏ và nhanh hơn.

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng đầu tư ngoài ngành mới chính là nguyên nhân dẫn đến “cái chết” của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam, ông có nghĩ thế không?

Không, tôi không nghĩ thế. Kinh doanh mà không phải dùng tiền của mình thì chắc chắn sẽ không bao giờ có hiệu quả. Giống như việc đi đánh bạc mà không đánh bằng tiền của mình, sinh lời thì mình hưởng, còn thua lỗ thì người khác lãnh dùm.

Nghiêm trọng hơn là, cho phép thành lập các doanh nghiệp này nhưng lại thiếu các cơ chế để quy trách nhiệm cá nhân.

Các Chaebol của Hàn Quốc nếu hoạt động không hiệu quả thì người điều hành bị sa thải ngay lập tức dựa trên các chỉ số tài chánh, ngắn và dài hạn. Còn ở Việt Nam, với tư tưởng nhiệm kỳ, có 5 năm, tôi sẽ cố gắng làm thật nhiều dự án mới, không phải vì mục tiêu lợi nhuận chung hay xây thương hiệu công ty mà để thu lợi cá nhân qua tiền bạc hay quyền lực.

Còn việc đầu tư một ngành hay đa ngành bản chất không khác nhau. Khi muốn điều hành DN phải coi việc quản lý hiệu quả là vấn đề quan trọng hàng đầu.

Như vậy, ý ông là việc hạn chế đầu tư đa ngành của các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước không phải là vấn đề cốt lõi, mà cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách minh bạch và giao trách nhiệm cụ thể cho cá nhân?

Rất khó có thể nói cái gọi là “nâng cao hiệu quả sử dụng đồng tiền” khi mà mỗi ngày, một cá nhân đại diện phải quyết định cả triệu USD nhưng không phải tiền của mình, không đủ kỹ năng quản trị, không có thì giờ giám sát (vì mất rất nhiều thì giờ vào quan hệ), sử dụng người theo giới thiệu của bà con bạn bè phe nhóm…

Chính phủ dự kiến sẽ rút xuống chỉ còn 5 -7 tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong những lĩnh vực thiết yếu, ông có cho rằng điều này sẽ giúp Việt Nam quản lý tốt hơn hoạt động của các doanh nghiệp này không?

Theo tôi, nếu đứng trên góc độ kinh tế thuần túy, bỏ qua những mục tiêu chính trị, xã hội thì việc duy trì các tập đoàn, tổng công ty dưới sự bảo hộ của Nhà nước sẽ có hiệu quả tốt hơn vì mất ít tiền hơn.

Chính phủ đã “dám” cắt xuống còn 5 -7 tập đoàn, tổng công ty tại sao không “dám” cắt hẳn sự bảo hộ đối với các đơn vị này?

Nếu biện hộ đó là những lĩnh vực thiết yếu, Chính phủ phải phụ trách thì ai sẽ là người quyết định rằng mô hình kinh doanh này quá quan trọng không thể thay thế nhà nước?

Đơn cử như điện lực của Mỹ, nơi tôi ở, cả trăm năm nay đều do tư nhân điều hành, 20 – 30 năm mới cắt điện một lần và người chủ doanh nghiệp điện phải đi xin lỗi từng gia đình do sự cố thiên tai; trong khi tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng – nơi tôi đang sinh sống, cũng được đánh giá là khu đô thị hạng sang bậc nhất ở Việt Nam, thì việc cắt điện mỗi tuần được coi là việc bình thường!

Là một trong những người giúp kết nối các nhà đầu tư, ông thấy các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn gì trong việc cải cách khối doanh nghiệp Nhà nước hiện nay của Việt Nam?

Tôi cho rằng muốn thu hút được đầu tư nước ngoài, bản thân môi trường kinh doanh của chúng ta phải tự hoàn thiện trước khi họ có ý kiến. Phần lớn đang “wait and see” (đợi xem). Các nhà đầu tư luôn đặt mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả dự án lên hàng đầu. Họ chỉ chọn Việt Nam nếu ở đây thỏa mãn nhu cầu họ. Còn nếu không, có vài trăm cơ hội đầu tư vào các nước khác đang “mở cửa đón chào”.

Xin cảm ơn ông!

