Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Lời cầu nguyện của Alan đêm Noel



(Bài Viết Của Og Mandino)
Khi đối diện với một thảm kịch tang thương hay một tai họa hiểm nghèo, ai mà không hướng lời van xin về một Đấng Tối Cao? Ai mà không cầu nguyện khi bị vây hãm với thần chết, với bệnh hiểm, với những huyền bí ngoài sự hiểu biết của con người? Cái trực giác sâu kín này đã đến từ đâu, mà mỗi con người hay thú vật đều phải dùng đến trong những giờ phút khẩn cấp?

Mắt chúng ta sẽ tự động chớp khi có một bàn tay đưa ngang. Chân cẳng chúng ta sẽ tự động giật khi có ai gõ vào đầu gối. Đe dọa một người nào bằng cái “Hù” bất chợt, miệng hắn sẽ tự động nói “Trời ơi”. Cái trực giác tự động này từ đâu tới?

Dù tôi không phải là một con chiên hay một tín đồ rất ngoan đạo, tôi cũng nhận hiểu cái huyền diệu cao cả này của thiên nhiên. Tất cả mọi sinh vật trên trái đất này, kể cả con người, đều chia chung các trực giác về sự cầu nguyện.

Và lời cầu nguyện chỉ là một van xin lớn tiếng hướng về một Đấng Tối Cao. Khi thiên nhiên đã ban cho con lừa, con chim, con người khả năng và trực giác để cất cao lời van xin, thiên nhiên cũng đã dự trù là những lời van xin này đang được lắng nghe bởi một quyền lực cao lớn hơn mọi sinh vật và đủ quyền sức để đáp ứng lời van xin đó. Từ hôm nay, tôi sẽ cầu nguyện, sẽ van xin. Nhưng lời câu nguyện của tôi không bao giờ là van xin để được giúp đỡ mà van xin để được hướng dẫn.

Tôi sẽ không bao giờ cầu nguyện để tìm kiếm những vật chất tư hữu cho tôi.Tôi không xin là cho quanh tôi nhiều người hầu kẻ hạ lo từng miếng ăn thức uống.Tôi không xin những căn nhà tráng lệ với đầy đủ tiện nghi.Tôi sẽ không bao giờ nghĩ là lời nguyện cầu của tôi sẽ mang đến tiền bạc, tình yêu, danh vọng, chiến thắng, thành công hay hạnh phúc.Tôi chỉ xin cho có được sự hướng dẫn, cho tôi thấy được phương thức, đường lối để tạo dựng những thành quả và như thế, lời cầu nguyện của tôi sẽ luôn luôn được đáp ứng.

Sự hướng dẫn mà tôi tìm kiếm có thể sẽ đến, hay có thể không đến, nhưng cả hai trường hợp, tôi đều đã được trả lời. Nếu đứa bé xin cha nó một miếng bánh mà không được, người cha cũng đã trả lời cho nó rồi.

Lời cầu nguyện của tôi sẽ như sau:

“Đấng Tối Cao, xin Ngài giúp đỡ con. Mỗi ngày con bước ra ngoài thế gian, con thấy rất cô đơn và yếu đuối. Không có sự hướng dẫn của Ngài con sợ con sẽ lạc lối và xa dần những đường hướng cho con tìm được hạnh phúc và thành công.

Con không xin Ngài bạc vàng châu báu, hay những cơ hội nằm trong khả năng con. Con chỉ xin Ngài hướng dẫn cách thức để con gây dựng được khả năng để nắm lấy những cơ hội.

Ngài đã dậy con sư tử cách thức săn mồi để sinh tồn bằng bản năng. Xin dạy con cách thức sinh tồn và thịnh vượng trong tình yêu để con hãnh diện là con sư tử trên thương trường.

Giúp cho con tìm được sự khiêm tốn bằng trở ngại và thất vọng; nhưng cũng giúp cho con thấy được cái huy hoàng của chiến thắng.

Hãy trao cho con những công việc mà nhiều người đã không làm được; nhưng dậy con cách thức gạn lọc những kinh nghiệm thất bại của họ để con có thể thành công.Thử thách con với những tai họa để tâm hồn con được rèn luyện nhưng nhớ cho con cái can đảm để cười trước những lỗi lầm.

Cho con sống đủ ngày tháng để con đạt đến mục tiêu nhưng giúp con sống mỗi ngày như đó là ngày cuối cùng của đời con.

Chỉ con cách thức ăn nói để có được hiệu quả khi giao tiếp; nhưng dạy con cách im lặng trước những thị phi vô bổ của tha nhân.

Dạy con cái kỷ luật với thói quen không bao giờ bỏ cuộc; nhưng cũng cho con thấy tất cả đều có một tỷ lệ xác suất là tỷ lệ trung bình. Cho con cái trực giác bén nhậy để nhận diện được những cơ hội; nhưng nhớ dậy con cái kiên nhẫn để tập trung được năng lực.

Dạy con cách thức tạo cho mình rất nhiều thói quen tốt để bớt dần những thói quen xấu; nhưng nhớ cho con lòng hỷ xả để thông cảm với cái yếu đuối của tha nhân.

Dạy con bài học về đau khổ để con hiểu rằng: “Mọi sự rồi cũng qua đi” nhưng cho con cái hạnh phúc ngồi đếm những ân lộc mỗi ngày.

Đẩy con trực diện với hận thù để con không ngu dốt về thực tại; nhưng cho lòng con lúc nào cũng đầy tình yêu để biến kẻ thù ghét thành bạn bè.

Nhưng tất cả mọi sự đều là do ý Ngài. Con chỉ là một quả nho, nhỏ bé và cô đơn, bám víu vào cái cành khẳng khiu gọi là đời sống. Nhưng Ngài đã sáng tạo con thành một hiện hữu độc đáo; như vậy chắc Ngài đã dành cho đời con một con đường đặc biệt. Xin hướng dẫn con. Xin giúp con. Cho con tìm thấy con đường của mình.

Cho con trở thành toàn vẹn cái con người mà Ngài đã dự định khi ban cho con đời sống này. Cái hạt giống mà Ngài đã ươm trồng là con, xin được tăng trưởng để trở thành một loài hoa quả như ý muốn của Ngài.

Giúp cho con trở thành một con người đúng nghĩa.”

Nguồn: gocnhinalan.com

Người Việt học được gì ở những cuốn sách “Dạy làm giàu”?



Đa phần người Việt tìm mua sách “dạy làm giàu” bởi cách PR hoành tráng của đơn vị xuất bản hoặc a dua theo đám đông (khi thấy họ có mình cũng phải có), dù cho không hiểu gì nhưng vẫn cố đọc. Tất nhiên khi người đọc không có kế hoạch, có suy nghĩ hay ý tưởng thì sẽ chẳng bao giờ hiểu được công thức làm giàu của người khác và luôn tự hỏi tại sao họ làm được mà mình không thể giống như thế…

Từ phố sách Đinh Lễ cho tới những hiệu sách cũ ở khắp Hà thành, chỉ với giá mươi, mười lăm ngàn một cuốn, đâu đâu bạn cũng bắt gặp những cuốn sách dạy làm giàu, sách doanh nhân. “Đắc nhân tâm”, “13 cách nghĩ giàu, làm giàu” cùng hằng trăm đầu sách khác, mỗi cuốn đều liệt kê ít nhất 50 cho đến 500 người đã làm giàu dựa trên những gì được viết trong sách. Ấy vậy mà ở đất nước chúng ta vẫn chẳng thấy có ai lên tiếng nói lời tri ân với tác giả những cuốn sách ấy? Phải chăng vì chưa có ai “học và làm theo sách” mà thực sự thành công?

Những ai đã đọc qua ít nhất một cuốn sách như thế đều nhận thấy rằng, gần như tất cả những nhân vật thành đạt được dẫn dụ trong sách đều đến từ Mỹ! Vâng, những cuốn sách được coi là hay nhất mọi thời đại, bán chạy nhất mọi thời đại hầu như đều truyền đi một thông điệp: Nước Mỹ là nơi tốt nhất để thực hành những gì đã đọc. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là những cuốn sách ấy với chúng ta chỉ để “đọc chơi”. Để chứng minh điều này, xin mời tất cả những ai đã đọc cuốn “13 cách nghĩ giàu, làm giàu” của Nalopeon Hills cùng lật lại bản danh sách 55 sự biện minh bắt đầu bởi chữ “nếu” được đề cập tới trong cuốn sách, hẳn sẽ thấy tất cả mọi lý do: “Nếu như tôi sinh sống ở một nơi khác. Nếu như tôi đang ở một hoàn cảnh khác” đều chỉ là ngụy biện. Vậy nguyên nhân đích thực: Tại sao chúng ta cầm công thức làm giàu trên tay mà vẫn không giàu?

Trước hết phải nói ngay là: Đa phần người Việt tìm mua sách “dạy làm giàu” bởi cách PR hoành tráng của đơn vị xuất bản hoặc a dua theo đám đông (khi thấy họ có mình cũng phải có), dù cho không hiểu gì nhưng vẫn cố đọc. Tất nhiên khi người đọc không có kế hoạch, có suy nghĩ hay ý tưởng thì sẽ chẳng bao giờ hiểu được công thức làm giàu của người khác và luôn tự hỏi tại sao họ làm được mà mình không thể giống như thế. Bernard Arnault, ông chủ thương hiệu Louis Vuitton nổi tiếng đã chia sẻ công thức làm giàu của mình dựa trên một kế hoạch mới chỉ xuất hiện trong đầu: “Khi có điều gì đó bạn cho rằng có thể thực hiện được, thì phải bắt tay vào ngay. Ở Pháp có rất nhiều người sở hữu ý tưởng hay, nhưng hiếm khi những ý tưởng đó được biến thành hiện thực”. Đây chính là vấn đề đầu tiên của chúng ta, không chịu suy nghĩ và khi có kế hoạch rồi thì lại không muốn triển khai.

Điều thứ 2 đã cản trở chúng ta trở nên giàu có như những người được nhắc đến trong sách: Thiếu quyết đoán và sợ bị chỉ trích. Như đã nói ở trên, người Việt có tâm lý hùa theo đám đông, gạt đi suy nghĩ của riêng mình. Việc dân ta hết lao đầu vào vàng, cổ phiếu, bất động sản khi thấy người người bỏ tiền vào thì cũng hùa theo đã là minh chứng rõ ràng nhất. Chúng ta không thiếu ý tưởng hay, lạ nhưng phần lớn đều “chết yểu” vì người khơi gợi nên đều không chịu được áp lực từ xung quanh. Thật đáng buồn là chúng ta đã cho phép mọi người gây ảnh hưởng tới mình nhiều đến mức nó đủ giết chết khát vọng của chúng ta. Ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào cũng vậy, một ý tưởng hay trước khi thành công rực rỡ đều phải sống sót trước những sự chỉ trích. Không ai nghĩ ôtô trở nên giá rẻ nếu như Henry Ford không quyết tâm thực hiện, bỏ qua sự chế nhạo của người đời. Larry Ellison – Chủ tịch của Oracle, hãng công nghệ cạnh tranh với Microsoft đã thẳng thắn tuyên bố rằng: “Khi sáng tạo, hãy chuẩn bị đối mặt với việc mọi người sẽ gọi bạn là kẻ điên rồ”.

