Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Vốn con người 1

Harvey B. King
Dịch viên: Lê Thủy

A. Giới thiệu
kinhtehoc.com giới thiệu: Đây là một bài giảng quan trọng các bạn sinh viên và giảng viên Đại Học cần đọc để hiểu biết thêm lợi ích của Học Vấn, bất luận bạn có theo học nghành 
Cung lao động của bạn không chỉ đơn thuần là việc bạn góp mặt trên thị trường lao động mà còn bao gồm các kỹ năng bạn có. Những kỹ năng này bạn thu được từ khả năng bẩm sinh của bạn, những gì bạn được đào tạo và kinh nghiệm bạn đã trải qua.
· Vốn con người có được từ giáo dục và đào tạo nghề (dạy trực tiếp hay vừa làm vừa học).
o Đầu tư vào vốn con người là bất kỳ nguồn lực nào (bao gồm cả thời gian) bạn dành để nâng cao năng suất làm việc của bạn trong đó có việc đầu tư vào sức khỏe của bạn.
· Điều này giống như một khoản đầu tư vào vốn tài sản của một công ty. Nó là việc cam kết các nguồn lực hiện tại cho khoản lợi dự kiến trong tương lai.
· Một khác biệt quan trọng là ta có thể mua bán, trao đổi và dùng vốn tài sản như một khoản thế chấp khi vay tiền trong khi ta không thể làm được như vậy với vốn con người.
o Ta chỉ có thể thuê vốn con người.
o Điều này lý giải phần nào tại sao như chúng ta thấy chỉ có một khoản vay tư nhân hạn chế dành cho các sinh viên học lên ĐH.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu một số dữ liệu về vốn con người.
1) Trình độ học vấn
Tờ Tổng kết Lịch sử Lực lượng Lao động năm 2001 gợi mở cho chúng ta những số liệu về trình độ học vấn cho từng nhóm tuổi khác nhau trong tổng dân số năm 2001 như sau:
Trình độ học vấnPhần trăm
0 - 8 năm đi họcCó theo học trung học
Tốt nghiệp trung học
Có theo học sau trung học
Tốt nghiệp trường nghề sau trung học
Đại học
Trên đại học
9.8%17.4%
19.5%
9.1%
28.3%
10.8%
5.0%
Chúng ta có thể thấy trong bảng dưới đây trong số người Canada tốt nghiệp ĐH đã và đang tăng lên trong thập kỷ vừa qua. Tỷ lệ nữ/nam trong số người có trình độ ĐH cũng tăng lên:
Tổng số người Canada có bằng ĐH[1]
NữNamTỷ lệ Nữ/NamTổng số% dân số
19901,005,2001,292,2000.7778982,297,4008.3
19911,054,9001,342,7000.7856562,397,6008.6
19921,160,4001,421,4000.8163782,581,8009.1
19931,253,0001,539,7000.8137952,792,7009.7
19941,341,8001,605,8000.8355962,947,60010.2
19951,391,7001,616,8000.8607743,008,50010.3
19961,439,7001,662,8000.8658293,102,50010.5
19971,513,9001,739,6000.8702583,253,50010.9
19981,562,8001,788,5000.8738053,351,30011.1
19991,687,9001,854,6000.9101153,542,50011.6
20001,809,6001,937,1000.9342003,746,70012.2
20011,881,2002,017,100.93260003,898,30012.5
Điều ta có thể rút ra được từ bảng dưới đây là số nữ có trình độ ĐH tăng mạnh. Các trường ĐH ở Canada (và cả ở Hoa Kỳ) đang ngày càng bị chi phối bởi các sinh viên nữ.
Mức tốt nghiệp hàng năm theo giới[2]