Khánh Linh (thực hiện)

Nguồn: http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/danh-bac-bang-opm.html

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Một người cha lý tưởng ???

Ngàn xưa, người ta đã hiểu, “thượng bất chính hạ tắc loạn”. Ngày nay, các bậc phụ mẫu của dân hay ngạc nhiên khi con cái và thần dân của mình ích kỷ, lười biếng, tham lam và lừa lọc nhiều quá. Có lẽ suốt ngày họ rao giảng, truyền đạo liên miên nên không có thì giờ nhìn lại “hành động” của mình? Chị Kim Yến của báo Saigon Tiếp Thị nhờ tôi viết một bài về “Người Cha Lý Tưởng” nhân ngày Fathers’ Day của Mỹ.

Tôi công nhận là tôi có 2 khả năng và kinh nghiệm hơn nhiều người: một là kiếm tiền và mất tiền một cách lương thiện và hai là chém gió giúp vui cho đời qua các bài viết trên blog khi không ngủ được. Tôi không hiểu tại sao các mạng truyền thông lại muốn nghe tôi nói về những đề tài mà tôi rất dở và thua nhiều hơn thắng: về mẫu người tình lý tưởng, về người chồng hay vợ lý tưởng, về người cha hay con lý tưởng, về người thầy hay trò lý tưởng…


Trước hết xin nói rõ 2 điều: tôi không phải là một chuyên gia về đề tài này và tôi không nghĩ cá nhân tôi là một người cha lý tưởng. Thực ra, “lý tưởng” thời nay rất gần với ảo tưởng. Với những đòi hỏi hàng ngày của cơm áo gạo tiền, rồi áp lực về công việc từ mọi phía, cộng them một môi trường rất bất ổn cho liên hệ gia đình, sức khỏe và tương lai, khi một người cha bỏ thì giờ để suy nghĩ về “vai trò lý tưởng” của mình, đây cũng đã là một hành xử xa xỉ.

Tôi vẫn nói một con người lý tưởng phải hội đủ 6 khía cạnh: sức khỏe, tinh thần, trí tuệ, tâm linh, xã hội và tài chánh. Tôi cũng nói là khi mỗi con người trong chúng ta đạt được tiến bộ mỗi ngày trong cả 6 lĩnh vực so với ngày hôm trước thì chúng ta đã có một ngày thành công. Nhiều ngày thành nhiều tháng, rồi nhiều năm…và trở thành một thói quen. Thói quen tiến bộ cấu trúc nên cá tính của một con người; và qua góc nhìn của tôi, đây là một người thành công.

Một con người thành công là nền tảng của một người cha, người chồng, người con hay một người mẹ, người vợ, người tình thành công.

Trên cả sự thành công là một tình yêu đúng nghĩa giữa các con người: một tình yêu cho đi mà không đòi hoàn trả, hay mong ước. Tình yêu giữa cha con phải vượt qua những đòi hỏi về tài sản, về quyền lực, về sĩ diện, ngay cả về trí tuệ. Nó phải thăng hoa thành một tình bạn cao quý, chân thật, cởi mở và tương kính. Khi con còn nhỏ, thì cha bảo vệ và giáo dục cho con. Khi cha già, thì con giúp đỡ và săn sóc cha. Khi con ra tranh đấu với đời, cha ngồi xuống kể cho con nghe những trải nghiệm, sai lầm, tư duy…để con làm hành lý và cùng con thảo luận những lựa chọn cho hành trình.

Giữa hai người bạn, không có phán đoán, chỉ trích, chê bai…mà chỉ có khuyến khích, nâng đỡ và chia sẻ. Đường đời thường nhiều gian truân, cha con không cần phải tạo nên thêm những gánh nặng, từ vật chất đến tinh thần, cho nhau; mà phải cố gắng làm một người bạn đời tốt nhất của nhau.

Và dĩ nhiên, khi con còn nhỏ hay bất cứ khi nào con cần, người cha phải đóng vai trò một nhà giáo. Theo tôi, người thầy hay giỏi nhất là người biết đưa ra một tấm gương cho đứa học trò qua các hành xử của cá nhân mình. Ngay từ bé, các em thường rất bén nhậy về những cảm nhận. Chúng sẽ bắt chước thật tự nhiên và trung thực những tấm gương sống qua cuộc đời của những người mà chúng cho là “đáng kính và đáng theo”. Do đó, con một ông giáo thường đam mê học hỏi; con một trọc phú thường biết làm ăn bằng nhiều cửa sau; con một anh du đãng cướp đường thường nối chí cha làm “sáu búa” hay “năm dao”.