Tiếp theo là sợ thất bại, nó ám ảnh chúng ta chẳng kém gì sợ cái chết. Thất bại đồng nghĩa là mất hết, từ thời gian, công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, thất bại vẫn tồn tại một lý do xứng đáng để chúng ta mạo hiểm. Thất bại chính là bí quyết để thành công, thất bại không đồng nghĩa với việc cánh cửa làm giàu sẽ khép lại mà chỉ làm con đường dài ra một chút mà thôi. Steve Job từng thất bại ê chề, thậm chí còn bị đuổi khỏi công ty của chính mình rồi mới xây dựng được nên thương hiệu Apple hùng mạnh bây giờ. Thomas Eldison phải trải qua 10.000 thí nghiệm thất bại mới tìm ra công thức hoàn hảo cho chiếc bóng đèn hiện nay. Khi không hiểu được triết lý đánh đổi đơn giản này, thì bạn đừng vội bắt tay làm việc gì vì chính trong suy nghĩ bạn đã thấy mình thất bại thì bạn sẽ thất bại.

Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho việc chúng ta không thể làm giàu. Nhưng buồn cười nhất là lý do phải chờ cơ hội đến, thậm chí nó đến mà chúng ta vẫn không buồn nắm bắt. Ai cũng biện minh cho việc mình không thể làm giàu được bằng cái lý lẽ rất Việt Nam là “Tài lộc chưa phát thì đành chịu thôi”. Thế cơ hội, tài lộc ở đâu mà ra, nếu trời không cho thì cứ ngồi đợi à, hay trời cho rồi mà vẫn không biết? Xin thưa là chính những ý tưởng, kế hoạch mà chúng ta đã nghĩ, đã vạch ra đã là cơ hội và lộc trời rồi. Chúng ta chỉ việc bắt tay thực hiện cho đến khi phát mà thôi. Lúc đó mới hiểu được là lộc trời có thật nhưng tồn tại dưới một hình thức khác chứ không giống một cơn mưa tiền bất chợt đổ xuống trần nhà chúng ta.

Nói thế này cho dễ hình dung: Cùng được tiếp cận internet, song chúng ta và nhiều cư dân ở các quốc gia khác đã có những điểm khác nhau ở cách sử dụng internet. Nhiều người đã sử dụng máy tính và internet để tạo ra những tài sản khổng lồ. Google, Youtube, Facebook, các sản phẩm của Microsoft, hay những sản phẩm hiếm hoi trong nước như phần mềm diệt virus Bk, cùng các phần mềm ứng dụng khác. Trong khi chúng ta lại lên mạng chú ý đến những tin tức hằng ngày để theo đuôi các ngôi sao xem có scandal mới nhất và tải về máy phim ảnh khiêu dâm. Về điều này chúng ta “vinh dự” có mặt trong top 3 nước tìm kiếm sex nhiều nhất trên internet. Vậy đấy, tất cả đều có cơ hội làm giàu như nhau, nhưng chúng ta lại sử dụng vào mục đích khác trong khi vẫn biện minh là “đang chờ thời cơ đến”

Trần Đức Nhân

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Ông Jonathan Hạnh Nguyễn chia sẻ chuyện lập nghiệp

Chương trình giao lưu khởi nghiệp giữa các doanh nhân thành đạt với sinh viên, thanh niên khu vực phía Nam tối 30/11 có sự góp mặt của ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT- Tổng Giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, từng được biết tới sau đám cưới của cô con dâu diễn viên Tăng Thanh Hà.

Jonathan Hạnh Nguyễn: “Mượn bột vẫn gột nên hồ”.

Nếu SV "không có bột" thì cần có thời gian để tích lũy kinh nghiệm và tài chính và phải có nỗ lực để chấp nhận vượt qua mọi khó khăn.

Các bạn trẻ đừng phí thời gian ngồi quán cà phê này nọ để bỏ đi những chuyện mình đóng góp cho xã hội. Đóng góp cho xã hội không phải bằng tiền mặt mà bằng cách phải việc phải gia nhập vào đoàn thể, công đoàn, nhà trường.

Khi còn là sinh viên ở San Francisco, một thân một mình ở xứ Mỹ, không ai cho mượn tiền, tôi đã đi làm ba nghề để học 1 năm Anh văn, sau đó vào trường mới nghe được. Khi chuyển đến Chicago, tôi làm nghề rửa xe và nhiều việc làm khác để tích cóp những đồng tiền đầu tiên.

Với số tiền tích lũy được, tôi mua một chiếc xe để làm phương tiện đi lại và tiếp tục để dành tiết kiệm Từ 100 USD đến khi có tài sản 500 triệu USD đó là một quá trình khởi nghiệp thành công nhưng cũng đánh đổi nhiều cay đắng đòi hỏi nỗ lực, kiên trì.

Tôi từng làm Boeing với mức lương cao, nhưng đã bỏ để mở cửa hàng bán tạp hóa, bán hàng điện tử, bán giày thể thao, đi lái xe.

Thế hệ tôi mất 30 năm để thành công nhưng các bạn trẻ hiện nay chỉ mất khoảng 10 năm. Cơ hội để phát triển còn nhanh hơn nữa vì được nhiều sự hỗ trợ. Không có việc làm xấu, chỉ có người xấu...

Để có thành công, các bạn trẻ phải có giấc mơ. Bản thân tôi khi ở Nha Trang đã từng nằm mơ một ngày được đặt chân đi học ở San Francisco học.

Cách đây đây 40 năm, cầm bằng đi xin khắp nơi và nếm mùi thất bại, tôi nghiệm ra rằng cái bằng nhận được không phải để cho trường, để làm lãnh đạo ngay lập tức mà tấm bằng chỉ để củng cố sức học, chứng nhận mình đã được học qua lý thuyết với chuyên ngành đó. Một người học kinh tế nên bắt đầu với bộ phận kế toán vào sổ ra sổ, khi có kinh nghiệm thì sẽ có những chức vụ cao hơn.

Chỉ có hai cách sinh viên được tuyển dụng khi không có kinh nghiệm đó là nộp đơn xin một vị trí thấp rồi đi lên từ từ hoặc tích lũy kinh nghiệm bằng cách đi làm part-time, làm công việc thấp không cần lương cao.

Tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng để khởi nghiệp. Các bạn trẻ đã chọn con đường đại học thì nhân cơ hội đó  sử dụng những điều học được, những kiến thức của thầy cô, để áp dụng trong cuộc đời. Dù đôi khi nó không như mong muốn cần học ở trường đời, học ở sự can đảm.


Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Bản Việt: Cần kế hoạch rõ ràng

Các bạn trẻ hiện nay rất nôn nóng, vội vàng thể hiện mình, muốn gặt hái được thành công ngay mà không nghĩ đến thời gian tích lũy kinh nghiệm. Nhiều SV vừa ra trường không muốn đi làm thuê mà chỉ muốn lập doanh nghiệp, làm chủ trong khi chưa có kinh nghiệm trên thương trường, chưa có mối quan hệ cần thiết nên dễ gặp rủi ro, thất bại.

Bản thân tôi, dù được đi du học ở Mỹ nhưng cũng phải mất tới 7 năm mới ra trường, trong khi thông thường những người khác chỉ mất 4 năm. Thời gian kéo dài do tôi phải nghỉ học, đi làm thêm để lấy tiền kiếm sống.

Đến năm thứ 3 đại học, khi làm thêm cho một nhà hàng Việt Nam ở Mỹ, tôi mới có tiền để quay lại giảng đường. Đó là khi quan sát thấy hằng ngày những khách hàng ở đây chỉ có 1 giờ đồng hổ để đi ăn trưa nhưng cũng phải chờ rất lâu để lấy được thức ăn. Tại sao không tổ chức một công ty chuyển thức ăn cho họ?

Tôi nảy ra suy nghĩ thành lập công ty chuyển phát thức ăn, thường gọi là bồi bàn trên bánh xe, đưa thức ăn theo yêu cầu của họ. Năm 2006 ra trường, tôi trở về Việt Nam làm cho một công ty cổ phần chứng khoán, với mức lương 800 ngàn/tháng.

Các bạn sinh viên sẽ thắc mắc, làm sao để ra trường tiếp cận nhanh với doanh nghiệp, sớm đi được con đường đã chọn là trở thành ông chủ khi đã xác định được mục đích và có tấm bằng trong tay?

Các bạn “không có bột vẫn có thể gột nên hồ”, nhưng trước hết, cần phải biết xây dựng vai trò cá nhân một cách vững chắc bao gồm những chuẩn bị về tài chính, kiến thức, quan hệ… Ngoài ra với việc kinh doanh, cũng cần nghiên cứu, kế hoạch rõ ràng.

Lê Huyền (Ghi)

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Quà tặng hình trái tim

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
22/10/2012
Tôi có thói quen rất lười mua sắm. Có lẽ tôi bị ám ảnh là các anh chị em bán hàng đã được huấn luyện kỹ về tiếp thị từ công ty để móc túi tôi một cách nghệ thuật với nhiều thủ thuật “láu cá”. Tôi biết là oan cho các bạn này vì họ mưu sinh khá vất vả và trong lương thiện. Nhưng tiềm thức tôi vẫn văng vẳng lời dạy về chiêu thức cũng như chiến lược tiếp thị trong các bài giảng ở lớp. Chẳng hạn như cô lễ tân tại một viện sửa sắc đẹp nhận chỉ thị là khách bước vào cửa thì cười “Chào Bà”; nhưng khách bước ra về thì phải cúi đầu thật lễ phép và nói “Chào Cô”.
Trong mùa Giáng Sinh, tục lệ tặng quà nhau rất phổ thông, gần như bắt buộc tại Âu Mỹ. Trong những ngày đầu và giữa tháng 12, tìm được một chỗ đậu xe ở một trung tâm mua sắm lớn tại Mỹ là một vấn nạn. Rồi lội bộ khắp đủ loại gian hàng, chen chúc trong đám đông, để tìm món quà thích hợp dù đã lên danh sách, là một cực hình khác. Để thỏa mãn một đại gia đình kiểu Á Châu, chúng ta có thể mất cả tuần như không.
Sau này, khi rủng rỉnh chút tiền bạc thì tôi không cần phải lo khoản này nữa. Cô thư ký riêng của tôi tự lên danh sách và đi tìm quà. Chỉ hơi kẹt là đôi khi vợ con bè bạn mở quà ra buổi sáng 25/12, tôi cũng không biết món quà nào là của tôi tặng? Gần đây, lấy lý do là tôi ở xa xôi tận xứ Tàu, tôi ngồi viết mỗi người một chi phiếu để họ tự mua món quà họ thích. Bọn trẻ thì hoan nghênh, nhưng các bậc chú bác anh chị thì luôn phê bình cái “vô cảm” của thằng tư bản Mỹ này.