Đại học, Cao đẳng/Trung cấp NghềCao họcTiến sĩ
NamNữNữ/NamNamNữNữ/NamNamNữNữ/Nam
198748,42754,6551.138,7707,1980.821,6986770.40
198848,06055,7371.168,9427,2980.821,6777380.44
198947,74357,4961.209,1367,5480.831,7907830.44
199048,66061,1541.269,3158,3030.891,8148580.47
199150,01564,8461.309,4828,5070.902,0179300.46
199251,95268,7861.3210,1439,2950.922,1361,0000.47
199352,72870,4741.3410,69910,1190.952,2651,0910.48
199453,48373,0551.3710,90110,3910.952,4531,0990.45
199553,55173,7801.3810,59510,7611.022,5511,1650.46
199653,04374,9461.4110,57810,9801.042,5931,3350.51
199751,78374,0141.4310,46310,8581.042,5431,4230.56
199851,26873,5931.4410,51411,5121.092,5401,4360.57
2) Lợi ích Cá thể của Vốn con người
Tại sao mọi người lại muốn đạt được các bằng cấp. Đặc biệt, tại sao ngày càng có nhiều phụ nữ đạt được bằng cấp học vị hơn?
· Chúng ta sẽ đưa vào cùng trong phần này một phân tích chi phí-lợi ích đầy đủ. Những Hình vẽ dưới đây cho thấy rằng những lợi ích mà việc đầu tư nhiều hơn vào vốn con người đem lại bao gồm mức thù lao cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn.
Hình 1 Biểu Quan hệ Thu nhập theo Tuổi của Nam[3]




Hình 2 Biểu Quan hệ Thu nhập theo Tuổi của Nữ


Những điều cần lưu ý từ dữ liệu:
1. Nam lứa tuổi 20 có trình độ ĐH có thu nhập cao hơn so với nam cùng độ tuổi có trình độ trung học khoảng 8,000 đô. Nam độ tuổi 50 có trình độ ĐH có thu nhập cao hơn so với nam cùng độ tuổi có trình độ trung học khoảng 17,000 đô.
2. Nữ độ tuổi 20 có trình độ ĐH có thu nhập cao hơn so với nữcùng độ tuổi có trình độ trung học khoảng 10,000 đô trong khi nữ ở độ tuổi 50 có trình độ ĐH có thu nhập cao hơn so với nữ cùng tuổi có trình độ trung học khoảng 18,000 đô.
3. Những khoản lợi thu được từ giáo dục này là tương đối cao, nhất là đối với nữ.
o Chúng ta có thể nhận thấy rằng nhìn chung nữ giới có mức tiền công thấp hơn rất nhiều so với nam giới. Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này ở phần 10.
o Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ giảm khi trình độ học vấn của nữ tăng như thể hiện ở Bảng dưới đây.
o Điều này lý giải phần nào tại sao số nữ đi học ĐH lại nhiều hơn nam.
Tỷ lệ Nữ--Nam
TuổiChưa hết Trung họcTốt nghiệp THChứng chỉ Thương mạiTốt nghiệp Cao đẳngTốt nghiệp ĐHTốt nghiệp sau ĐH
20-2930-39
40-49
50-59
0.7610.694
0.652
0.630
0.7680.733
0.673
0.621
0.6910.640
0.618
0.633
0.7600.749
0689
0.649
0.8600.781
0.747
0.724
1.0030.813
0.808
0.763


4. Chúng ta cũng có thể ghi nhận rằng kinh nghiệm/thâm niên đem lại mức lợi tức cao. Khi mọi người lớn tuổi hơn, họ kiếm được nhiều tiền hơn, nhất là với những người có trình độ học vấn cao.
5. Hình 3 dưới đây thể hiện một lợi ích khác mà học vấn cao đem lại. Nó giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm bớt độ nhạy với chu kỳ kinh doanh.
o Nên lưu ý một điều rằng các sinh viên tốt nghiệp ĐH có thể phải vật lộn mới tìm được công việc đầu tiên của mình. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu đi làm thì tỷ lệ thất nghiệp của họ giảm dần (trong khoảng thời gian từ 2 năm sau khi tốt nghiệp đến 5 năm, tỷ lệ thất nghiệp này giảm xuống còn một nửa). Trong khi đó, mức tiền công họ nhận được bắt đầu tăng ngay khi bắt đầu đi làm (trong khoảng thời gian từ 2 năm sau khi tốt nghiệp đến 5 năm sau khi tốt nghiệp, mức lương của nam tăng 20%, của nữ tăng 11%).
Hình 3 Tỷ lệ Thất nghiệp theo Trình độ Học vấn[4]