Những lời giáo huấn và những khẩu hiệu hoành tráng thường không chút ảnh hưởng gì đến tư duy đứa bé. Tấm gương là tất cả.

Ngàn xưa, người ta đã hiểu, “thượng bất chính hạ tắc loạn”. Ngày nay, các bậc phụ mẫu của dân hay ngạc nhiên khi con cái và thần dân của mình ích kỷ, lười biếng, tham lam và lừa lọc nhiều quá. Có lẽ suốt ngày họ rao giảng, truyền đạo liên miên nên không có thì giờ nhìn lại “hành động” của mình?

T/S Alan Phan

22/6/2012

T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

Tài sản mềm của nước Mỹ

Tài sản mềm của một quốc gia thường tụ hội từ nhiều nhân tố. Tài sản lớn nhất của Trung Quốc là 5 ngàn năm lịch sử và văn hóa đặc trưng của Nho giáo, thể hiện qua lối sống của 1.3 tỷ dân và hơn 100 triệu Hoa kiều. Mặt trời không bao giờ lặn trên đế chế Anh 100 năm trước nên người Anh thường rất khôn ngoan trong những lựa chọn về chính trị, kinh tế và xã hội…vì họ đã từng trải qua bao thời vàng son cũng như khốn khổ. Hoa Kỳ thì chỉ mới lập quốc hơn 200 năm nhưng hiện nay, tài sản mềm của nước Mỹ lan tỏa khắp hoàn cầu và tạo hướng cho rất nhiều trào lưu trong sinh hoạt của nhiều dân tộc.

Dù đa dạng, phức tạp và có thể gây nhiều tranh cãi, trong góc nhìn của tôi, 5 năm tài sản mềm lớn nhất của nước Mỹ gồm có:
1. Niềm tin của người dân

Nếu hỏi một người Mỹ là họ tin vào cái gì, ngoài đức tin vào tôn giáo riêng, câu trả lời sẽ là một giao ước xã hội (social contract).

Điều kiện đầu tiên của giao ước là tôi bình đẳng và tự do trước mọi cơ hội để mưu tìm hạnh phúc cho mình và gia đình, từ vật chất đến tinh thần. Tôi có thể là một đứa bé da mầu, lớn lên trong khu ổ chuột nhưng tôi vẫn có thể làm Tổng Thống hay là người giàu nhất nước Mỹ hay một văn nghệ sĩ tăm tiếng. Độ cao hay thấp của hành trình hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng và ước muốn của tôi.

Sau đó, tôi được chánh phủ cam kết là không ai có quyền can thiệp hay ngăn trở bất cứ hành vi nào của tôi miễn không phạm pháp. Căn bản cũng như chi tiết của hệ thống pháp luật này phải được xây dựng hay hủy bỏ với sự đồng thuận của đa số cử tri hoặc người đại biểu do dân bầu. Và tôi tin rằng trước pháp luật, tôi sẽ được xét xử bởi những người dân khác (bồi thẩm đòan) hoàn toàn độc lập với mọi quyền lực có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Theo giao ước, để đánh đổi các quyền lợi trên, tôi phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của những công dân khác, qua bổn phận đóng thuế hay nhập ngũ. Một phần tiền thuế sẽ được dùng để cứu giúp và tạo một mạng lưới an toàn (safety net) cho những công dân kém may mắn. Điều tranh cãi thường xuyên ở đây là chánh phủ được quyền lấy bao nhiêu tiền của tôi để làm chi phí điều hành cho bộ máy và bao nhiêu để giúp người khác? Đây cũng là đề tài chính cho bao cuộc vận động tranh cử tại mọi tầng lớp xã hội.

Dù thế nào, đa số người dân Mỹ tin vào giao ước xã hội này và những nhân quyền cùng sự tự do tiềm ẩn bên trong. Niềm tin là nền tảng chung cho mọi thành phần trong sự vận hành quốc gia và nó tạo sự bền vững cho mọi kế hoạch, ngắn và dài hạn, của cá nhân hay của chánh phủ.