Do đó, trong lịch sử tặng quà của tôi có rất nhiều sai phạm cần “tự phê và tự tha thứ”. Tuy nhiên, một món quà luôn làm tôi hãnh diện là quà tôi cho đứa con gái đỡ đầu khi nó tốt nghiệp cử nhân luật tại Yale. Cha mẹ con bé rất giầu, hàng tỷ phú và tôi chắc chắn là nó không thiếu bất cứ một món quà hay trải nghiệm gì trong 22 năm tuổi đời ngắn ngủi.
Tôi thu xếp với một người bạn cũ đang điều hành một đồn điền và một nhà máy chế biến cacao dưới Panama. Tôi nói với Venus,” cháu đã ở khắp các khách sạn 5 sao từ Paris đến Dubai; và đã thực tập tại những công ty luật hàng đầu của thế giới. Chúng rất nhàm chán. Chú sẽ cho cháu một trải nghiệm khác biệt trong 2 tháng hè tới. Cháu sẽ làm nông dân, trồng hái cacao trong đồn điền; rồi qua làm nhân công ở xưởng bột chocolat. Sau 5 ngày lao động, cháu sẽ được đi tắm biển, leo núi…cùng các thổ dân..và học tiếng Tây ban Nha? Có một bạn trai Latin cho một mùa hè cũng sôi bỏng lắm cháu ạ”.
Venus nghe lời tôi và suốt mùa hè, nó gởi tôi một lô postcards kể tỉ mỉ từng niềm vui nỗi buồn. Điều làm tôi hạnh phúc nhất là khi gặp lại. Nó ôm tôi chặt cứng ,” Cám ơn chú về một mùa hè tuyệt vời”.
Tôi không mất một đồng nào cho món quà đó ngoài 30 phút điện thoại. Và còn nhận lại được một thanh chocolat hình trái tim, thiết kế đặc biệt với dòng chữ viết tay của Venus “Love you forever”.
Alan Phan

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Cha chung, mọi người khóc: Elinor Ostrom và bài toán lạm dụng tài nguyên

December 1, 2012 By Guest 8 Comments

June 13, 2012

Tác giả: Vũ Quý Hạo Nhiên



Giáo sư chính trị học Elinor Ostrom (1933-2012), Nobel Kinh tế 2009. (Hình: Indiana University)

Tiến sĩ Elinor Ostrom, người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đoạt giải Nobel Kinh tế, qua đời hôm 12 tháng 3, thọ 78 tuổi.

Bà được giải Nobel Kinh tế năm 2009, sau cả một đời nghiên cứu cách bảo vệ tài nguyên của chung sao cho không bị lạm dụng, không bị dùng quá trớn, bào mòn tới nỗi bị mất luôn.

Tuy chiếm giải Nobel kinh tế, nhưng bà Ostrom không phải là một nhà kinh tế học. Bà đậu cử nhân, cao học, và tiến sĩ đại học UCLA không phải trong ngành kinh tế, mà trong ngành chính trị học.

Hầu hết công trình nghiên cứu của bà đều được thực hiện trong thời gian bà dạy tại đại học Indiana University, cũng không phải trong khoa kinh tế, mà trong khoa chính trị.

Điều này thật ra không có gì lạ. Không lạ, vì kinh tế học không còn là một ngành riêng lẻ dành riêng cho những người muốn làm kinh tế nữa, mà kinh tế học đã lấn vào hầu hết các ngành khoa học xã hội. Phương pháp luận của kinh tế là một phương pháp luận căn bản hầu như bất kỳ một nhà khoa học xã hội nào cũng phải biết. Và khi một nhà chính trị học, như Tiến sĩ Ostrom, dùng phương pháp của kinh tế để giải quyết vấn đề tài nguyên dùng chung, thì công trình đó trở thành một công trình kinh tế học.

.

Bài toán quen thuộc

.

Vấn đề Tiến sĩ Ostrom nghiên cứu là một vấn đề khá quen thuộc với người Việt Nam. Tại sao phòng vệ sinh ký túc xá lại rất dơ? Tại sao đường xá Việt Nam xả đầy rác?

Tại sao di tích lịch sử cứ bị phá hỏng không ai chăm sóc? Tại sao ngành du lịch làm ăn chụp giựt không màng tới tiếng xấu cho đất nước? V.v. và v.v.

Người Việt Nam mình gọi những vụ này bằng thành ngữ “cha chung không ai khóc.” Hoặc là “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa.” Đó là những câu miêu tả tình trạng này, nhưng chưa phải là giải pháp.

Trong kinh tế, tình trạng này mang tên gọi “tragedy of the commons,” tạm dịch là “thảm kịch của tài nguyên dùng chung,” theo tựa của bài nghiên cứu của nhà môi trường học Garrett Hardin, in trong tạp chí Science năm 1968. (Hiện tượng một bài nghiên cứu môi trường, do một tiến sĩ vi sinh học viết ra, lại trở thành một bài kinh điển cho giới kinh tế, một lần nữa cho thấy kinh tế học không phải là một ốc đảo.)

Thế thì “tragedy of the commons” là gì? Tôi có lần nghe phỏng vấn Tiến sĩ Ostrom trên radio, thì bà tóm tắt công trình nghiên cứu cả đời của bà, là biến “tragedy of the commons”-thảm kịch của tài nguyên dùng chung, thành “problem of the commons” – một bài toán, một vấn đề, có giải pháp, chứ không phải là thảm kịch để ngồi khóc lóc than thở với nhau.

Thí dụ tiêu biểu của “tragedy of the commons” (mỗi vấn đề trong kinh tế học thường có một thí dụ tiêu biểu) là một đồng cỏ chăn bò.

.

Thảm kịch đồng cỏ tàn phế

.

Hardin miêu tả một cánh đồng cỏ không thuộc chủ nào hết, bên ngoài một ngôi làng. Một nhà nông đem 2-3 con bò ra ăn cỏ, thì không sao, vì cỏ sẽ mọc lại. Cả làng mỗi nhà mang 2-3 con, cũng chưa sao. Trong đó có một nhà mang 10 con, cũng vẫn chưa sao, cỏ vẫn còn mọc lại được.


Bò thả trong đồng cỏ chung, ở Anh. (Hình: Sharon Loxton/Wikipedia/Creative Commons)

Nhưng nếu ai ai cũng mang 10, 20, 30 con thả ra đồng cho nó tự ăn tự lớn rồi mình bán lấy tiền làm giàu, nếu ai ai cũng lùa thật nhiều bò vào ăn trong cánh đồng đấy, rồi ra cỏ sẽ chết hết, chết cả gốc rễ luôn.

Và thế là hết cỏ. Mà hết cỏ thì cũng hết cả chăn bò.

Cái tối ưu của mỗi người, khi cộng lại, sẽ không còn là mức tối ưu của chung. (Người quen thuộc với toán sẽ nhận ra là điểm cân bằng Nash của trò chơi này là điểm không tối ưu.)

Đó là thảm kịch.

Thảm kịch này đã xảy ra thật trong đời sống. Cụ thể nhất là trong ngành đánh cá. Có những nguồn cá bị đánh cạn kiệt, chỉ vì mỗi người đều cố gắng đánh cho được càng nhiều cá càng tốt, không cần biết có quá mức sinh đẻ của cá hay không. Nếu lỡ vùng biển nào bị cạn nguồn cá thì, không sao, ta đi qua vùng biển khác, tiếp tục vắt cho hết!

Vậy phải làm sao? Các nhà kinh tế đưa ra hai giải pháp.

Một giải pháp, có thể xem như là giải pháp của “cánh tả,” là một chính quyền nào đó đứng ra đánh thuế, hoặc quản lý đồng cỏ này, định giới hạn số bò được vào. Có giới hạn, đồng cỏ sẽ không bị gặm tới chết.

Giải pháp thứ nhì, có thể xem như giải pháp “cánh hữu,” là đem chia lô bán đấu giá đồng cỏ đó. Tư nhân mỗi người được một miếng, rồi tự lo mà giới hạn để năm sau mình còn cỏ mà cho bò ăn. (Ron Coase, Nobel Kinh tế 1991, là người cổ động giải pháp này.)

Cả hai giải pháp đều có vấn đề. Giải pháp “tả khuynh” kiểu Pigou có vấn đề là tin tưởng vào một nhà nước anh minh sẽ đưa ra đáp số tối ưu – trong khi nhà nước tự nó cũng có sự ích kỷ của nó, lo cho quyền lợi riêng của nhà nước thay vì quyền lợi chung. Có cả một ngành kinh tế, gọi là public choice theory, để phân tích sự ích kỷ của nhà nước dẫn đến những giải pháp dưới tối ưu như thế nào. (Tiến sĩ Ostrom cũng đóng góp đáng kể trong public choice theory.)

(Tôi cũng nhận xét thêm là ở mặt này người Việt Nam mình rất tả khuynh. Mỗi khi có vấn đề gì, là báo lề phải sẽ có những bài viết hay thư độc giả “mong sao nhà nước sẽ có giải pháp X, Y, Z,” và các blog lề trái thế nào cũng có người chỉ trích nhà nước là không chịu áp đặt giải pháp X, Y, Z.)

Giải pháp hữu khuynh cũng yếu. Chính Coase cũng nhận ra rằng chia một mảng tài nguyên lớn thành nhiều mảng nhỏ tăng chi phí giao dịch giữa những lô đất đó với nhau hoặc giữa người có đất và người ngoài. Ngoài ra, có khi mảng tài nguyên đó không phân lô được, hoặc phân lô không được công bằng.

.

Giải pháp thứ ba

.

Tiến sĩ Ostrom đưa ra thí dụ một đồng cỏ không phân chia được. Có cái làng kia ở miền núi châu Âu, người ta canh tác ở chân núi còn phần đồng cỏ trên cao, không phải của riêng ai, thì người ta thả bò ở đó.

Cỏ ở đó, mọc không đều. Cỏ mọc nhiều ít trong mùa xuân, là tùy tuyết mùa đông thế nào. Trên núi đó, tuyết rơi không đều, nên vào mùa xuân cỏ mọc cũng không đều. Có năm thì phía bên này cỏ xanh rậm rạp phía bên kia thưa thớt. Có năm thì ngược lại.

Vì vậy giải pháp của cánh hữu chia lô mỏm núi không thực hiện được. Chia lô ra sẽ dẫn đến tình trạng cóbên bò no và dư cỏ, có bên bò thiếu cỏ bị đói.

Cái làng đó chính là nguồn cho giải pháp của Tiến sĩ Ostrom. Cái làng đó có thật, có tên: Làng Törbel, ở Thụy Sĩ.

