Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Các lý thuyết phát triển: Một so sánh phát triển


Các lý thuyết phát triển kinh tế có thể được chia thành 5 loại, đó là:
1. Lý thuyết Linear-Stages (trong những năm 1950 và 1960)
2. Các mô hình thay đổi về cơ cấu (trong những năm 1960 và đầu những năm 1970)
3. Lý thuyết Phụ Thuộc Thế Giới (International Dependency)
3.1. Mô hình phụ thuộc tân thuộc địa
3.2. Mô hình biến hoá sai (False Paradigm Model)
3.3. Luận điểm phát triển kép (Dualistic Development Thesis)
4. Cách mạng tân cổ điển (Những năm 1980)
4.1. Tiếp cận thị trường tự do (Free Market Approach).
4.2. Lựa Chọn Công Cộng (Public Choice) hay "Tiếp Cận Nền Kinh Tế Chính Trị Mới (New Political Economy Approach)"
4.3. Tiếp cận thị trường thuận lợi (The Market Friendly Approach)
5. Các lý thuyết tăng trưởng mới (cuối những năm 1980 và 1990)

Lý thuyết Linear- Stages:

Ý tưởng về các giai đoạn phát triển khác nhau xuất hiện từ thế kỷ 18. Adam Smith lần đầu tiên cho rằng tất cả các xã hội đều trải qua 4 giai đoạn, cụ thể là săn bắn, hái lượm, sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng hoá. Theo Karl Marx, tất cả các xã hội đều phải trải qua, đó là chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mô hình tăng trưởng về phát triển của Walt W. Rostow là một điểm cộng thêm thuộc ý tưởng này.
Trong đầu những năm 1950, khi thế giới đang khôi phục lại từ sự tàn phá của Thế Chiến Hai và hầu hết những nước là thuộc địa của các nước phát triển đều được độc lập, có một nhu cầu lớn về các chính sách phát triển đối với các nước mới độc lập này. Để chống lại đe doạ lan rộng từ chế độ cộng sản, các nước tư bản phát triển cố gắng đưa ra các đề xuất chính sách cứng rắn đối với các nước mới độc lập, các đề xuất này nhằm đưa các nước kém phát triển đi theo chiều hướng phát triển. Thành công của Kế hoạch Marshall của Mỹ nhằm giúp các nước mới thành lập ở các nước Tây Âu là thực tế và kinh nghiệm lịch sử của nước phát triển trong việc chuyển đổi các xã hội nông nghiệp sang các nước công nghiệp hiện đại có thể có những bài học quan trọng cho các nước đang phát triển, dẫn đến việc hình thành các lý thuyết giai đoạn của Rostow. Theo Rostow, việc chuyển đổi từ kém phát triển đến phát triển có thể được nhận thấy trong hàng loạt các bước hay giai đoạn thông qua đó tất cả các nước phải đi đến. Ông miêu tả ba giai đoạn này là:
1. Xã hội truyền thống: Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên của sự phát triển, như các xã hội săn bắn và hái lượm của Adam Smith hay các xã hội phong kiến của Marx.
2. Giai đoạn chuẩn bị cho sự cất cánh: Đây là giai đoạn bắt đầu có sự tiết kiệm. Một hay hai lĩnh vực sản xuất hàng hoá quan trọng với tiềm năng phát triển lớn được chú ý đến và đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được thực hiện.
3. Giai đoạn cất cánh: Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất trong 5 giai đoạn của mô hình Rostow. Lĩnh vực này có thể được nhận biết nhờ 3 đặc điểm chính, đó là:
3.1. Một sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư sản xuất từ 5% hay thấp hơn, trở thành 10% hay nhiều hơn thu nhập quốc dân.
3.2. Sự phát triển của một hay hai lĩnh vực sản xuất quan trọng hơn với một tỷ lệ tăng trưởng cao.
3.3. Sự tồn tại hay xuất hiện nhanh chóng của các khuôn khổ về thể chế, xã hội và chính trị làm nẩy sinh các động lực cho sự mở rộng khu vực hiện đại.
4. Hướng tới giai đoạn trưởng thành: Đây là giai đoạn khi mà tất cả các cản trở đối với giai đoạn cất cánh không còn và xã hội đã tự đi vào con đường tăng trưởng kinh tế bền vững.
5. Thời đại tiêu dùng: Đây là giai đoạn cuối cùng. Một khi đã đạt được tới giai đoạn này thì tất cả các vấn đề mà các nước kém phát triển phải đối mặt với cũng sẽ qua và các xã hội sẽ đạt tới một giai đoạn tiêu dùng rộng lớn hơn.

Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar:

Nền tảng lý thuyết của Lý Thuyết Giai Đoạn của Rostow và trọng tâm của thuyết đó về sự tiết kiệm xuất phát từ mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (H-Đ).
Phương trình chính của mô hình H-D là:
Trong đó Y là thu nhập quốc dân, s là tỷ suất tiết kiệm và k tỷ lệ vốn-sản lượng. Vì thế vế bên trái của biểu thức này là tỷ lệ gia tăng của thu nhập quốc dân. Với một kluôn ổn định và vì thế tỷ lệ gia tăng thu nhập quốc dân tương ứng với tỷ suất tiết kiệm của nền kinh tế. Ví dụ, nếu tỷ lệ vốn-sản lượng là 3, khi đó tỷ lệ tăng trưởng là 5%, tỷ suất tiết kiệm sẽ là 15%. Nếu như tỷ suất tiết kiệm chỉ là 5%, khi đó 10% kia có thể vay mượn nước ngoài hay từ viện trợ nước ngoài. Đây là một luận cứ cơ bản đằng sau kế hoạch Marshall và kế hoạch này đã rất thành công.
Chỉ trích về mô hình Các giai đoạn:
Mô hình các giai đoạn đã quá đề cao tiết kiệm. Tuy tiết kiệm và đầu tư là các điều kiện cần cho sự phát triển nhưng chúng không được coi là điều kiện duy nhất.

Các mô hình thay đổi cơ cấu:

Các mô hình thay đổi cơ cấu nhấn mạnh đến nhu cầu của một sự thay đổi về cơ cấu trong xã hội. Các mô hình này không mâu thuẫn với ý tưởng của mô hình các giai đoạn nhưng chúng triển khai các mô hình chức năng phức tạp để chỉ ra các thay đổi về cơ cấu trong xã hội có thể đưa nền kinh tế hướng tới con đường phát triển bền vững như thế nào. Với tiêu đề này chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu mô hình của Arthur Lewis. Mô hình này có tên: "Phát triển kinh tế với các nguồn cung lao động vô hạn"
Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế:
Khi lý thuyết phát triển hiện thời không mang lại bất cứ thay đổi nào trong cuộc sống của người dân ở các nước đang phát triển, thì sự bất bình gia tăng giữa các nhà kinh tế ở các nước đang phát triển đã dẫn đến sự xuất hiện của các lý thuyết phát triển khác. Các lý thuyết này trở nên phổ biến đối với các nhà kinh tế ở các nước đang phát triển trong những năm 1970, dần được biết đến như Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế.
Ý tưởng cơ bản đằng sau Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế là các nước thế giới thứ ba bị dàn xếp trong một mối quan hệ phụ thuộc và thống trị với các nước giàu, và các nước giàu vô tình hay cố ý góp phần vào việc duy trì quan hệ này và hiện trạng đó được duy trì. Các ý tưởng đã triển khai dưới tiêu đề mở rộng của Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế (được biết đến rộng rãi hơn là các lý thuyết phụ thuộc), có thể được phân thành 3 nhóm nhỏ sau đây:
1. Mô hình phát triển tân thực dân (Neocolonial Dependence Model): Đây là một ảnh hưởng gián tiếp của tư duy chủ nghĩa Mác. Những người tin vào lý thuyết này cấp tiến nhiều hơn là những người theo hai nhóm nhỏ kia. Theo lý thuyết này, sự kém phát triển của các nước thế giới thứ ba được coi là kết quả của hệ thống chủ nghĩa tư bản quốc tế bất công cao hay các mối quan hệ giữa nước giàu-nước nghèo. Các nước giàu thông qua các chính sách vô tình hay cố ý bóc lột đã làm tổn thương đến các nước đang phát triển. Các nước giàu và một giai cấp thống trị chóp bu ở các nước đang phát triển, những người này được coi là tác nhân của các nước giàu, chịu trách nhiệm về hiện trạng kém phát triển ở các nước đang phát triển. Không giống với các lý thuyết giai đoạn hay các mô hình về sự thay đổi cơ cấu, các lý thuyết này coi tình trạng kém phát triển là kết quả của các cản trở bên trong như đầu tư, tiết kiệm thiếu hụt hay thiếu cơ sở hạ tầng, trình độ hay giáo dục, các thành tố của mô hình phụ thuộc thực dân mới coi sự kém phát triển như là một hiện tượng xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài. Biện pháp giải quyết là khởi xướng các cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ giới thượng lưu hiện thời của các nước đang phát triển và tổ chức lại hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới nhằm giải phóng các nước thế giới thứ ba khỏi sự kiểm soát trực tiếp và gián tiếp của các nước thế giới thứ nhất và các thế lực áp bức trong nước.
2. Mô hình biến hoá sai (False Paradigm Model): Những người đứng đằng sau lý thuyết này về bản chất kém cấp tiến hơn. Họ tin là mặc dầu các nước phát triển có các ý định tốt trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển, nhưng các nhà tư vấn về chính sách của họ đơn giản không phù hợp trong tình hình các nước đang phát triển chủ yếu bởi họ không kết hợp chặt chẽ với các đặc điểm về thể chế văn hoá và xã hội đơn nhất của các nước đang phát triển. Kết quả là các chính sách này không gây ra bất cứ kết quả cuối cùng nào.
3. Luận điểm Phát triển-Kép: Đây là sự mở rộng của khái niệm về thuyết nhị nguyên được bàn đến rộng rãi ở các nền kinh tế phát triển. Bằng các từ ngữ đơn giản nó thể hiện mối quan hệ giữa các nước giàu và nước nghèo chỉ là một cái nhìn toàn cầu về thuyết nhị nguyên mà chúng ta thấy trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Sự nối kết giữa các nhân tố siêu cường và tiểu cường, là các nhân tố siêu cường hơn tuy ít hay không có tác dụng lôi lên các nhân tố tiểu cường hơn. Đôi khi trong thực tế, nó có thể thực sự dìm xuống ... (TQ hiệu đính: TQ gọi đây là lý thuyết "an phận". Nghĩa là trong đời sống, có người giàu thì có người nghèo, có người tốt thì có người xấu, cho nên có nước giàu thì phải có nước nghèo. Nhưng lý thuyết "an phận" này vi phạm ngụy biện "trắng đen". Thế giới này đâu chỉ đơn giản giữa giàu nghèo, tốt xấu, siêu cường và tiểu cường.)
Những yếu kém chủ yếu của các lý thuyết phụ thuộc:
Các lý thuyết phụ thuộc có hai yếu kém lớn, đó là:
Thứ nhất, các lý thuyết này chủ yếu chỉ tập trung tới việc tìm ra tại sao các nước kém phát triển vẫn cứ kém phát triển. Họ không có các ý tưởng cụ thể như một nước nên bắt đầu và duy trì sự phát triển như thế nào. Tóm lại, nếu các bạn tin vào sự giải thích này bạn sẽ có thể hiểu được đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển ở các nước kém phát triển nhưng bạn sẽ không có đầu mối để xem xét nước này nên thoát khỏi tình trạng đó như thế nào.
Thứ hai, thất bại lớn của các nước theo đuổi cách tiếp cận cấp tiến/ triệt để này để có được đường lối cách mạng. Các nước này lật đổ giai cấp thống trị hiện thời và thay đổi chiến dịch cách mạng của việc bình thường hoá nhưng cuối cùng đã không đạt được bất cứ sự cải thiện có ý nghĩa nào trong điều kiện của dân chúng.

Cách mạng tân cổ điển (Neoclassical Counterrevolution):