Chú ý rằng theo học một vài năm sau cấp III nhưng không lấy được chứng chỉ hay bằng tốt nghiệp sẽ đẩy bạn vào tình trạng tồi tệ hơn khi bạn chỉ tốt nghiệp cấp III!
3) Lợi ích Xã hội của Vốn con người
Ngoài lợi ích mà mỗi cá nhân tích lũy được, việc đầu tư vào vốn con người còn đem lại một số lợi ích ngoại sinh cho toàn xã hội.
1. Trước hết, người ta thường lập luận rằng cá nhân được giáo dục tốt hơn sẽ trở thành những công dân tốt hơn. Họ được thông tin đầy đủ hơn và có khả năng đóng góp nhiều hơn cho toàn xã hội.
2. Thứ hai, CP thu lợi trực tiếp từ mức vốn con người cao hơn.
· CP phải chi ít hơn cho trợ cấp thất nghiệp và phúc lợi xã hội.
· CP chi ít hơn cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe (trạng thái sức khỏe được cải thiện cùng với sự gia tăng trong trình độ học vấn).
· CP thu được nhiều thuế thu nhập hơn.
3. Một lập luận khác thường gặp là giáo dục tốt hơn dẫn đến tăng trưởng kinh tế, nhất là giáo dục trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.
· Lập luận này lấy từ những lý thuyết mới về tăng trưởng của Paul Romer.[5]
· Romer lập luận rằng thay đổi kỹ thuật mang tính nội sinh. Các kỹ thuật mới là do các công ty, cá nhân hưởng ứng những khuyến khích về kinh tế sáng chế và phát triển.
· Càng có nhiều nhân viên R & D càng có nhiều phát minh, sáng kiến mới.[6]
· Những hiệu ứng lan tỏa (spillover effects) củng cố thêm tác động này. Phát minh về con chíp điện tử dẫn đến việc chế tạo ra đầu đĩa DVD và túi khí cùng nhiều sản phẩm khác.
· Thực nghiệm đã củng cố thêm lập luận này. Nó đưa ra bằng chứng chứng tỏ rằng đầu tư vào vốn con người có vai trò quan trọng không kém gì đầu tư vào vốn tài sản trong việc tạo ra tăng trưởng kinh tế.[7]
Chúng ta sẽ quay trở lại với những ý tưởng này khi tìm hiểu về trợ cấp của CP cho giáo dục sau này.