Ở đây, họ có luật của làng, là không cho phép thả bỏ ăn cỏ nhiều hơn số bò có thể nuôi được (trong chuồng) vào mua đông. Bỏ qua lý do tại sao luật này tối ưu (và nó đã tối ưu từ năm 1517 tới nay!) sáng kiến của bà Ostrom là nhận ra chân lý này:


Làng Törbel, nhìn từ mỏm núi đối diện. (Hình: Wandervogel/Wikipedia/Creative Common)

Vấn đề của tài nguyên dùng chung có thể giải quyết được qua sự thỏa thuận giữa những người dùng tài nguyên đó với nhau!

Ngoài ngôi làng Törbel ở Thụy Sĩ ra, bà Ostrom còn tìm ra hàng trăm thí dụ khác khắp thế giới, khi người sử dụng tài nguyên, tại địa phương, tự tìm ra giải pháp.

Tức là, trong khi giới kinh tế từng tưởng rằng chỉ có hai giải pháp ở hai cực tả và hữu – hoặc là nhà nước phải nhúng tay vào điều khiển từ xa, hoặc là tài nguyên đó phải xé ra cho tư nhân – thì có một giải pháp thứ ba: Giải quyết tại địa phương. Cái làng Törbel ấy, họ tự giải quyết với nhau, không cần chi tới nhà nước ở Bern xía vào.

.

Tự xài tự xử

.

Tự giải quyết với nhau à? Dễ nhỉ. Dễ thế mà cũng Nobel sao?

À. Nếu nghĩ thêm một bước nữa, mới thấy phát hiện này không phải là tầm thường đâu. Vì bình thường, nếu bảo, ai xài người đó tự giải quyết với nhau, thì rất nhiều người trong chúng ta sẽ giẫy nảy lên vì cho đó là vô lý, là vừa đá bóng vừa thổi còi.

Chính điều đó là phát hiện của Ostrom: Những kẻ đá bóng này không thể thổi còi bậy được, vì họ còn phải tiếp tục đá với nhau nữa, hết trận này qua trận khác. Khác với hai đội chuyên nghiệp cần có trọng tài, trẻ em trong xóm khi đá với nhau toàn tự thổi còi đấy thôi!

Phát hiện của Ostrom cũng chứng minh thành ngữ của Việt Nam là sai. “Cha chung không ai khóc” ư? Có ai đã từng đi đám ma của ông nào đông con mà không con nào khóc đâu? Thực tế là càng đông con càng nhiều đứa khóc và càng dễ làm đám ma to. “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”? Cũng sai nốt. Nhiều sãi thì cứ phân công đóng cửa chùa thôi!

Trong công trình “Governing the Commons” in năm 1990, Tiến sĩ Ostrom trình bày kết quả khảo sát thực địa ở khắp năm châu, và rút ra danh sách 8 điểm cần có để giải pháp địa phương thực hiện được. (Xem thêm tóm tắt ở đây, ở đây, và ở đây.) Nhìn vào danh sách này, người quen thuộc với phương pháp kinh tế học sẽ nhận ra nhiều khó khăn được giải quyết, như property rights, externalities, free-rider, one-shot game, transaction cost, …

1. Tài nguyên dùng chung phải được phân vùng rõ rệt, để loại bỏ người ngoài nhào vô mà không tuân thủ luật của nhóm.

2. Luật của nhóm phải cân bằng giữa tài nguyên rút ra và cống hiến bỏ vào, như bỏ tiền, bỏ công…

3. Người bị ép tuân thủ luật của nhóm, phải có tiếng nói trong việc lập ra và thay đổi luật này.

4. Phải có người theo dõi sự tuân thủ để tránh gian lận.

5. Phải có luật phạt vi phạm, và mức phạt phải tăng dần. Và ở đây, Tiến sĩ Ostrom chỉ ra điều cơ bản của vấn đề, là không cần một nhà nước ở xa mà chính những người sử dụng tài nguyên tự bảo đảm sự tuân thủ bằng những mức phạt này.

6. Tranh chấp phải giải quyết được ở mức địa phương, với phí tổn thấp về tiền bạc, nhân sự, thời gian. Điều này giảm thiểu chi phí giao dịch.

7. Chính quyền bên ngoài phải tôn trọng quyền tự quyết của địa phương. Cái này tiếng Việt gọi là phép vua thua lệ làng. Không chỉ để tránh những giải pháp dưới tối ưu do “xuân từ trong Huế đưa ra,” mà điều này còn tránh cho những kẻ muốn lách luật của nhóm không thể chạy ra trung ương kiếm ông nào ô kê cho mình làm bậy.

8. “Nested enterprises” – phải có nhiều tầng quy tắc cho từng tầng tài nguyên. Ostrom lấy thí dụ ở Philippines: Kênh đào có nhiều cấp, có kênh chính, kênh nhỏ tách ra từ kênh chính, và trên đó thì có hệ thống chung của tất cả các công trình thủy lợi. Thì luật ở kênh nhỏ, là kênh cuối cùng đổ vào ruộng, phải khác luật ỏ kênh chính – đổ vào các kênh nhỏ. Và cả hai cùng phải khác luật của cả hệ thống dẫn thủy nhập điền.

Và nhìn vào danh sách này, một người không cần quen thuộc với phương pháp kinh tế cũng nhận ra là nó có dáng dấp của cái gì đó rất là thượng tôn pháp luật, rất là bảo vệ quyền tư hữu, rất là tư pháp độc lập, rất là địa phương tự trị, rất là tôn trọng cử tri.

Nói chung là rất là dân chủ.

VŨ QUÝ HẠO NHIÊN

Tư cách người Việt qua văn học

November 29, 2012 By Guest 37 Comments

Bài Tổng Hợp Của Vương Trí Nhàn


Trong sự dằng xé của những mâu thuẫn

Về đàng trí tuệ và tính tình người Việt Nam có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức.


Tuy vậy vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát hay khiếp sợ và muốn sự hoà bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.


Tâm địa nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trang hoàng bề ngoài, hiếu (1) danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma tin quỷ, sùng (2) sự lễ bái nhưng mà vẫn không nhiệt tín (3) tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn.


(1) ham thích

(2) chuộng, hâm mộ

(3) tin một cách mãnh liệt


Trần Trọng Kim

Việt nam sử lược, 1925



Cái hay lẫn với cái dở


Về tính chất tinh thần, thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường.

Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý (1).

Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo (2) và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động.

Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hoà hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng t­ưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực.

Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ­ưa hư danh và thích chơi cờ bạc.

Não sáng tác (3) thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng, dung hoà thì rất tài.

Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo.


(1) tự nhiên cảm thấy hơn là do suy luận mà biết

(2) những gì đã trở thành lối mòn

(3) nói theo cách nói hiện thời, tức “sức sáng tạo “nói chung

Đào Duy Anh

Việt nam văn hóa sử cương, 1938


Nhiều thói xấu vặt tạo nên nỗi bất hạnh lớn

Tính thiếu lo xa;

sự đam mê vô độ cờ bạc và lòng tin ngây thơ vào sự cứu giúp của may rủi và cúng lễ;

những sự kình địch giai cấp nẩy sinh từ những phân biệt giả tạo;

đầu óc thích kiện cáo làm cho hai kẻ láng giềng chống lại nhau vì một mảnh đất cỏn con hoặc vì một phần đồ cúng chia không đều;

các vụ tranh chấp liên miên vì đất công;

sự thụ động trước những yêu sách quá đáng của bọn cho vay…

— đó là những nhân tố làm trầm trọng thêm tình trạng khốn khổ của những gia đình làm ruộng.

Những hậu quả này – nẩy sinh từ truyền thống — ngày xưa còn chịu đựng được nhờ mật độ người ổn định, nay trở thành một gánh nặng cứ mỗi năm một nặng thêm, do dân số tăng lên nhanh chóng.

Nguyễn Văn Huyên

Vấn đề nông dân Việt Nam ở Bắc Kỳ, 1939


Không theo cái gì tới cùng



Tôi tin rằng đất Đại Cồ Việt ta là cái đất cằn cỗi, những lý thuyết và tư tưởng đâu đâu, tốt đẹp thế nào mặc lòng cũng cứ đến đây là thành thối nát. Tôi không tin dân An Nam ta lại có nổi một điều tín ngưỡng nào, một quan điểm chắc chắn gì. Bởi thế con người Âu hoá cực đoan ấy chỉ Âu hoá được ở cái lỗ mồm mà thôi. Và than ôi! suy một người ra ngàn người, suy một sự ra vạn sự.




Vũ Trọng Phụng

Từ lý thuyết tới thực hành (1), Tao đàn 1939

(1) Đây là tên một truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng, trong đó kể về một nhân vật nói một đằng làm một nẻo, tuyên truyền cho một quan niệm mới nhưng sống thì hoàn toàn ngược lại.


Cái gì cũng giả, trừ bọn ăn cướp

Đọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của sở nọ sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp.

Có lẽ trong các thực đơn của thế giới, không đâu có nhiều món giả bằng nước An Nam. Cũng thì một miếng thịt, người ta bầy ra đủ trò: nấu với tiết gọi là giả trâu, nấu với giềng mẻ gọi là giả cầy, nấu với hành răm gọi là giả chim, nấu với đậu nghệ gọi là giả ba ba, đốt đi rồi bóp với thính đỗ tương thì lại bảo là giả dê.

Đồ ăn là thứ sẽ ăn vào miệng, hễ qua hàm răng thì nó là lợn hay trâu, hay gì gì nữa, cái lưỡi sẽ biết tức thì, thế mà chúng ta cứ làm giả, thì có khác chi xúi giục nhau rằng: trên đời không có cái gì mà không giả được? Cái nạn nhiều hạng người giả từ đấy mà ra

Ngô Tất Tố

Thờì vụ, 1938

Trì trệ bế tắc


Luôn luôn bị áp bức về kinh tế và chính trị, cuộc sinh hoạt tinh thần của người Việt thường lẩn cả vào trong tâm tưởng nên cảm giác có vẻ chậm chạp và sức phản ứng của tình cảm và tư tưởng không mau lẹ.

Tính ưa hư danh – phản ứng của xã hội đẳng cấp — là một tật phổ thông của người Việt Nam hằng cố gắng tìm vượt lên trên địa vị hiện tại của mình.

Tật cờ bạc — kết quả của óc tư hữu tài sản bị nghẹn lối – do cuộc sống chật hẹp gây nên cũng là một tật phổ thông. Cờ bạc vẫn gieo những ảo tưởng giàu sang vào đám dân chúng rời rạc không còn đủ tin vào sức cố gắng hay tinh thần chiến đấu của mình mà chống nạn nghèo đói nữa.

Lương Đức Thiệp

Xã hội Việt Nam, 1944


Nông nổi, hời hợt


(… ) Phong trào ở nước ta, bất cứ phong trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, chỉ hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu suốt.