2. Văn hóa Mỹ Quốc

Sau những đợt di cư đầu tiên từ Âu châu vào thế kỷ 18, nước Mỹ bắt đầu mở cửa rộng rãi đón nhận mọị sắc dân từ khắp thế giới. Họ đến với một “giấc mơ Mỹ Quốc” (American dream), họ chấp nhận giao ước xã hội nói trên và đã không ngừng cùng nhau tạo dựng một nền “văn hóa Mỹ Quốc” vô cùng đa dạng nhưng đặc thù, vô cùng năng động nhưng giản dị và minh bạch.

Căn bản của nền văn hóa dân gian này là sáng tạo trong trí tuệ, hăng say trong công việc, chơi đùa và mua sắm thỏa thích, tôn trọng riêng tư, không ngần ngại sử dụng quyền lực của mình, minh bạch trong thông tin, cởi mở thân thiện với người lạ và ý tưởng mới, không trừng phạt thất bại và tiếp tục cố gắng trong mọi hoàn cảnh. Trên hết, người Mỹ lạc quan vào sự thành công tối hậu của mục tiêu đời mình.

Dĩ nhiên, mặt trái của văn hóa Mỹ cho thấy nhiều nhược điểm. Như một đứa trẻ giàu có, xã hội Mỹ khá ngạo mạn và không quan tâm nhiều đến văn hóa truyền thống của nhân loại. Câu nói “my way or highway” (lối của tôi hay lối xa lộ = không theo tôi thì cút đi) thể hiện trong nhiều hành xử của người Mỹ từ chánh trị đến kinh doanh. Nhưng đứa trẻ này lại rất sáng tạo trong thời đại của tri thức, tạo nên những tài sản quý báu cho kho tàng nhân loại từ y tế đến nông nghiệp, từ IT đến giáo dục, từ tài chánh đến chính trị.

Văn hóa Mỹ đã đóng góp rất nhiều cho bộ mặt ngày nay của ngôi làng toàn cầu với những thay đổi và cải thiện liên tục.

3. Nguồn trí tuệ và tài năng

Ngày xưa mọi con đường đều dẫn đến La Mã. Ngày nay mọi tài năng đều tìm về đấu trường Mỹ. Trung tâm quyền lực chánh trị và quân sự tập trung tại Washington DC; tháp cao tài chánh nằm ở Wall Street; trung tâm phim ảnh là Hollywood; thế giới của công nghệ cao chọn Silicon Valley làm điểm tựa; và đỉnh cao trí tuệ (sorry, không phải Hà Nội) là liên minh giáo dục của các đại học Ivy League.

Niềm tin về giao ước xã hội và văn hóa cởi mở là lý do chính cho sự du nhập của các tài năng thế giới. Đất lành thì chim đậu. Sự lựa chọn môi trường Mỹ để phát huy sáng tạo và xây dựng sự nghiệp của họ là một minh chứng hữu hiệu gấp ngàn lần những khẩu hiệu rỗng tuếch hay chánh sách đãi ngộ trên giấy tờ. Một lưu ý nhỏ: suốt trăm năm qua, chánh phủ Mỹ chưa bao giờ “quảng cáo” mời gọi các di dân đến Mỹ hay các Mỹ kiều quay về quê hương đóng góp.

Như một nàng con gái đẹp, thông minh, đảm đang…nước Mỹ không thiếu những chàng trai trẻ sắp hàng cầu hôn. Ngay tại những quốc gia mà dư luận thế giới cho là có thể vượt mặt Mỹ trong vài chục năm tới như Trung Quốc, Nhật, Nga, Ấn Độ…các tài năng địa phương này đã và đang ào ạt mua vé “một chiều” qua Mỹ. Trong một nền kinh tế kiến thức, tài năng là những viên ngọc quý cho đội ngũ và Team America chắc còn nắm lợi thế cạnh tranh này trong dài hạn.
4. Thương hiệu quốc gia

8 trong 10 thương hiệu hàng đầu của thế giới là của Mỹ. Dù Made in Japan và Germany có thể hấp dẫn khách hàng trong vài ngành nghề và công nghệ, Made in USA tiếp tục hưởng một premium (giá nâng cấp) khá cao trong suốt 100 năm qua.

