Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Thương Mại Quốc Tế


Matthew Odedokun
Phiên Dịch: Lê Thu
Nguyên Nhân Và Cơ Sở Của Thương Mại Quốc Tế:
*Thuận lợi về giá cả mang tính cạnh tranh - nền tảng cho mục tiêu có hiệu quả từ thương mại
  • Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh: Chẳng hạn hai quốc gia sản xuất hai mặt hàng, lợi nhuận đạt được cao nhất khi một đất nước xuất khẩu các sản phẩm có giá cạnh tranh thấp hơn ở trong nước so với ở nước ngoài khi trao đổi thương mại đối với những nước khác có giá cạnh tranh ở nước ngoài cao hơn trong nước.
  • Lợi thế cạnh tranh là gì: Có hai lý thuyết về lợi thế cạnh tranh -- một là lý thuyết truyền thống của David Ricardo và gần đây là lý thuyết của hai nhà kinh tế học Scandinavian, Heckscher và Ohlin. Cả hai người, đều dựa trên một loạt các giả định được minh hoạ dưới đây.
  • Giả sử chỉ có hai nước (Phần Lan và Ấn Độ) và hai mặt hàng (dệt và giấy). Lấy K=vốn ($); L=lao động(giờ); r=giá thuê vốn ($); và w=giá đơn vị lao động hoặc mức lương ($/giờ). Tương tự, lấy Lhàng dệt= số giờ lao động cần để sản xuất ra 1 m hàng dệt và Lgiấy=số giờ cần để sản xuất ra 1 tấn giấy.
  • Mô Hình Lợi Thế Giá Cạnh Tranh Truyền Thống: Như đã so sánh với Ấn Độ và xem xét lý thuyết giá trị của lao động truyền thống, Phần Lan có lợi thế giá trị cạnh tranh về sản xuất giấy và Ấn Độ về ngành dệt nếu:
 Phần Lan >  Ấn Độ hoặc  > 
Thậm chí nếu Phần Lan có hiệu quả hơn đối với mỗi mặt hàng mà, theo nghĩa:
dệt Phần Lan Ldệt Ấn Độ và L giấy Phần Lan < Lgiấy Ấn Độ.
Khi trao đổi thương mại diễn ra, Phần Lan nên xuất khẩu giấy sang Ấn Độ để đổi lấy mặt hàng dệt.
Ví dụ: Công nghệ sản xuất hàng dệt và giấy ở Phần Lan và Ấn Độ (tính theo giờ quy định để sản xuất ra một mặt hàng)
1 tấn giấy1 m hàng dệt
Ở Phần Lan1015
Ở Ấn Độ4020
Vì 15/10 < 20/40 (nói cách khác 10/40 < 15/20, Phần Lan có lợi thế cạnh tranh về sản xuất giấy và ấn Độ về dệt may)

*Mô Hình Lợi Thế Cạnh Tranh Của Heckscher-Ohlin:

Ngành dệt cần nhiều lao động hơn trong sản xuất và giấy cần nhiều vốn hơn nếu:
đối với giấy > đối với ngành dệt
Và Phần Lan nhiều vốn hơn còn Ấn Độ nhiều lao động hơn nếu:
Phần Lan < Ấn Độ
Điều này có nghĩa là Phần Lan (nơi giá vốn khá rẽ) có lợi thế cạnh tranh về sản xuất những hàng hoá cần nhiều vốn (như giấy) và ấn Độ (nơi vốn khá đắt và hiếm) lại có lợi thế cạnh tranh về những mặt hàng cần nhiều lao động. Khi trao đổi thương mại diễn ra, Phần Lan nên xuất khẩu giấy sang ấn Độ và nhập khẩu hàng dệt.
*Cả hai đều cần được minh hoạ bằng mô hình giá cả hàng hoá như bảng dưới đây. Từ đó, có thể thấy rằng cứ mỗi 4 tấn giấy Phần Lan xuất bằng đường biển sang ấn Độ, họ sẽ thu về hơn 1m vải (và có thể gần 2m), trong khi đó, nếu không trao đổi cứ mỗi 4 tấn giấy được dùng trong nước sẽ chỉ mua được 1m vải. Tương tự, cứ mỗi m vải ấn Độ xuất sang Phần Lan sẽ thu về được 2 tấn giấy (có thể lên tới 4 tấn) mà nếu không trao đổi mỗi mét vải bán đi chỉ thu về được 2 tấn giấy.
Giá cạnh tranh của hàng dệt may và giấy ở Phần Lan và ấn Độ trước khi có trao đổi thương mại
Phần LanẤn Độ
Hàng dệt may (m)FM 80Rs.200
Giấy (tấn)FM 20Rs.100
Giá trước khi trao đổi của 1m hàng dệt tính theo tấn giấy1m vải có giá bằng 4 tấn giấy1m vải chỉ bằng 2 tấn giấy
Nhận xét: trước khi đem trao đổi, vải giá cao hơn ở Phần Lan so với giá của nó ở Ấn Độ, tức là Phần Lan có lợi thế cạnh tranh về sản xuất giấy và Ấn Độ về sản xuất hàng dệt may