Chúng ta có cái đời sống bên trong rất nghèo nàn và rất bạc nhược. Những tính tình phong phú, dồi dào hay mãnh liệt chúng ta ít có. Chẳng dám yêu cái gì tha thiết và cũng chẳng dám ghét tha thiết, lòng yêu ghét của chúng ta nhạt nhẽo lắm. Chúng ta đổi lòng tín ngưỡng sâu xa ra một tín ngưỡng thiển cận và nông nổi, giữ cái vươn cao về đạo giáo của tâm hồn xuống mực thước sự săn sóc nhỏ bé về ấm no.


Thạch Lam

Theo dòng, 1941


Qúa thiết thực hóa tầm thường



Người Việt không quan niệm cái gì thái quá.

Từ cung điện lăng tẩm của vua chúa đến đền đài miếu mạo của dân gian, mọi thứ đều khuôn theo sở năng kinh tế và xã hội.

Khuôn khổ chùa Đế Thiên Đế Thích và thành Đồ Bàn đều ra ngoài trí tưởng tượng.

Về học thuật cùng tư tưởng không có chủ nghĩa siêu hình nào.

Vật lộn với cuộc sống quá eo hẹp hàng ngày nơi đồng ruộng hoặc miệt mài vào sách thánh kinh hiền, người ta ít rảnh thời giờ theo cuộc suy tưởng triền miên. Cũng vì thiết thực mà người Việt tín ngưỡng để rút phần lợi ích thiển cận của tôn giáo tại ngay kiếp này nhiều hơn là mong linh hồn được giải thoát mãi tận kiếp sau.




Lương Đức Thiệp

Việt Nam tiến hoá sử, 1944


Thụ động, bất lực, buông xuôi

Họ cày ruộng, chân lội trong bùn, có khi phải ngâm mình trong nước. Có những người đi cả ngày đư­ờng chỉ cốt kiếm một gánh củi khô. Nhưng tình trạng nhân công dư dật thường khiến con người lười nhác. Họ trở nên vô tâm và hay cãi cọ. Rất nhiều chứng tật khác nhau, những vụ rắc rối về hành chính, những vụ xung đột vô cớ, được dịp nảy sinh và kết quả là bất công lại chồng chất thêm.

… Môi trường làm sa sút sức khoẻ và tác động chẳng kém tới tính chất người Việt. Sức nóng thường xuyên làm cho thần kinh uể oải và con người dễ buồn ngủ. Không phải là hoàn toàn vô lý khi bảo rằng nhược điểm lớn nhất của con người nơi đây là lười biếng, hoặc ít nhất là cái khuynh hướng buông trôi, thây kệ mọi việc.


Nguyễn Văn Huyên

Vấn đề nông dân Việt Nam ở Bắc Kỳ, 1939


Cảm tính nặng hơn lý tính


Nói chung người Việt có chất nghệ sĩ nhiều hơn chất khoa học. Nhạy cảm hơn là có lý tính. Yêu thích văn học và trang trí. Đa số chỉ mơ ước nghề làm quan là con đường đã vạch sẵn, không đòi hỏi nhiều cố gắng độc đáo, mà lại đem đến nhiều vinh hiển

Chẳng có mặt nào của tính cách người Việt lại không có mặt bù lại, và không gợi ra ngay tức khắc một bằng chứng ngược lại. Chúng ta đã nói về tính biếng nhác và sự uể oải của người Việt, nhưng người ta chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy, và những người lao động sẵn sàng làm những công việc nặng nhọc trong khi chỉ nhận được số tiền công rẻ mạt đến như vậy.

Chúng ta cũng đã nói về tính phóng túng bông lông và mơ mộng của người Việt. Thế mà chúng ta lại cũng dễ dàng khám phá ở người dân nơi đây một đầu óc thực tế lạ lùng, nó quyết định chiều hướng tâm hồn người nông dân và trở nên một vũ khí lợi hại trong tay những người thợ mỹ nghệ.

Nếu tính hay thay đổi là đặc tính của người Việt thì ta cũng phải ngạc nhiên mà nhận xét rằng trong bọn họ có một số kẻ là những tay dai dẳng và bám riết người ta khi xin xỏ; là những kẻ sính kiện tụng không ai địch nổi; là những học sinh sinh viên quyết chí săn đuổi bằng được bằng cấp.


Nguyễn Văn Huyên

Văn minh Việt Nam,1944




Biếng nhác, vô cảm, lẩn tránh


Hiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi.

Xét về phương diện tinh thần, xu hướng biếng nhác này càng trầm trọng thêm bởi một nền giáo dục cổ lỗ và chưa bao giờ có phương pháp. Thành ra có sự lười biếng về trí óc, có xu hướng dễ dàng chấp nhận hết thảy và bắt chước hết thảy.

Sau khi chất đầy trí nhớ các loại kinh sách, nhà nho xưa kia chẳng còn nghĩ đến chuyện trau dồi trí tuệ nữa. Họ thường già trước tuổi. Hoặc là họ nhẫn nhục chịu đựng cốt không để ai đó do ganh ghét mà kiếm chuyện lôi thôi. Hoặc là họ sa vào thói chơi ngông đôi khi cũng tinh tế đấy, nhưng dễ làm cạn kiệt cái năng lực phát minh cũng như năng lực lập luận khoa học.

… Có những nhà quan sát nước ngoài nhận xét người Việt hay trộm cắp và dối trá. Trong một thời gian dài, người dân nước này chỉ được nhận một nền cai trị kém cỏi, trong đó thấm sâu chính sách ngu dân. Cá nhân con người luôn luôn bị săn đuổi, họ buộc phải bao quanh mình một tấm màn bí mật. Làng xã cũng vậy, trong quan hệ với chính quyền trung ương, họ cố giữ lấy một thái độ nếu không độc lập thì cũng ương bướng bất phục.

Nguyễn Văn Huyên

Văn minh Việt Nam, 1944

Nền văn hoá của kẻ yếu

Hình như sống dưới cái bóng của cái khối văn hoá Trung quốc, sừng sững ở bên mình như cả núi Thái Sơn, văn hoá chúng ta chỉ cố sức để man diên (1) ở trên mặt đất chứ không có cái khuynh hướng trổ vọt lên trời.

Để sống còn, chúng ta chỉ cốt bám chặt lấy đất như bám lấy cái nguồn sinh khí. Cho nên chúng ta không có cái vinh dự là có những tổ tiên chọc trời khuấy nước, làm chấn động thế giới bằng những tư tưởng hay hành động của mình, nhưng chúng ta lại đã may mắn có được những tổ tiên cần cù, kiên nhẫn biết sống thiết thực và biết tổ chức cuộc sống một cách thích đáng để đối phó với vận mệnh khắc nghiệt của mình.

Cái giá trị tranh đấu chúng ta nhận thấy trong cái tính chất thiết thực ấy lại tuồng như chỉ là tiêu cực.

Ngay trong văn hoá bình dân, cái văn hoá phát triển ở ngoài phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của Hán hoá, tuy có lộ rõ cái tinh thần chống đối luân lý lễ giáo của nhà nho, thế mà cũng chỉ là sự chống đối của kẻ yếu.

Có những người sau khi làm tròn phận sự một người quân tử ở đời thì rũ sạch nợ trần đi tìm nhàn hạ ở nơi thôn dã, hay có người bất bình với thời thế khiến mình không thể làm tròn phận sự được mà đi tìm an ủi ở sơn lâm, nhưng thảy đều là những người chỉ cầu tự nhiên cấp cho những thú thanh cao để di dưỡng tính tình mệt mỏi, chứ không ai dám đem tâm trí mà tìm tòi mà tra hỏi tự nhiên.


(1) bò lan như cây cỏ


Đào Duy Anh

Việt Nam văn hoá sử đại cương, 1950

Cánh cửa mở rộng thế giới?

April 2, 2012 By Alan Phan 11 Comments



Một anh bạn văn, anh T.N. Tiến, kể một câu chuyện thật mang nhiều ý nghĩa. Tại một trại dưỡng bệnh cho các em khuyết tật nơi anh làm việc, có 3 anh “mát giây”, Mỹ nó gọi là mentally retarded, hay trốn trại ban đêm ra ngoài. Không hiểu vì sao, các anh có chìa khóa của một cửa tiệm tạp hóa gần trại, nên thường đột nhập, chơi đùa một lúc, rồi quay về trại, không ai biết.

Cho đến một hôm, các anh không về và bạn Tiến được phái đi tìm. Đêm đó, các anh thức suốt đêm trước cửa tiệm, lúng túng vì một vấn đề nan giải. Trước đó, người chủ quên khóa cửa, do đó các anh không biết làm gì với chìa khóa của mình. Trong đầu óc các anh, đây là khủng hoảng lớn vì mọi diễn biến đều đi ngược với những gì các anh toan tính và mong đợi. Mãi đến khi bạn Tiến lùa các anh về trại, các anh vẫn đứng trước tiệm, tổ chức hội thảo để bàn luận và tìm kiếm giải pháp.

Nghe câu chuyện, thiên hạ thường kết luận vội vàng “đúng là mấy thằng ngu”. Nhưng thực ra, trong đời sống, chúng ta cũng hay ngu xuẩn như vậy, kể cả tôi. Chúng ta luôn bị mờ mắt với những thành kiến, lý thuyết, rác rưởi nhồi vào đầu óc cả mấy chục năm trời, nên trở thành một con ngựa bị bịt mắt chạy trên đường một chiều. Trong khi đó, sự thật có thể vô cùng đơn giản đến độ không ai thực sự là không biết giải pháp. Nhưng phải làm ngược lại với thói quen đã được uốn nắn? Thôi cho tôi yên. Ai cũng làm thế mà.

Chúng ta bàn luận liên miên về những rào cản và thách thức. Từ tái cấu trúc cơ chế kinh tế, hệ thống giáo dục đến xây dựng lại niềm tin vào xã hội, con người. Chúng ta có quá nhiều chìa khóa. Ai sẽ là người chỉ đơn thuần hành động, đẩy cánh cửa đang mở rộng của thế giới?

Alan

Thứ Hai 02/04/2012

Thế giới của bầy chuột

November 22, 2012 By Guest 48 Comments

BLOG CỦA NGUYỄN HOÀNG ĐỨC NGÀY THỨ NĂM 22/11/2012

Việt Nam, ôi quê hương yêu dấu rừng vàng biển bạc của chúng ta, nhưng mà có phải nó đang tụt xuống hàng “hố rác” của nhân loại? Từ Bắc chí Nam, từ Quảng Ninh đến Cần Thơ các cô gái trẻ nườm nượm đi thi để lọt qua vòng tuyển lấy chồng Hàn Quốc. Với một lý do mở màn rất đơn giản, ít nhất người ta được xuất ngoại lần đầu, được đáp máy bay lên bầu trời. Trái lại, nếu không dám dứt bỏ một lần làm sao thoát cảnh lội bì bõm bên bờ ruộng để leo lên phi cơ phản lực vượt ra quốc tế? Những cô gái Việt này ao ước đàn ông Hàn Quốc chẳng khác gì “tây mũi tẹt”, giống cha ông châu Á đã từng khao khát phương Tây như thần thánh cái gì cũng có.
Trời ơi, quả là một trời một vực, cùng da vàng mũi tẹt như nhau, chỉ sau vài thập kỷ, một đằng thì thành tây, đi đâu cũng leo lên xe hơi và máy bay; một đằng thì bán cả đời mình chỉ để nếm một lần leo phi cơ. Tại sao? Có phải tại trí khôn của người Việt mà rất nhiều người chúng ta lúc nào cũng thường trực tự hào?

