Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Tăng trưởng, Đói nghèo và Phân phối thu nhập



Khi tìm hiểu thế nào là sự phát triển, chúng ta đã nghiên cứu các đặc điểm chính của các nước thế giới thứ ba và tổng kết một số mô hình cũng như các lý thuyết phát triển cơ bản. Bắt đầu từ chương 5 chúng ta thực hiện một vấn đề vào một thời điểm cụ thể và cố gắng tìm hiểu chúng, xem các phân tích kinh tế nào có thể tạo ra giải pháp cuối cùng.
Trước những năm 1970, tăng trưởng được đánh giá là thành tố quan trọng nhất cho sự phát triển. Chỉ sau những năm 1970, các nhà kinh tế mới bắt đầu nhận ra rằng có nhiều vấn đề đặt ra đối với sự phát triển chứ không chỉ có tăng trưởng. Từ đó, trong số các vấn đề khác, giảm đói nghèo và bất bình đẳng trở thành vấn đề giải quyết quan trọng. Trong chương này chúng ta chủ yếu xem xét mối liên hệ giữa tăng trưởng, phân phối thu nhập và đói nghèo.

Trong hai bài giảng đầu tiên về chủ đề này chúng ta đã bắt đầu xem xét hai thước đo phân phối thu nhập khác nhau, Cụ thể là:


1. Phân phối thu nhập theo quy mô (hay cá thể) ~ Personal distribution of income

2. Phân phối thu nhập theo chức năng ~ Functional distribution of income

Phân phối thu nhập theo quy mô: Hình thức này liên quan tới tất cả các cá thể bằng việc tăng thu nhập cá nhân và chia toàn bộ dân số thành các nhóm hay quy mô khác nhau. Phương pháp chung nhất là chia dân số thành năm phần (Quintiles) hay mười phần (Deciles) theo các mức thu nhập và sau đó xác định tỷ lệ thu nhập quốc dân của mỗi nhóm thu nhập.

Chúng ta khởi đầu với một minh chứng đưa ra trong cuốn sách này và sau đó liên hệ với ý tưởng về Đường cong Lorenz (Lorenz Curve) và Hệ số Gini (Gini Coefficient) và chỉ rõ Đường cong Lorenz và Hệ số Gini có thể được dùng để đánh giá sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập như thế nào.

Phát triển kép và Việc thay đổi Đường cong Lorenz: Một xã hội kép là xã hội có một nền công nghiệp hiện đại đồng thời có cả một khu vực nông nghiệp tự túc hay lạc hậu. Gary S.Fields đã chỉ ra ba trường hợp giới hạn của sự phát triển kép và tác động của chúng đối với phân phối thu nhập có thể được phân tích như thế nào bằng Đường cong Lorenz. Ba trường hợp ông xem xét đó là:

1. Loại hình làm giàu khu vực lạc hậu: Tất cả các lợi ích của tăng trưởng được chia đều cho các lao động trong khu vực này với mức tăng ít hay không tăng ở khu vực hiện đại. Chẳng hạn như, khi điều đó xảy ra ở Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao và các nền kinh tế cách mạng xã hội chủ nghĩa khác. (TQ hiệu đính: có lợi cho nông dân nhiều hơn thương gia ở thành thị. Đây là Việt Nam trong những năm 1975-1986, bà con bán nhà đi ra vùng quê làm ruộng.) Kết quả: Như chúng ta đã chỉ ra với sự hỗ trợ của một minh chứng rất đơn giản, đường cong Lorenz thay đổi đồng bộ theo hướng đi lên và gần tới đường đẳng thức (đường chéo). Vì thế tăng trưởng dẫn đến (a) một mức thu nhập cao hơn, (b) một sự phân phối thu nhập bình đẳng hơn và (c) là giảm đói nghèo.

2. Loại hình làm giàu khu vực hiện đại: Tăng trưởng chỉ hạn chế ở một số lượng người cố định trong khu vực hiện đại. Như chúng ta đã thấy trong bài học với một ví dụ minh chứng về trường hợp này, đường cong Lorenz thay đổi theo hướng đi xuống và xa hơn so với đường đẳng thức. Tăng trưởng dẫn tới (a) thu nhập cao, (b) một mức phân phối thu nhập kém bình đẳng hơn, (c) không thay đổi gì về tình trạng đói nghèo tuyệt tối. (TQ hiệu đính: có lợi cho thương gia ở thành thị nhiều hơn nông dân. Đây là Việt Nam trong hiện tại những năm 2000, bà con đổ xô vào Sài Gòn và Hà Nội.)

3. Loại hình mở rộng khu vực hiện đại: Tăng trưởng có được bằng việc mở rộng quy mô của khu vực hiện đại trong khi vẫn duy trì mức lương cố định ở cả hai khu vực (đây là một tình huống tương tự với các giả định của Mô hình Lewis). Kết quả: Đường cong Lorenz vẫn trùng với đường cong cũ. Kết quả là chúng ta không thể đưa ra bất cứ đánh giá rõ ràng nào về điều gì xảy ra với phân phối thu nhập (chẳng hạn như phân phối thu nhập bất bình đẳng hay bình đẳng hơn). Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn được rằng tăng trưởng trong tình huống này sẽ làm giảm đói nghèo và mang lại mức thu nhập cao hơn. (TQ hiệu đính: phát triển quân bình hơn, nông dân và thương gia đều có lợi. Đây là lý tưởng phát triển.).