Sau khi trấn động ban đầu từ các lý thuyết Phụ thuộc giảm bớt và khi các lý thuyết này không mang lại bất cứ sự cải tiến có ý nghĩa nào trong cuộc sống của người nghèo, các nhà kinh tế tân cổ điển đã quay trở lại với hàng loạt các lý thuyết khác được biết đến là cách mạng tân cổ điển.
Cách mạng tân cổ điển nhấn mạnh đến ba việc, đó là:
1. Chính sách kinh tế vi mô theo chiều cung
2. Các lý thuyết mong đợi hợp lý
3. Tư nhân hoá các Công ty nhà nước.
Không giống với những người đằng sau các lý thuyết phụ thuộc, những người tin rằng tình trạng kém phát triển là một hiện tượng do bên ngoài gây ra, những người đằng sau cách mạng tân cổ điển tin rằng tình trạng kém phát triển là một hiện tượng bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong. "Luận cứ trung tâm của cách mạng tân cổ điển là tình trạng kém phát triển có nguyên nhân từ việc phân bổ nguồn tài nguyên nghèo nàn do các chính sách sai lệch về giá cả và việc nhà nước can thiệp quá nhiều của các nước thế giới thứ ba." "Thế giới thứ ba kém phát triển không phải bởi các hoạt động bóc lột của các nước thế giới thứ nhất và các tổ chức quốc tế kiểm soát mà là bởi sự can thiệp của nhà nước và tình trạng tham nhũng, không hiệu qủa và thiếu các động cơ về kinh tế cụ thể." Theo lý thuyết này điều cần thiết là việc thúc đẩy các thị trường tự do và các nền kinh tế có chính sách tự do kinh doanh trong bối cảnh các chính phủ lạc quan , điều đó cho phép "ma lực của thương trường" và "bàn tay vô hình" của giá cả thị trường để chỉ đạo việc phân bổ nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế. (TQ hiệu đính: theo lý thuyết Cách Mạng Tân Cổ Điển, giảm tham nhũng, cải cách pháp luật, và tư nhân hoá, etc... là cách phát triển đất nước)
Ba nhóm cách mạng tân cổ điển này đã được đề cập đến trong khoá học. Đó là:
1. Tiếp cận thị trường tự do,
2. Sự lựa chọn công cộng (hay nền kinh tế chính trị mới), và
3. Tiếp cận Thị trường thân thiện. (Chú ý: Tìm hiểu sự khác nhau giữa ba cách tiếp cận này).

Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển (cũ) truyền thống:

Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển cho tới cuối những năm 1980 được biết đến như lý thuyết tăng trưởng truyền thống. Đó là một tóm tắt về lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển cho tới những năm 1980 và cơ bản dựa trên mô hình Tăng trưởng Tân cổ điển của Solow. Mô hình tăng trưởng của Solow là một sự mở rộng của mô hình tăng trưởng Domar và giống mô hình Harrod Domar đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tiết kiệm. Mô hình của Solow được coi là một sự cải tiến so với mô hình Harrod-Domar, bởi vì nó đã chỉ ra cách sự tự do hoá các thị trường quốc gia có thể thu hút nhiều đầu tư trong nước cũng như nước ngoài và vì thế làm tăng tỷ lệ tích luỹ vốn hay nói cách khác là làm tăng tỷ suất tiết kiệm.
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow:
Solow mở rộng mô hình Harrod-Domar theo hai cách. Thứ nhất, ông xem xét lao động như một nhân tố thứ yếu của quá trình sản xuất. Thứ hai, ông đưa ra một nghiên cứu về khoa học ứng dụng, các biến số độc lập thứ ba. Quan trọng nhất là không giống với hệ số cố định, lãi suất cố định đối với quy mô tiêu dùng của mô hình H-D, mô hình của Solow thể hiện việc giảm năng suất đối với lao động và vốn một cách riêng lẻ và năng suất cố định đối với cả hai nhân tố nói chung.
Các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trở thành hệ số dư trong mô hình Solow, giải thích cho sự tăng trưởng dài hạn. Mức độ của nó được thừa nhận là được quyết định ngoại sinh và độc lập với tất cả các hệ số khác.
Hàm sản lượng trong mô hình Solow:
y=AemtKaL1-a
Trong đó y là GDP, K là vốn nhân lực và vốn tự nhiên, L là công nhân tay chân , A cố định, là trình độ khoa học công nghệ , em là tỷ lệ ngoại sinh cố định khi khoa học kỹ thuật phát triển, a là tính co giãn của sản lượng tương ứng với vốn.
Thông tin trên đây về mô hình tăng trưởng Solow làm giảm lãi suất đối với vốn và lao động, ví dụ, MPK<APK và MPL<APL
Lý thuyết tăng trưởng truyền thống, trên cơ sở của mô hình tăng trưởng Solow, giải thích rằng vì ở các nước phát triển, vốn tương đối nhiều hơn so với ở các nước đang phát triển, theo luật tiệm giảm, vốn sẽ có một mức lãi suất thấp hơn ở các nước phát triển so với ở các nước đang phát triển. Kết quả là vốn sẽ có một chiều hướng tự nhiên chảy đến các nước đang phát triển nơi mà tỷ lệ lãi suất cao hơn. Vì vậy từ bối cảnh của các nước đang phát triển, chiến lược tốt nhất sẽ là mở rộng cửa để thu hút đầu tư nước ngoài và tháo gỡ tất cả các rào cản đối với luồng vốn nước ngoài.