Có nhiều người Việt phản ứng rất mạnh mẽ khi thấy ai nói về cái xấu của người Việt, như thể nói thế là chạm đến quốc hồn – quốc túy, nói xấu tổ tiên, ông cha… và họ phản đối như thể đó là thước đo chứng minh lòng yêu nước của mình rằng: tôi yêu tổ quốc, tổ tiên, dân tộc, giống nòi, và tôi phản đối lại là để bảo vệ tổ quốc. Họ có bảo vệ tổ quốc không? Thực ra, họ chỉ bảo vệ cái xấu trong chính con người họ. Hoàng đế Napoleon có nói “Bao dung với cái xấu là sự đồng tình với nó”. Đúng vậy một kẻ ăn cắp thường có cái nhìn vô tội với một thằng ăn cắp khác. Kẻ nói dối cũng vậy. Kẻ độc ác, đố kỵ, ích kỷ cũng thế, nó không giành cho những ai giống nó một cái nhìn phán xử khác lạ…

Kết quả bao dung cũng là bao che cho cái ác tràn lan vô bờ đến vậy dẫn đến dân tộc Việt ngày nay theo các bảng sắp hạng đều không ngoi ra khỏi vị trí đội sổ, thua xa cả những nước trong khu vực từ 50 đến 100 năm. Nói đâu xa, nước Lào là nước nhỏ bé nghèo nàn bậc nhất thế giới, nhưng từ xưa đến nay luôn trở thành giấc mơ của người Việt. Thời bao cấp, mấy anh sinh viên Lào chỉ có vài cái nhẫn vàng đeo ngón tay đã trở thành niềm ao ước của nhiều cô gái Việt. Còn giờ đây, xe hơi loại bán tải của Lào nhiều như xe đạp từ quê lên phố vẫn là mơ ước của giới trung lưu Việt Nam. Còn giới cán bộ trung lưu Việt hí hửng về thu nhập cỡ dăm chục triệu đồng mỗi tháng thì vẫn còn thua loại rửa bát, làm thuê ở Singapore, một nước nằm trong khu vực.

Sự bao dung – bao che – cũng là đồng hóa đó đã gây ra vô số cái xấu cái ác ở Việt Nam: nào ăn cắp nắp cống, tháo đinh đường tầu, tháo đinh rầm cầu, cắt đường dây điện thoại, rải đinh “đa cạnh” ra đường, rồi xi măng cốt tre…đã gây ra nhiêu tai nạn khủng khiếp. Mới nhất là nạn pha trộn tạp chất vào xăng dầu đã gây ra hàng loạt vụ cháy xe gây thiệt hại tài sản và chết chóc tang thương. Đó là một thảm họa! Nhưng còn thảm họa hơn ngay khi đã tìm ra mầm mống của những vụ pha trộn, người ta vẫn triển khai sự bao dung, nghĩa là vẫn bao che cho những thứ nguy hiểm chết người rình rập ngay trong chiếc xe của người dân. Tại sao? Vì các công ty xăng dầu đều thuộc các ông lớn, chẳng lẽ ông lại muốn phơi áo sân sau của mình!

Trong một buổi gặp mặt các phóng viên. Một vị quan chức nêu ra ý kiến chỉ đạo: để kích thích du lịch Việt Nam báo chí cần khai thác đưa tin về những lời nói tốt đẹp của khách thăm quan nước ngoài, như vậy mới lôi kéo được du lịch.

– Vậy những lời nói về cái xấu của người Việt thì sao? – một nhà báo hỏi lại.

-Vị quan chức cười xòa “cái này thì…” – có nghĩa là không được đăng.

Tóm lại, người Việt chỉ quen với những “sự thật” được biên tập, nói thẳng ra chỉ thích lời khen mà không muốn bị chê. Như vậy là người Việt chưa trưởng thành, chỉ là những đứa trẻ thích nghe lời khen mà không muốn bị chê. Mới đây có nhiều bài báo như của học giả Vương Trí Nhàn tập hợp những bài viết của các học giả lớn như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai … hoặc của nhà báo Hoàng Tùng… đã nêu ra từ xưa, nhiều chuyên gia phương Tây đã nhận xét người Việt rất nặng như: “nói dối”, “ăn cắp”, và “sát nhân”. Đặc biệt có chuyên gia nói: “Việt Nam là quốc gia đầy những con chuột”.

Theo các chuyên gia, chuột là thứ sống theo bầy và thuộc loại thông minh bậc nhất, chúng không bao giờ để bị dính bẫy đến lần thứ hai. Một con bị sập bẫy, cho dù bẫy sắt, bẫy tre hay bẫy dính, thì chúng liền tụ lại họp hành rút kinh nghiệm rồi thông báo cho cả bầy trên toàn lãnh thổ cống ngầm cách thức nhận biết và tránh bẫy. Nhưng dù bầy chuột có khôn đến mấy, chúng cũng không phải là thứ kiêu hãnh của ánh sáng. Sự khôn ngoan của chúng chỉ là chui rúc để tồn tại, mà không phải là vươn thẳng để sống minh bạch và tiến bộ.

Mong rằng mọi người Việt đều biết vượt qua tự ái để phấn đấu cho một xã hội tiến bộ, minh bạch và kiêu hãnh thực sự. Để những cô con gái Việt không phải nhìn đàn ông hàng xóm kiêu sa như “tây mũi tẹt”. Rất cám ơn!

Nguyễn Hoàng Đức

2 Bài Giải Cho Việt Nam?

November 29, 2012

BLOG CỦA G/S TRẦN AN BÀI NGÀY THỨ NĂM 29/11/2012

Giữ thêm 50 năm nữa?

“Cái ly nước này nặng bao nhiêu?”
“50 gam!”…”100 gam!”… “125 gam!”… các sinh viên trả lời.

“Tôi không thể biết chính xác nếu không cân”. Giáo sư nói: “Nhưng câu hỏi của tôi là: Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái ly thế này trong vài phút?”

“Chẳng có gì cả” Các sinh viên nói.

“OK, vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?” Giáo sư hỏi.

“Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ” Một sinh viên trả lời.

“Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?”

“Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc chắn phải đến bệnh viện”. Một sinh viên khác cả gan nói. Và tất cả lớp cười ồ.

“Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, cân nặng của cái ly có thay đổi không?”. Giáo sư lại hỏi.

“Không ạ”. Các sinh viên trả lời.

“Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? Và thay vì việc cứ cầm mãi, tôi nên làm gì?”

Các sinh viên lúng túng. Rồi một người trả lời, ‘Đặt ly xuống!’

“Chính xác!” giáo sư nói: “Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống như thế này. Khi bạn giữ nó trong đầu vài phút thì không sao. Nghĩ nhiều hơn, chúng làm bạn đau. Và nếu cố giữ thêm nữa, chúng bắt đầu làm bạn tê liệt. Và bạn sẽ không thể làm gì được nữa”.

2. Chúng ta đã lớn lên chưa?

Một người đàn ông đi ngang qua một chú voi đang bị xích, đột nhiên ông dừng lại và tự hỏi tại sao một chú voi lớn như vậy lại không tự làm đứt một sợi dây thùng nhỏ buộc ở chân và trốn thoát. Thậm chí còn không có cả dây xích và lồng giữ. Hiển nhiên là chú voi hoàn toàn có thể làm được, bất cứ lúc nào chú muốn nhưng vì một lý do nào đó chú đã không làm như vậy.

Người đàn ông đã đến gặp người quản tượng gần đó và hỏi anh ấy vì lý do tại sao con voi vẫn đứng yên ở đó và không bao giờ bỏ đi. Người huấn luyện voi trả lời: “À, khi mà con voi này còn nhỏ và bé hơn bây giờ, chúng tôi đã sử dụng cùng một loại kích cỡ dây thừng giống như bây giờ để trói chúng. Ở độ tuổi đó, các sợi dây vẫn đủ sức để giữ chúng. Khi mà voi lớn lên, chúng tin rằng chúng không có đủ khả năng phá được dây. Con voi này luôn tin rằng sợi dây có thể giữ chúng lại và không bao giờ thử trốn thoát”.

Người đàn ông đã rất ngạc nhiên. Những con vật to lớn như vậy đều có khả năng làm được, nhưng chúng đã không bao giờ tin và sẽ mãi mắc kẹt ở nơi này.

Source: www.gocnhinalan.com

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Chuyện lãi suất ngân hàng

BLOG CỦA L/S LÊ NHƯ HÀ NGÀY THỨ BA 27/11/2012

Tiếng nói của một thân chủ đang đối diện với phá sản ở miền Trung

Tác động của lãi suất trong kinh doanh

Rất nhiều doanh nghiệp đang chết dần chết mòn, họ không biết bấu víu vào đâu, họ đều nói nguyên nhân là từ năm 2010, các Ngân hàng thương mại tăng lãi suất, phí giao dịch, tiền bôi trơn, khiến doanh nghiệp mất vốn dần. Làm được đồng nào đều phải nộp cho ngân hàng. Khi thua lỗ họ lại vay tín dụng đen nộp cho các Ngân hàng để không bị đánh tụt nhóm tín dụng. Họ phải vay tín dụng đen để đảo nợ nhưng Ngân hàng không cho vay tiếp hoặc cho vay tiếp với mức vay thấp hơn. Cứ tháng này qua tháng khác họ lâm dần vào tình trạng nợ tín dụng đen, nợ Ngân hàng, không có tiền để nộp bảo hiểm, nộp thuế. Tóm lại doanh nghiệp phải chi phí quá sức. Làm ăn càng khó khăn doanh nghiệp càng mất vốn, sản xuất kinh doanh ngày càng bi đát.


Ngân hàng là môi giới cho tín dụng đen

Nhiều cán bộ tín dụng còn xui doanh nghiệp vay tín dụng đen để trả nợ Ngân hàng, thậm chí cán bộ Ngân hàng làm luôn “nghiệp vụ” tín dụng đen, có nhiều trường hợp cấu kết với xã hội đen để ép doanh nghiệp vay nặng lãi. Cán bộ Ngân hàng cố tình làm ngơ trước sự chịu đựng quá sức của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng tín dụng đen xiết nợ theo kiểu cưỡng đoạt tài sản, mất khả năng thanh khoản, không còn vốn hoạt động, doanh nghiệp chỉ còn biết kêu trời.

Ngân hàng không theo đúng luật

Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng quy định các bên có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí giao dịch theo quy định của pháp luật. Điều 476 Bộ luật dân sự quy định lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước công bố.