Không phải thương hiệu Mỹ không có thử thách và đối thủ nặng ký. Trong thập niên 80’s và 90’s kỹ nghệ ô tô Mỹ bị lão hóa và Toyota, Honda nhẩy vào vị thế hàng đầu tại Mỹ về chất lượng và doanh thu. Nhưng GM, Ford và Chrysler đã phục hồi nhanh chóng và thương hiệu Mỹ về ô tô lại chiếm thế thượng phong trên thị trường.

Trong ngành điện thoại di động, Nokia và RIM (Blackberry) đã nắm thời cơ và dẫn đầu thị trường trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các công ty Mỹ lại sáng tạo và thay đổi cuộc chơi với công nghệ và ứng dụng mới. Ngày nay, hệ điều hành của Apple và Google Android đã thống lĩnh thị phần.

Sự thay máu nhanh chóng của tư duy, tầm nhìn và trí tuệ Mỹ là một vũ khí rất năng động để giữ vững giá trị của thương hiệu khi đối diện với cạnh tranh.

5. Cơ chế chánh trị và xã hội

Sau cùng, các tài sản mềm trên lại được quản lý bởi một cơ chế vô cùng bền vững suốt lịch sử non trẻ của Mỹ. Yếu tố chính là sự phân quyền rõ rệt của 3 bộ phận: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp Mỹ không cho phép một bộ phận nào có thể thao túng một bộ phận khác bằng các cuộc bầu cử độc lập và tự do; cũng như việc chia quyền để các chánh phủ tiểu bang và địa phương không bị sự khống chế của chánh phủ liên bang (trung ương).

Cẩn thận hơn, các nhà khai sáng nền dân chủ Mỹ còn đặt tự do ngôn luận vào đệ tứ quyền để đảm bảo minh bạch và đầy đủ thông tin từ các mạng truyền thông. Chánh phủ Mỹ không được phép dính líu qua hình thức sở hữu, tài trợ hay kiểm duyệt bất cứ mạng truyền thông nào tại nội địa Mỹ. Việc xuất bản sách vở và báo chí không cần bất cứ một giấy phép gì từ chánh phủ. Quyền tự do ngôn luận này được xác nhận rõ ràng khi Tòa Án cho phép người dân quyền đốt cờ Mỹ hay biểu tình ủng hộ các kẻ thù của Mỹ.

Cơ chế nào cũng đều tồn tại những sai lầm hay xung đột mâu thuẫn. Tuy nhiên, nền tảng phân quyền và dân chủ tạo nên một minh bạch rất cần thiết để ngăn ngừa sai phạm. Những tranh luận tự do khắp nơi khắp lúc đem đến cho người dân một cảm nhận là họ đang tham dự vào việc điều hành đất nước và mọi quyết định quan trọng về hướng đi của chánh sách công phải được sự đồng ý của họ. Cơ chế này là yếu tố quan trọng để tạo niềm tin.

Tóm lại, qua bao cơn bão lớn nhỏ của tình hình thế giới, trong chiến tranh hay hòa bình, các tài sản mềm quý báu này đã góp phần quan trọng nhất để giữ vững đế chế Mỹ hiện nay. Sức mạnh quân sự, thủ thuật chánh trị, chiến lược tài chánh…không phải là những nhân tố để làm nuớc Mỹ vĩ đại. Thực ra, nhiều người đang phản biện đây là những nhược điểm của hệ thống Mỹ. Tôi vẫn thường nói, nửa đùa nửa thật, là Mỹ đã thắng Liên Xô nhờ những giấc mơ từ Hollywood, thủ thì hàng ngày với người dân Nga và Đông Âu rằng, cái thiên đường thực sự của chúng ta là sự tự do của trí tuệ và con tim qua các câu chuyện thần kỳ trên màn bạc hay trên TV. Ngày nay là Internet.

Cố Tổng Thống J. F. Kennedy bầy tỏ rõ ràng hơn về giá trị của tài sản Mỹ,”Chúng ta phải tin là dân Mỹ đủ trí khôn để phán xét các sự kiện bất ổn, các ý tưởng ngoại lai, các triết thuyết lạ kỳ và các giá trị khác biệt. Bởi vì một quốc gia không dám để cho người dân quyền quyết đoán về sự thật và giả dối trong một môi trường tự do là một quốc gia sợ sệt ngay chính người dân của mình.”

Alan Phan

T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.