*Nguốn Gốc Hay Cơ Sở Cho Lợi Thế Cạnh Tranh:

-Lợi thế về kỹ thuật: Một nước có thể có lợi thế về kỹ thuật trong sản xuất cả hai sản phẩm hơn nước kia nhưng sự khác nhau về lợi thế có thể lớn hơn trong một mặt hàng.
-Các khoản thiên phú[1]: Một nước (như Ấn Độ) có thể được thiên phú nhiều hơn các nước khác (như Phần Lan) về nguồn lực (như lao động) mà được sủ dụng rộng rãi hơn trong sản xuất một mặt hàng (như hàng dệt) được sủ dụng để sản xuất ra một mặt hàng khác (như sản xuất giấy) - có thể sử dụng nguồn lực khác (như vốn). Trong trường hợp này, sẽ có cơ sở để trao đổi thương mại thậm chí lợi thế về kỹ thuật không có.
-Sở thích: Một nước (như Phần Lan), khi so sánh với một nước khác (như Ấn Độ), có xu hướng tiêu thụ một loại hàng hoá (như hàng dệt may) mạnh hơn so với một mặt hàng khác (như giấy). Nếu chúng ta giả sử không có sự khác biệt nào về lợi thế kỹ thuật và các khoản thiên phú thì một nước sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng mà nước này tiêu thụ ít hơn.
*Sự tồn tại của các nền kinh tế như là nền tảng của trao đổi thương mại: Ngay cả khi không có lợi thế so sánh và những nước này bình đẳng trong sản xuất các mặt hàng, vẫn có một lý do cho vấn đề chuyên biệt hoá và thương mại nếu quá trình sản xuất được đánh dấu bằng giá trị mặt hàng giảm như là mức tăng của sản lượng. Những nước tham gia bàn thảo xem coi ai được chuyên môn hoá vào mặt hàng nào đó (ở khối lượng tối đa).
*Một Số Cơ Sở Khác Nhau Và Lợi Nhuận Từ Trao Đổi Thương Mại Và Chuyên Môn Hoá:
-Chuyên môn hoá và trao đổi thương mại thúc đẩy tìm ra nhiều công nghệ mới
-Trao đổi thương mại giúp cho một đất nước thuận lợi hơn trong tiêu thụ hàng hoá -- trong những khi sản xuất vượt quá nhu cầu, sẽ có thặng dư thương mại trong khi có thâm hụt thương mại (hoặc vay từ nước ngoài) trong giai đoạn khi sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước.
-Thương mại thúc đẩy quan hệ quốc tế
-Tạo ra những thương hiệu khác nhau cho cùng một chủng loại hàng hoá.
Những bất lợi của thương mại tự do đối với các nước đang phát triển:
-Lý lẽ về Điều Kiện Mậu Dịch: Các nước đang phát triển chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, những nước mà tỷ giá xuất khẩu đã và đang có xu hướng giảm trong thập kỷ vừa qua. Do đó, đối với mỗi mặt hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu ngày càng ít đi.
-Thiếu lối vào thị trường các nước phát triển: các nước phát triển dựng lên những rào cản đối với hàng hoá từ các nước đang phát triển vào thị trường của mình (thông qua thuế quan, hạn ngạch và hải quan) - thậm chí ngay cả các nước đang phát triển chuẩn bị để bán với bất cứ mức giá nào mà hàng xuất khẩu của mình có thể.[2]