B. Giáo dục

Chúng ta hãy xây dựng một mô hình kinh tế cho quyết định đi học.
1) Các Quyết định Liên thời gian − Giá trị Hiện tại và Chiết khấu
Khi chúng ta đi học, chúng ta trả mức phí trước mắt và thu lợi từ các dòng thu nhập cao hơn trong tương lai.
· Chúng ta có những luồng thu nhập khác nhau ở những mốc thời gian khác nhau. Làm thế nào để có thể so sánh được chúng với nhau?
· Chìa khóa cho việc này là nhận ra được rằng giá trị của một đô la thu được trong tương lai ít hơn so với giá trị của một đô la nhận được ngày hôm nay.
· Để thấy được điều này, trước hết hãy xét trường hợp ngược lại.
· Giả định rằng chúng ta đang đi từ tiền kiếm được trong hiện tại đến tiền kiếm được trong tương lai.
· Hiện tại, bạn đang cho vay hay gửi một khoản tiền trong ngân hàng (P) và nhận một mức lãi suất r nào đó.
· Giá trị tương lai của khỏan tiền này trong một năm (V) sẽ là:
(1)V, Giá trị trong một năm=P, Gốc+Pr,Trả lãi=P(1+r)
· Một cách chung chung hơn, thì sau n năm, giá trị này sẽ là:
(2) V = P(1+r)n
· Lưu ý rằng lãi kép (compounding) đóng vai trò rất quan trọng ở đây.
· Bây giờ chúng ta có thể thấy được giá trị của khoản tiền hiện tại trong tương lai ở mức lãi suất hiện tại.
o Ví dụ, nếu n = 5 và r = 5% (.05) thì 100 sau 5 năm sẽ thành 127.63.
Điều mà chúng ta quan tâm là trường hợp trái ngược. Khoản tiền 127.63 chúng ta nhận được sau 5 năm có giá trị hiện tại là bao nhiêu?
· Rõ ràng, nó sẽ chỉ có giá trị là 100 nếu tỷ lệ lãi suất là 5%.
· Những đồng đô la được chiết khấu về giá trị hiện tại (hay giá trị hiện hành).
(3) Giá trị Hiện hành  hay trong trường hợp của chúng ta 
· Lưu ý rằng điều quan trọng là phải nhận thức được chúng ta đang sử dụng mức lãi suất thị trường (r) để chiết khấu giá trị những luồng thu nhập này.
· Điều này ngầm thể hiện một thực tế là mức lãi suất thị trường chính là chi phí cơ hội của khoản đầu tư của bạn.
Với một người đi học bốn năm để lấy được một tấm bằng, có chi phí cho bốn năm đi học, mức thu nhập dự kiến trong tương lai và số năm làm việc trước khi về hưu T thì chúng ta có thể tính được giá trị hiện tại của tấm bằng:[8]
(4) PV (giáo dục)
Bạn chỉ nên đi học lấy tấm bằng này khi giá trị hiện tại PV > không (bỏ qua bất kể một thu nhập phi tiền nào từ việc đi học trong thời điểm hiện tại).
2) Quyết định Đi học
Chúng ta có thể minh họa những chi phí và lợi ích này bằng đồ thị như trong Hình 4 dưới đây.
· Để đơn giản hóa, giả định rằng bạn bắt đầu đi học ĐH ở tuổi 18 và học xong khi bạn 22 tuổi. Trong khi học ĐH, bạn không làm thêm. Chúng ta có thể điều chỉnh đồ thị này cho phù hợp với trường hợp bạn có đi làm thêm, tức là vừa đi học vừa đi làm. Bạn hãy thử tự vẽ đồ thị cho trường hợp đó.
· Đường màu đỏ thể hiện dòng thu nhập của bạn khi bạn tốt nghiệp ĐH. Đường màu xanh là những gì bạn có thể kiếm được với một tấm bằng cấp III.[9]
· Vùng 1 là chi phí bạn phải bỏ tiền túi ra cho sách vở và đồ dùng học tập, học phí cũng như các khoản chi khác nhưng không phải là các khoản phí sinh hoạt. Kiểu gì thì bạn cũng phải chi tiền cho việc ăn ở.
· Vùng 2 là phần thu nhập bị mất nhìn thấy (foregone earnings) (phần thu nhập bạn bị mất do không đi làm để dành thời gian cho việc học tập), = chi phí cơ hội của thời gian bạn bỏ ra.
· Vùng 3 là thu nhập bạn có được với tấm bằng ĐH.
Hình 4 Quyết định Đi học