Lý thuyết tăng trưởng mới (Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh)

Một trong những tranh cãi về lý thuyết tăng trưởng truyền thống là nó không nhận ra được chính xác các nguồn dẫn đến tăng trưởng kinh tế dài hạn. Theo lý thuyết này, sự thiếu vắng của các cú sốc về khoa học công nghệ ở tất cả các nền kinh tế sẽ dẫn tới mức tăng trưởng bằng không. Vì thế thu nhập bình quân đầu người tăng luôn được xem là một hiện tượng tạm thời do các cú sốc về công nghệ. "Bất cứ sự gia tăng nào trong GNP mà không thể đóng góp cho các điều chỉnh ngắn hạn về cả lực lượng lao động hay vốn thì được xếp vào danh mục loại thứ ba, thường biết đến như số dư Solow (Solow residual). Số dư này đảm nhận gần 50% tăng trưởng trong lịch lịch sử ở các quốc gia công nghiệp". Cái cách mà lý thuyết tăng trưởng quy cho phần lớn tăng trưởng kinh tế tới một quá trình phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ là không thể chấp nhận được đối với nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực này.
Lý do thứ hai cho sự không hài lòng về lý thuyết tăng trưởng truyền thống là "thậm chí sau khi tự do hoá thương mại theo quy định và các thị trường nội địa, nhiều quốc gia kém phát triển đã tăng trưởng ít hay không tăng trưởng và không thu hút được các nguồn đầu tư nước ngoài hay tạm ngưng được dòng vốn nội địa.
Ba khác biệt căn bản giữa lý thuyết tăng trưởng mới và Lý thuyết tăng trưởng truyền thống.
1. Các Lý thuyết tăng trưởng mới loại bỏ giả định tân cổ điển về lợi nhuận biên tế giảm (diminishing marginal returns) đối với đầu tư vốn và cho phép tăng lãi suất tới quy mô trong tổng sản lượng.
2.Các lý thuyết tăng trưởng mới đã dùng khái niệm về các yếu tố ngoại biên (externalities) để giải thích cho các mức tăng lợi nhuận.
3. Mặc dù công nghệ có vai trò quan trọng trong các lý thuyết tăng trưởng mới, nhưng nó vẫn không cần giải thích tăng trưởng dài hạn.
Các lý thuyết tăng trưởng nội sinh có thể được thể hiện bằng một phương trình đơn giản y = AK, trong đó A có thể là bất cứ nhân tố nào tác động đến công nghệ, và K là cả vốn nhân lực và tự nhiên. Không giống với các lý thuyết tăng trưởng truyền thống, mô hình này không trình bày được quy luật lợi nhuận giảm đối với vốn hay lao động khi nó xem xét đến khả năng đầu tư vào vốn nhân lực và tự nhiên, có thể phát sinh ra các nền kinh tế bên ngoài và cải thiện sản xuất.
Mô hình tăng trưởng nội sinh này giúp giải thích tại sao các khả năng lợi nhuận cao đối với việc đầu tư ở các nền kinh tế đang phát triển với tỷ lệ vốn-lao động thấp bị xói mòn chủ yếu bởi giảm thấp đi các mức đầu tư bổ sung vào vốn con người, cơ sở hạ tầng, hay nghiên cứu và phát triển lâu dài. Ngược lại với các lý thuyết tân cổ điển truyền thống, các lý thuyết về tăng trưởng nội sinh mới đưa ra một vai trò tích cực đối với chính sách công trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào nguồn vốn nhân lực (human capital). (TQ hiệu đính: theo lý thuyết tăng trưởng mới, đầu tư vào con người là cách phát triển đất nước. Đầu tư đây phải hiểu theo nghĩa kinh tế, nghĩa là nâng cao khả năng làm việc, chứ không phải cho con em đi học cử nhân anh văn, rồi mang nó về quê làm ruộng tay chân. Nhưng ngược lại, cho con em đi học cử nhân canh nông, mang nó về quê khai thác ruộng nương hữu hiệu hơn, là cách kinh tế!).

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com