Trong năm 2010 Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất cơ bản 7% có lúc 8% và kể từ tháng 12/2010 là lãi suất 9%/năm. Như vậy, dù thỏa thuận gì đi chăng nữa cũng không được phép vượt quá 150% của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đi vay để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh rồi Ngân hàng thương mại mới bắt đầu tăng lãi suất. Luật các tổ chức tín dụng yêu cầu phải ghi rõ lãi suất vào hợp đồng tín dụng nhưng đa số các hợp đồng tín dụng đều ghi theo kiểu lãi suất tùy nghi với mục đích để tăng lãi suất cho dễ (hàng tháng thông báo lãi suất mới).

Rõ ràng việc cho vay với mức lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản là vi phạm điều cấm của pháp luật, mặc dù cả hai bên đều ký vào hợp đồng tín dụng.

Ngụy biện của ngân hàng

Để trả lời, phía cán bộ Ngân hàng thương mại cho rằng việc Ngân hàng thương mại cho vay theo lãi suất thỏa thuận tự do, không căn cứ theo lãi suất cơ bản bởi ba lý do sau: Thứ nhất, do pháp luật về ngân hàng quy định lãi suất cho vay là lãi suất thỏa thuận; Thứ hai, doanh nhiệp đã ký vào hợp đồng rồi thì phải chấp nhận; Thứ ba, vì Ngân hàng thương mại huy động vốn với lãi suất cao nên phải cho vay cao.

Ba lý do trên đều không chính đáng ở chỗ: Thứ nhất là không có bất cứ một điều khoản nào của pháp luật quy định cho phép Ngân hàng thương mại được phép cho vay theo lãi suất thỏa thuận mà bỏ qua “chiếc van” lãi suất cơ bản; Hai là hợp đồng tín dụng là một thỏa thuận dân sự và theo quy định của pháp luật dân sự thì không phải sự thỏa thuận nào cũng là hợp pháp, nó chỉ hợp pháp khi sự thỏa thuận ấy không trái pháp luật; Ba là việc Ngân hàng thương mại huy động vốn thực chất là hợp đồng vay tài sản (Ngân hàng thương mại vay của người khác) thì việc huy động vốn càng phải tuân theo pháp luật và huy động vốn với lãi suất cao hay thấp đó là câu chuyện nội bộ của Ngân hàng thương mại chứ không thể lấy lý do huy động vốn với lãi suất cao để giải thích với khách hàng là phải cho vay với lãi suất vượt khung pháp luật.

Lãi suất nào thì đúng luật?

Quay lại với vấn đề lãi suất, theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật các tổ chức tín dụng, rõ ràng hợp đồng tín dụng có lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản hoặc trong hợp đồng không ghi cụ thể mức lãi suất thì hợp đồng đó vô hiệu. Nội dung vô hiệu là nội dung về lãi suất, nó bị vô hiệu kể từ khi hai bên bị ký kết. Đối chiếu với Bộ luật dân sự thì Ngân hàng thương mại phải hoàn trả cho khách hàng toàn bộ số lãi và hai bên thỏa thuận lại mức lãi suất theo đúng quy định của pháp luật.

Có nhiều doanh nghiệp hỏi: Một là nhiều hợp đồng tín dụng đã thanh lý rồi thì sao? Hai là nếu Ngân hàng thương mại không đồng ý ngồi đàm phán lại vấn đề lãi suất liệu có khởi kiện được không? Theo quy định của pháp luật dân sự những nội dung của hợp đồng mà vô hiệu thì các bên phải thỏa thuận lại, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Đối với nội dung vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật thì thời hiệu khởi kiện không hạn chế, tức là có thể khởi kiện bất cứ lúc nào.

Trong lúc này các bên nên ngồi lại với nhau để thỏa thuận lại mức lãi suất đối với tất cả các hợp đồng tín dụng có lãi suất vượt quá khung pháp luật; tính toán giải trừ dư nợ cho doanh nghiệp số tiền chênh lệch. Tôi được biết có rất nhiều doanh nghiệp trong 3 năm qua đã nộp cho Ngân hàng thương mại hàng chục tỷ đồng số tiền lãi chênh lệch…

Đợi chờ Godot

November 27, 2012 By Alan Phan

T/S Alan Phan

Tôi nhớ năm đầu của đại học, trong môn Nghệ Thuật 101, tôi phải xem một vở kich của Samuel Beckett tựa đề là Waiting for Godot. Tóm lược của kịch bản là hai anh lãng tử dưới gốc cây xồi trọc lá, nói chuyện và tranh luận về đủ mọi đề tài trong khi đợi một người tên là Godot mà họ có hẹn.


Vài nhân vật khác cũng đi ngang chỗ đợi, tương tác cùng hai nhân vật chính, rất phức tạp và mâu thuẫn như trong một giấc mơ. Cuối cùng, Godot không bao giờ xuất hiện, vì có lẽ ông chỉ là một nhân vật tưởng tượng của hai anh lãng tử trên.

Vở kịch bắt đầu khoảng 10 phút là tôi quay ra ngủ ngon lành. Chuyện vớ vẩn của 2 anh “khùng” không liên quan gì đời sống hay cảm xúc của tôi. Ngược lại, con bé đi “date” cùng, có một mùi nước hoa nhè nhẹ như hoa lài cộng hưởng với mùi con gái vừa lớn. Cho nên khi đó, Godot thực đang ngồi cạnh tôi, đẹp tuyệt vời và những lời lảm nhảm trên sân khấu chỉ làm tôi khó chịu.

Ba năm sau, tôi tình cờ coi lại vở kịch. Hôm đó, tôi vừa thất tình, vừa bị cảm cúm, mệt ngất ngư nhưng không muốn nằm trên giường than thân trách phận. Lần này tôi có chút đồng cảm hơn với 2 chàng lãng tử. Họ loay hoay trong những hành động vô nghĩa và vớ vẩn vì chung quanh họ, từ môi trường đến những con người giao thoa đều thể hiện cái “hư không” trong nội tại của mình. Chúng ta ăn uống, suy nghĩ, đàm thoại, yêu ghét, làm việc, lo lắng…vì đây là những kỹ năng xã hội đã huấn luyện và trao trách cho chúng ta. Trong khi đó, chúng ta vẫn cứ hy vọng là Godot sẽ đến và sẽ đem một vài ý nghĩa gì đó cho cuộc sống. Dĩ nhiên, Godot (theo suy diễn là God hoặc idiot?) không bao giờ xuất hiện.

Beckett là một tác giả thuộc trường phái hiện sinh (existentialism). Cùng với Camus, Sartre, Kafka, Dostoyevsky,…các ông này luôn luôn ngồi trên tháp ngà của trí thức để suy ngẫm về những “phù du, ảo tưởng” của kiếp người. Những ngày cón là sinh viên, sách của các ông là gối đầu giường của tôi. Vả lại, những suy tưởng và túi khôn của các ông giúp anh sinh viên trẻ “làm dáng trí thức” và chiêu thức “cuộc sống vô nghĩa” cũng lôi kéo được khá nhiều bạn nữ lên giường.

Ra trường đời, tôi phải tạm quên các ông. Phải lao đầu vào việc mưu sinh để kiếm tiền nuôi vợ con, phải loay hoay bò mỗi ngày quanh miệng chén vì nợ nần ngập đầu không buông tay được. Khi khôn ra, lòng tham lại nặng hơn ý chí tự do; nhất là cảm nhận luôn bất an nhìn về tương lai khi sức khỏe và may mắn không còn. Thấm thía những bài học thời trẻ từ các ông, nhưng cuộc đời vẫn là một bẫy sập không ra được. Và cũng trong những loay hoay đó, tôi bắt đầu chờ Godot.

Tuy nhiên, tôi cũng cố gắng tìm niêm vui nhỏ nhặt mỗi ngày qua những trải nghiệm thần kỳ. Năm giác quan của tôi luôn được bung căng rồì thả lỏng, tâm hồn tôi được thử thách hàng ngày với những xấu xa tồi tệ của môi trường, nhưng sau đó lại được ôm ấp tận hưởng những giây phút thăng hoa của thiên nhiên và con người. Tôi cố quên đống rác bên đường, dù rất khó khăn, để chăm chú vào hàng phượng vĩ đang che bóng mát. Tôi bằng lòng và an phận với mâu thuẫn này.

Gần đây tôi hay về lại quê hương. Cái thân phận nhỏ bé và hèn kém của con người trong cái hư ảo của thế tục thể hiện rõ ràng hơn nơi đây. Dù muốn né trành, tôi bắt buộc phải suy ngẫm về những thứ lăng nhăng nhưng thực ra là cốt lõi của sự sống. Chúng ta có tạo được tương lai hay định mệnh đã an bài? Tại sao đêm đen cứ bao trùm một khu vực mà Ơn Trên đã ban cho một môi trường thiên nhiên vô cùng phong phú? Tại sao con người nơi đây rất mực thông minh mà bị “trù úm” liên tục bởi những thế lực ma quỷ?

Có lẽ rất nhiều người Việt đang mòn mỏi đợi chờ Godot? Trong cái hy vọng pha chút tuyệt vọng đó, bao nhiêu người đã tự hủy hoại bằng những cơn say xỉn mỗi đêm và những việc làm vô cảm mỗi ngày? Thế nhưng nhìn ở một góc cạnh khác, cái “hiện sinh” đau đớn trong môi trường sống này có thể tạo cho chúng ta những phản ứng, dù khác nhau nhưng luôn là một tầm gương soi lại bản ngã cùa chính mình.

Muốn thoát ra khỏi bẫy sập, nhiều bạn đã chọn lựa bỏ đi thật xa, mong tìm một thanh bình riêng biệt ở một góc trời lạ nào. Như con thú bỏ rừng để an phận sống trong một chuồng thú nhàn hạ? Nhiều bạn chọn sự phấn đấu, bằng cách chống lại hệ thống quyền lực dưới mọi hình thức nhưng có lẽ cũng không đem đến một kết quả gì như ý muốn. Khi đã bị lôi kéo vào cuộc tranh giành quyền lực thì các bạn cũng phải biến thể mình thành một loại thú rừng đủ răng nanh và móng nhọn để sinh tồn. Nhiều bạn thưc tế hơn, người Mỹ nói là “if you cannot fight them, join them” (không đấu nổi phe địch thì gia nhập họ vậy). Họ sẵn sàng “thượng đội hạ đạp” để tìm một chút cơm thừa cho mình và gia đình. Nhiều bạn khác thì chọn sự tự tử chậm…kết thúc đời mình bằng những ngày đêm trác táng và phá phách vô nghĩa.

Bất cứ lựa chọn nào cũng là một thảm kịch cho nội tâm những người còn cảm xúc trăn trở sống nơi đây. Nhất là các bạn trẻ. Tôi cũng vậy. Nhưng tôi may mắn hơn là vở kịch tôi diễn sắp hạ màn; Godot đã không đến như hẹn và tôi còn phải lên đường đi tìm vai diễn ở một vở kịch khác.