· Nên lưu ý là tôi đã giả định rằng sinh viên tốt nghiệp ĐH phải mất một vài năm mới có thể đuổi kịp kinh nghiệm làm việc của những người chỉ tốt nghiệp trung học đã đi làm trước đó. Nhưng chúng ta biết rằng điều này trước sau gì cũng sẽ xảy ra.
· Nhằm thu được lợi ích ròng từ việc đi học, chúng ta cần có giá trị hiện tại của tổng lợi ích và chi phí cho việc đi học lớn hơn không. Điều này cũng giống như khi chúng ta nói rằng giá trị hiện tại của vùng 3 phải lớn hơn giá trị hiện tại của vùng 2 + vùng 1.
Bảng dưới đây cho bạn một số dự đoán về chi phí thực tế của việc đi học ĐH. [10]
<center>
Chi tiêu hàng năm của SV
Học phí và các loại phí khácSách vở và đồ dùng học tập
Thu nhập dự kiến[11]
Tổng chi tiêu của SV
$4,000
$1,600
$18,400
$24,000
Chi bởi các đối tượng khác
Trợ cấp của Chính phủ
$7,000
Các khoản biếu, tặng
$500
Tổng các chi tiêu khác
7,500
Tổng chi phí
$31,500
</center>
· Bạn có thể coi thu nhập bị mất nhìn thấy (foregone income) là chi phí vượt trội (predominant cost). Lập luận cho rằng cần phải miễn học phí để tạo cơ hội cho người nghèo có thể theo học ĐH là không có cơ sở.
· Chúng ta có thể dùng phân tích đơn giản mà chúng ta đã phát triển để xét xem những thay đổi trong các biến cơ sở sẽ tác động thế nào đến quyết định đi học:
· Độ dài thời gian ở vùng 3 càng lớn (và độ dài thời gian ở vùng 2 càng nhỏ) thì lợi tức ròng thu được càng lớn.
o Những người còn trẻ có xu hướng thích đi học hơn so với những người lớn tuổi.
· Thu nhập của một sinh viên tốt nghiệp ĐH càng cao, lợi tức ròng của việc đi học càng lớn, bạn càng có xu hướng muốn đi học ĐH.
· Thu nhập của một người tốt nghiệp cấp III càng cao, lợi tức ròng của việc đi học ĐH càng thấp (vùng 2 lớn hơn và vùng 3 nhỏ hơn), khả năng bạn sẽ quyết định đi học càng ít hơn.
· Vùng 1 càng lớn (bao gồm học phí và các khoản phí khác) thì bạn càng ít có xu hướng sẽ đi học ĐH.
· Tỷ lệ lãi suất (r) càng cao, giá trị hiện tại của những sự kiện xảy ra trong tương lai càng thấp thì lợi tức ròng của việc đi học ĐH càng thấp.
o Bạn có thể coi đó như một chi phí cơ hội tiềm ẩn (implicit oppotrunity cost). Giá trị của lựa chọn tiêu tiền thay thế tốt nhất-mua trái phiếu tăng khi mức lãi suất tăng.
o Bạn có thể nghĩ đến điều này như một chi phí vay tiền hiện (explicit borrowing cost) nếu bạn cần phải vay tiền để đi học ĐH.
Vậy còn khả năng bẩm sinh của mỗi người, lượng vốn con người ban đầu họ có?
· Khả năng bẩm sinh này có tác động trái ngược nhau đến quyết định của mỗi người đi học hay không đi học.
· Nếu bạn có khả năng bẩm sinh giúp bạn tăng lợi tức thu được từ việc theo học chương trình trước ĐH (ví dụ như bạn là Wayne Gretzky) thì ít có khả năng là bạn sẽ đi học ĐH.
· Mặt khác, khả năng bẩm sinh của bạn có thể biến bạn thành một học sinh ưu việt hơn mọi người. Điều đó có nghĩa là bạn có thể đạt được cùng mức vốn con người trong thời gian ngắn hơn (ví dụ như tham gia học 6 học phần trong một kỳ) hay với chi phí thấp hơn (ví dụ như bạn có thể vừa đi học vừa đi làm).
o Và lúc đó, xu hướng xảy ra là những người thông minh hơn thường đi học nhiều hơn. Họ tiếp tục học lên cao hơn chứ không dừng lại ở bậc trung học.
· Tóm lại, khó có thể nói trước trong hai tác động nói trên tác động nào sẽ đóng vai trò chi phối. Cuối cùng, chúng ta nên lưu ý rằng mọi người không phải là những cá nhân đồng nhất. Mỗi người có thể có những một mức thu nhập riêng tuỳ thuộc vào trình độ của họ là tốt nghiệp trung học hay ĐH.
· Một số người có thể sinh ra để làm thợ mộc mà không có khả năng trong việc dùi mài kinh sử. Tốt hơn hết là họ không nên đi học ĐH bởi chi phí mà họ phải bỏ ra là rất cao. Thậm chí, việc kiếm được tấm bằng ĐH đối với họ là một việc không tưởng.
· Một số người khác có thể sinh ra để theo nghiệp đèn sách và không có khả năng về kỹ thuật hay làm việc chân tay. Đường thu nhập của họ ở trình độ trung học là khá thấp.
· Thế nên, những khác biệt về thu nhập mà chúng ta đưa ra cho mỗi cá nhân là không giống nhau. Không phải ai cũng có thể đạt được trình độ ĐH cho dù họ có xuất thân như thế nào hay khả năng bẩm sinh của họ là gì đi chăng nữa.
o Thực tế này đôi lúc không được các CP ngó ngàng tới. Điều duy nhất mà CP để tâm là cần phải có nhiều nhà khoa học được đào tạo hơn nữa.
o Điều này góp phần lý giải tại sao dường như một vấn đề dai dẳng mà chúng ta gặp phải trong cố gắng tăng số lượng các nhà khoa học ngành máy tính ở Canada. Đơn giản là không có đủ những người có năng lực toán học/lôgic cần thiết cho công việc này.