Phân phối thu nhập theo chức năng: Loại phân phối này cố gắng giải thích phần đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân của các yếu tố sản xuất (đất đai, lao động, vốn). Nó cũng được hiểu là phân phối thu nhập phân bổ theo lĩnh vực. Phương pháp này không xem xét riêng rẽ từng thực thể riêng biệt mà tìm hiểu phần trăm mà người lao động nhận được nói chung và so sánh với phần trăm của tổng thu nhập phân phối dưới hình thức thuê mướn, lợi ích và lợi nhuận.
Tài liệu dùng khái niệm phân phối thu nhập theo chức năng với ngụ ý là việc phân bổ theo lĩnh vực của mỗi yếu tố sản xuất cũng phản ánh hay thể hiện sự đóng góp của lĩnh vực đó trong tổng sản lượng. Kết quả là các chính sách của nhà nước cũng phải phù hợp với mỗi lĩnh vực theo phân phối thu nhập chức năng.
Thuyết Chức Năng (Functional Theory) bị coi là không thực hiện được vai trò quan trọng của các yếu tố phi thị trường trong việc quyết định giá cả theo lĩnh vực -- chẳng hạn như vai trò của việc tập hợp sự thương lượng giữa các ông chủ và các nghiệp đoàn thương mại để tạo ra các mức lương theo khu vực hiện đại và thế mạnh của các nhà độc quyền, những chủ sở hữu đất giàu có đối với việc thao túng giá cả về vốn, sản lượng, v.v... cho lợi ích cá nhân của họ.
Nghèo đói tuyệt đối (Absolute poverty): Đây là một tình trạng mà dân số hay một bộ phận dân số khó có thể được đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết về lương thực thực phẩm, quần áo, nhà ở và duy trì một mức sống tối thiểu. Tỷ lệ của loại người này trong tổng dân số được thể nhiện là Tỷ lệ đói nghèo tuyệt đối.
Để so sánh tình trạng nghèo đói giữa các nước khác nhau, trong những năm 1990 Ngân hàng Thế giới đã đưa ra ý tưởng về một giới hạn nghèo đói toàn cầu hay quốc tế. Theo Báo cáo Phát triển của Ngân hàng Thế giới năm 1990, thu nhập của một hộ gia đình vào năm 1985 (giành được sự bình đẳng về quyền lực) là dưới 370 đôla Mỹ, khi đó hộ gia đình đó được coi là "Nghèo", trong khi bất cứ hộ nào với mức thu nhập hàng năm dưới 275 đôla Mỹ lại được xem như là "Cực nghèo". Chúng ta nhìn vào bảng 5.5 và cố gắng hiểu kỹ tình trạng nghèo đói trên thế giới.
1. Thu nhập bình quân đầu người thấp, và
2. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Các nước có tỷ lệ nghèo đói tuyệt đối như nhau có thể không luôn thể hiện quy mô đói nghèo thực tế ở các nước này. Vì thế, trước khi so sánh tình trạng đói nghèo giữa hai nước thì cũng cần phải xem xét Khoảng cách đói nghèo.
Khoảng cách đói nghèo (Poverty Gap): Khoảng cách đói nghèo đánh giá toàn bộ số thu nhập cần thiết để đưa những người sống dưới giới hạn nghèo đói tới được giới hạn đó. Trước khi đưa ra các chính sách để tấn công đói nghèo, chúng ta phải có nhiều hiểu biết cụ thể hơn về các đặc điểm kinh tế của các nhóm nghèo đói.
Các Đặc điểm Kinh tế của các Nhóm Nghèo đói
1. Đói nghèo tập trung ở các vùng nông thôn
2. Đói nghèo có tác động nhiều đến phụ nữ và trẻ em hơn (đọc kỹ phần này)
3. Đói nghèo tập trung nhiều hơn ở các nhóm sắc tộc thiểu số và dân cư bản địa
Đường cong "lộn ngược chữ U" của Kuznet (Invert U)
Kuznet cho rằng trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập có xu hướng giảm đi, trong khi ở các giai đoạn sau thì sẽ tăng. Kuznet nhận thấy sự hỗ trợ từ dữ liệu chiều dọc (theo chuỗi thời gian). Khi các thay đổi trong phân phối thu nhập (thể hiện qua Hệ số Gini) có dấu hiệu ngược lại với thu nhập bình quân đầu người của một nước, thì một dạng lộn ngược hình chữ U thể hiện như thu nhập bình quân đầu người tăng qua thời gian. Hình chữ U lộn ngược này trở nên nổi tiếng là Chữ U lộn ngược của Kuznet.

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com