-Lý thuyết cạnh tranh không đủ uyển chuyển: Thương mại làm giảm "khả năng học hỏi bằng cách làm việc"[3] của các nước đang phát triển. Một nước có thể có lợi thế so sánh tiềm năng trong sản xuất một mặt hàng nào đó bằng cách học hỏi thông qua làm việc, cho dù bất lợi thế ở thời gian hiện tại. Đây là cơ sở căn bản cho sự tranh cãi về hạn chế trong thương mại của ngành công nghiệp còn non trẻ.
Lý Do Để Bảo Hộ Thương Mại Thông Qua Các Hình Thức Thuế Quan, Hạn Ngạch, Tiền Trợ Cấp, Kiểm Soát Trao Đổi
-Phát sinh lợi tức -- trong trường hợp thuế quan.
-Sự chuyển biến về vị trí của cán cân thanh toán
-Nhu cầu tăng lên về hàng nội địa, và do đó, mức độ các hoạt động kinh tế trong nước và việc làm cũng tăng lên.
-Sự suy giảm hoặc huỷ bỏ việc tiêu thụ một số loại hàng hoá.
-Lý do chính trị -- chẳng hạn, cấm vận về thương mại.
-Lý do quốc phòng
-Hành động trả đũa thuế quan hạn ngạch, tiền trợ cấp nước ngoài …
-Như một chính sách chống bán phá giá.
-Bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước -- như là một phần sự thay thế nhập khẩu và chiến lược thúc đẩy xuất khẩu.
-Các vấn đề liên quan đến thúc đẩy thương mại.
-Thay đổi mô hình phân phối thu nhập hiện có
Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và Toàn Cầu Hoá:
*WTO được thành lập năm 1995 và là một bước thành công từ Hiệp Định Chung Về Thuế Quan Và Mậu Dịch (GATT) - được thành lập năm 1957 tại Bretton Woods. Tổ chức này có khoảng 136 thành viên và các quyết định được dựa trên sự đồng thuận, không quốc gia nào có quyền phủ quyết.
-Chỉ những nước tuân theo quy luật giá cả thị trường, phản đối việc khi nhà nước đóng vai trò điều khiển trong thương trường, là những thành viên thích hợp.
-Các nguyên tắc trói buộc các nước thành viên bao gồm:
  • mở rộng sự nhân nhượng bình đẳng đối với tất cả các thành viên
  • tiến tới thương mại toàn cầu tự do hơn với mức thuế thấp hơn
  • làm cho ngoại thương dễ tiên đóan đoánthông qua việc đưa ra các quy định
  • mang lại sự cạnh tranh thông qua việc dỡ bỏ các khoản trợ cấp.
-Là một công cụ toàn cầu hoá.
-Nhìn chung đã bị phê phán là chống lại lợi ích của các nước đang phát triển, những nước tham gia ít vào việc hành thành tổ chức này.
*Toàn Cầu Hoá[4]:
-Toàn cầu hoá là gì: Theo nghĩa rộng, đó là hiện tượng được nói đến gần đây khi cả thế giới trở thành "một ngôi làng toàn cầu" với sự luân chuyển hàng hoá (gồm hàng hoá và dịch vụ) và các nguồn lực (như ngân quỹ/ vốn, lao động, kỹ thuật và các yếu tố khác của sản xuất) và cả sự tác động qua lại phi kinh tế (trong đó có văn hoá) được lưu tâm với mục đích không còn rào cản đối với những sự luân chuyển vượt biên giới quốc gia, đồng thời cũng không còn cản trở đối với luân chuyển hàng hoá trong nước.
-Quan điểm này được hỗ trợ nhờ cuộc cách mạng trong ngành công nghệ thông tin.
-Nó có nghĩa là một nước giờ đây ít bị cô lập hơn từ các diễn biến xảy ra trên thế giới -- bất cứ điều gì xảy ra với một nước giờ đây đều có tác động lan toả lớn hơn trên toàn thế giới.
-Nó thường được xem như chống lại các lợi ích của các nước đang phát triển bởi vì:
  • Con tàu toàn cầu hoá đang đi quá nhanh khiến những nước đang phát triển không theo kịp
  • Lợi nhuận có thể dồn về, như nhiều người vẫn nghĩ, môt nhóm chóp bu trong lĩnh vực kinh tế ở những nước này, do đó tạo ra sự bất công đang tồn tại về phân phối của cải và thu nhập.
  • Các nước phát triển chưa có đủ hành động đủ để đưa những nước đang phát triển lên con tàu toàn cầu hoá.
Một Số Chiến Lược Trong Lĩnh Vực Ngoại Thương Đối Với Các Nước Đang Phát Triển:
-Vấn đề buôn bán với nước ngoài của các nước đang phát triển: Hầu hết các nước đang phát triển ban đầu là những nước xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu các mặt hàng sản xuất và điều này tạo ra một loạt các vấn đề:
  • Tỷ giá trao đổi đã không thuận lợi cho các quốc gia xuất khẩu những hàng hoá sơ cấp trên thị trường thế giới.
  • Mức độ tập trung cao cho xuất khẩu hàng hoá, với một hoặc hai danh mục hàng hoá sơ cấp chiếm tới hơn 50% tổng thu từ xuất khẩu.
  • Mức độ tập trung cao trong xuất khẩu về mặt địa lý -- trong một số trường hợp, hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu qua các nước từng là chủ thuộc địa.
  • Sản lượng, và do vậy, xuất khẩu các hàng hoá sơ cấp được quyết định bằng các sự kiện thiên nhiên (như thời tiết), ngoài tầm kiểm soát của những nước này.
  • Vì vậy, có sự giao động lớn giá cả trên thị trường thế giới.
  • Cũng có sự giao động lớn về thu nhập từ xuất khẩu, gây khó khăn cho các kế hoạch trong nước.
-Các Chiến Lược Thương Mại Để Giảm Thiểu Những Vấn Đề Này:
  • Chọn các hình thức thuế quan, hạn ngạch, cấm vận, trợ cấp và kiểm soát vấn đề trao đổi nhằm đa dạng hoá cơ sở xuất khẩu -- đặc biệt là về sản xuất và dịch vụ -- và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, mà không vi phạm các quy định quốc tế (như đối với WTO).
  • Chính sách ngoại giao quốc tế, tìm kiếm sự nhượng bộ vào các thị trường được bảo hộ của các nước đã phát triển.
  • Hình thành hoặc xin vào Hiệp Hội Hải Quan/ Kinh Tế
  • Hình thành các nhóm liên kết về xuất khẩu. OPEC có lẽ là câu chuyện thành công ở đây. UNCTAD được đề xuất vào năm 1976 là một chương trình hội nhập hàng hoá (ICP) bao gồm các hạn chế về sản lượng hoặc hạn ngạch xuất khẩu, nguồn quỹ và tài chính bồi thường -- để làm ổn định và tăng giá hàng hoá và thu nhập. Nhấn mạnh đến 10 mặt hàng chủ lực, đó là cô-ca, cà phê, chè, đường, bông, sợi đay, cao su, đồng, và thiếc. Nhưng, do nhiều lý do, chưa có thành công nào được ghi nhận.


[1] Factor Endownment
[2] TQ hiệu đính: một loại hàng rào cản khác là các nước đã phát triển đòi hỏi một "tiêu chuẩn" vệ sinh, chất lượng cao mà các nước đang phát triển khó lòng thoả mản, trừ phi phải nhập khẩu máy móc và kỹ thuật của các nước đã phát triển.
[3] Learning-by-doing
[4] Globalization

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com