C. Tại sao lại Trợ cấp cho Giáo dục?

Các CP trợ cấp cho giáo dục theo nhiều cách khác nhau: thông qua tài trợ cho các trường ĐH (trang trải khoảng 75% mức phí tổ chức các lớp học), cho sinh viên vay các khoản vay không lãi suất [12] hay thông qua việc miễn thuế cho các khoản chi học phí.
· Một lý do là trợ cấp giáo dục hoạt động có hiệu quả.
o Doanh thu thuế cao hơn khi đánh thuế vào những người tốt nghiệp ĐH tạo ra những lợi ích ngoại sinh. Ngoài ra còn phải kể đến ảnh hưởng lan toả của các phát minh. Trợ cấp giáo dục là một ý tưởng tốt.
o Các cá nhân sẽ bỏ qua những lợi ích này khi đưa ra quyết định của mình. Bởi vậy, CP cần phải khuyến khích họ bằng việc trợ cấp cho họ.
· Một lý do nữa là để đảm bảo sự công bằng.
o Rất khó để có thể đi vay tiền dựa vào vốn con người của bạn vì bạn không thể dùng nó để thế chấp như đối với vốn tài sản.
o Hệ quả là những sinh viên con nhà nghèo sẽ phải đối đầu với một mức lãi suất cao hơn, tức là sẽ được học hành ít hơn. Điều này vừa không công bằng vừa thiếu hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy rằng những biến số kinh tế xã hội như thu nhập hộ gia đình, khoảng cách từ nhà tới trường, trình độ học vấn của bố mẹ có ảnh hưởng lớn đến xác suất một người có đi học ĐH hay không.[13]
· Dữ liệu dưới đây cho thấy tỷ lệ số người ở độ tuổi từ 18-24 đăng ký đi học lên ĐH dựa trên mức thu nhập gia đình.
1975 Tỷ lệ đi học tiếp sau trung học1993 Tỷ lệ đi học tiếp sau trung học
Nhóm có thu nhập thấp nhấtNhóm có mức thu nhập TB
Nhóm có thu nhập cao nhất
18%33%
53%
44%54%
71%
o Chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ tiếp tục theo học sau trung học của những người ở độ tuổi 18-24 thuộc nhóm có thu nhập cao nhất (chiếm 20% dân số) cao hơn rất nhiều.
o Thật ra, Christofides et. al. (2001) đưa ra lập luận đầy thuyết phục rằng việc CP trợ cấp cho giáo dục sau trung học là một chính sách thụt lùi vì phần nhiều khoản trợ cấp này lại rơi vào tay các hộ giàu!
o Chúng ta có thể nhận thấy rằng khoảng cách này đang được thu hẹp một cách đáng kể, có lẽ là do mức tăng trong thu nhập thực tế chung.
· Christofides et. al. cũng phát hiện ra rằng xác suất của việc tiếp tục theo học sau trung học cao hơn (không tính đến sự biến đổi của các nhân tố khác):
o Trình độ học vấn của chủ hộ cao hơn.
o Nếu bạn sống ở vùng ngoại ô ( một biến đại diện cho khoảng cách xa tính từ nhà bạn đến trường ĐH, cũng là biến đại diện cho việc bạn phải sống xa nhà).
o Nếu bạn sống ở Ontario, Quebec, hay các tỉnh Duyên hải.
· Lưu ý rằng chỉ 9% số dân ở Ontario có nhà cách trường ĐH hơn 50 km trong khi hơn 50% dân số ở Saskatchewan có nhà cách các trường ĐH hơn 50 km!
· Cuối cùng, chúng ta có thể lưu ý rằng Christofides et. al. đã không tìm thấy bằng chứng chứng tỏ mối quan hệ giữa mức học phí cao với xác suất đi học ĐH!
o Vậy liệu Liên đoàn Sinh viên Canada có sai lầm không khi mà họ cho rằng mức học phí cao đã ngăn cản mọi người đi học ĐH?

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com