Tôi thầm nghĩ nếu Beckett sống ở Việt Nam vào thời này, chắc ông đã viết được một tác phẩm khác hay hơn. Và một kết cuộc “có hậu” như một phép lạ nào đó sẽ đem Godot đến với 90 triệu dân Việt?

Alan Phan

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Lại chuyện “người” và “ta”

November 22, 2012
Tác giả: Một nghiên cứu viên tại Học Viện Riken

Lời bàn của Alan Phan:

Bài này viết từ 2004 do một người Việt sống ở Nhật suốt 16 năm. 8 năm đã trôi qua và không gì thay đổi để thêm hay bớt. 8 năm hay 80 năm nữa sẽ đến. Tôi tin là mọi người sẽ rất buồn khi đọc lại bài viết này và không thấy cần “thêm” hay “bớt” điều gì.

Alan

Trước khi tới xứ sở của hoa anh đào, tôi đã sống 18 năm thời niên thiếu của mình rồi sau này làm việc vài năm tại Việt Nam, 11 năm tại Liên xô cũ, một thời gian tại châu Âu, và thăm một số trường đại học tại Hoa kỳ. Cuộc sống ở nhiều nước đã giúp tôi kiểm chứng trong một chừng mực nhất định độ tin cậy của câu ngạn ngữ tôi thường nghe thời còn là sinh viên tại Nga:

Ba năm đi Pháp bằng một giáp đi Nga.
Năm năm ở Tây bằng một giây ở Nhật.

Theo tôi, cái “may mắn” lớn nhất của thần dân xứ Phù Tang có lẽ là nước Nhật đã thua trong Đại chiến thứ Hai. Về mặt tâm lý, thất bại đó khiến người Nhật cảm thấy nhục nhã, và quyết tâm đưa dân tộc mình vươn lên về mọi mặt để “rửa hận”. Thất bại đó cũng khiến dân tộc Nhật trở nên khiêm tốn, nhún nhường hơn trong giao tiếp vì có lẽ họ không có “chiến thắng oanh liệt” nào để họ có thể “vênh váo” với thế giới, và quá khứ thê thảm của Đệ Nhị Thế Chiến không để lại gì để họ có thể trở thành “ăn mày dĩ vãng” [1]. Về chính trị, thất bại đó khiến nước Nhật ngay sau chiến tranh “bị” đặt dưới sự kiểm soát cuả Hoa kỳ. Từ đó Nhật bản được Hoa kỳ giúp đỡ về mọi mặt và trở thành đồng minh chặt chẽ của Hoa kỳ. Bản Hiến pháp của Nhật sau Đại chiến thứ Hai là do người Mỹ viết năm 1946 [2]. Đó là một bản hiến pháp hết sức dân chủ.Người Nhật, từ ông thủ tướng (và gia đình, họ hàng ông ta) đến cậu học sinh tiểu học, tất cả đều rất tôn trọng pháp luật và thực hiện đúng Hiến pháp. Đó là điều mấu chốt đưa đến những ưu điểm dưới đây:

1) Cuộc sống ở Nhật rất an toàn

Hồi còn đi học, tôi đọc sách thấy nói mô hình của xã hội giàu có thanh bình là thời vua Nghiêu vua Thuấn bên Tàu, tiền rơi ngoài đường không có ai thèm nhặt. Lúc đó, tôi đã tự hỏi không biết bao giờ và ở đâu mới lại có được một xã hội như vậy. Nhật bản là câu trả lời khẳng định cho tôi. Ở đây, nếu đi tàu mà bạn vô tình quên túi (trong đó có thể có tiền, máy ảnh, điện thoại di động v.v.) trên tàu, bạn chỉ cần báo cho nhân viên nhà ga. Sau đó họ sẽ gọi điện nhắn bạn đến nhận vì thông thường là họ sẽ tìm thấy đồ bạn để quên, do không có ai đụng đến nó cả. Một lần chúng tôi đi tàu ra sân bay, sau khi chúng tôi lên tàu rồi, trong lúc chờ tàu khởi hành, bỗng một nhân viên nhà ga xuất hiện, tay giơ cao một cái túi và nói to đủ để tất cả hành khách đều nghe thấy: “Cái túi này của ai đây?”. Vợ tôi giật mình nhận ra đó chính là túi của mình để quên trên ghế phòng đợi tàu, vội chạy tới nhận, chỉ vài giây trước khi tàu chuyển bánh. Một lần khác, vợ tôi đi chợ và đánh rơi ví. Trong ví có tiền, giấy căn cước, chìa khóa nhà, v.v. Hai hôm sau, người gác cửa báo xuống nhận. Người nhặt được ví và mang đến trả tận nơi là một sinh viên. Con trai tôi có lần đi chơi cũng đánh rơi ví trong đó có thẻ học sinh và chìa khoá vào nhà. Mấy hôm sau, những thứ cháu đánh rơi đã được ai đó tìm thấy và gửi đến địa chỉ nhà tôi mà không đề địa chỉ người gửi. Năm 1999, chúng tôi tổ chức một hội thảo quốc tế tại viện nghiên cứu vật lý hóa học Nhật bản (gọi tắt là viện RIKEN) – nơi tôi làm việc từ 1995 tới nay. Một nhà vật lý Italia, đại biểu hội nghị, trong khi đi chơi ở Tokyo, đã đánh rơi hộ chiếu của mình. Anh ta hết sức hốt hoảng vì chỉ sau hai ngày anh ta sẽ phải bay về nước. Chúng tôi nói anh cứ yên trí, gọi điện báo cho Đại sứ quán Italia rồi ngồi chờ. Quả nhiên ngày hôm sau, Đại sứ quán Italia gọi điện nói có người đã nhặt được hộ chiếu của anh và gửi đến Đại sứ quán, anh chỉ việc đến nhận lại hộ chiếu. Anh ta thốt lên: “Thật là không thể tin được!”. Anh đã lên đường về nước đúng như lịch trình.

Mặc dù đôi khi đọc báo hay xem TV, tôi cũng thấy tin nói về các vụ kẻ trộm đột nhập nhà ở, kẻ cướp cướp nhà băng, kẻ cắp móc túi người say rượu trên các chuyến tàu vắng khách về khuya nhưng tôi chưa hề bị hoặc chứng kiến bất cứ một vụ ăn cắp vặt nào ở nơi công cộng tại Nhật, kể cả trên những chuyến tàu chật cứng người vào giờ đi làm sáng sớm. Mới đến Nhật, người ta có thể lấy làm lạ là mọi người ra đường để đồ đạc của mình rất hớ hênh: ví tiền bỏ túi sau không cài, nhô cả ra ngoài, điện thoại di động nhét túi sau với cả một đám dây trang trí như mời gọi kẻ móc túi, vào tiệm ăn thì vứt túi lên ghế rồi bỏ đấy đi nhà vệ sinh mà không hề sợ là túi sẽ “bốc hơi” lúc mình vắng mặt. Sau khi đã sống ở Nhật một thời gian, người ta hiểu rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra với những “sơ ý” đó vì xã hội ở đây rất an toàn. Hầu như không có ai động đến sở hữu của người khác. Đi chơi ban đêm mà bị trấn lột là chuyện khó xảy ra ở Tokyo.

Người Nhật không ồn ào, không nói chuyện oang oang hoặc gọi nhau í ới ngoài phố và tất nhiên là tôn trọng luật đi đường. Nếu họ chẳng may đụng phải nhau thì cả hai cùng cúi xuống xin lỗi nhau với một thái độ thực sự thành khẩn. Xe cộ rất nhiều nhưng hầu như không nghe thấy tiếng còi xe hơi. Nếu xe hơi hay xe máy quệt phải nhau thi họ cũng từ tốn dàn xếp hoặc chờ cảnh sát tới. Tôi có lần chứng kiến một xe hơi đi từ hẻm ra đường lớn, chẳng may đụng phải một thanh niên đang phóng xe máy phân khối lớn. May thay anh ta không việc gì vì nhảy vọt được ra khỏi xe như trong phim Holywood vậy. Chỉ có xe máy là bẹp. Người lái xe hơi chắc chắn là sai. Ngay cả khi đó, anh thanh niên, trông rất “ngầu” cũng không hề to tiếng. Cả hai bên để nguyên hiện trường chờ cảnh sát tới giải quyết.

2) Quan chức hành chính và cảnh sát thực sự là các đầy tớ của nhân dân

Điều 15 trong Hiến pháp của Nhật quy định “tất cả các quan chức và nhân viên hành chính là đầy tớ của toàn thể cộng đồng” [2]. Bộ máy hành chính của Nhật cũng khá cồng kềnh và mọi việc giấy tờ không phải khi nào cũng nhanh. Tuy nhiên, những quan chức và nhân viên hành chính bao giờ cũng cố gắng giải quyết công việc một cách tốt nhất cho dân với một thái độ rất lịch sự, niềm nở, kể cả khi “dân” là một cậu bé kém họ hai ba chục tuổi. Nếu không giải quyết được ngay ngày hôm đó thì họ bao giờ cũng hẹn chính xác ngày có kết quả và không bao giờ sai hẹn. Họ hiểu rất rõ là họ làm việc để phục vụ nhân dân. Lương của họ là do dân đóng thuế mà có. Bất cứ người dân nào cũng có thể phát đơn kiện nếu họ phục vụ kém và họ sẽ bị thải hồi ngay. Bất lịch sự, cửa quyền, sai hẹn chứ chưa nói “ăn hối lộ”, là điều xa lạ đối với hệ thống hành chính cơ sở ở đây. Không bao giờ có hiện tượng nhân viên hành chính lại dám “lên lớp” cho người dân.

Con trai tôi có lần thốt lên: “Công an ở Nhật hiền thật, bố nhỉ!”. Đấy là sau cái lần cháu đi chơi đánh mất chìa khoá xe đạp. Vì lúc đó đã muộn, các hiệu chữa xe đạp đã nghỉ nên cháu phải bê xe đến đồn cảnh sát gần đấy cầu cứu các chú cảnh sát. Họ phải dùng kìm cộng lực cắt khóa để cháu đạp xe về nhà. Nói chung, tôi chưa gặp trường hợp nào cảnh sát giao thông chặn người xét hỏi vô cớ giữa đường huống hồ là hành hung người dân. Họ luôn từ tốn, lịch sự chỉ đường kỹ càng khi được hỏi vì các đồn cảnh sát thông thường là nơi người đi đường vào hỏi đường. Họ có đầy đủ bản đồ chi tiết của khu vực họ. Chuyện cảnh sát tìm cách chặn xe để phạt tiền là chuyện không có ở Nhật. Người lái xe bị phạt nếu họ thật sự phạm luật, gây tai nạn, v.v. Cảnh sát Nhật không được phép dùng vũ khí nóng (như súng) để uy hiếp dân chúng. Trong những cuộc dẹp rối loạn trật tự công cộng, họ chỉ được dùng quá lắm là gậy bằng gỗ.

3) Khách hàng thực sự là vua

Ở Nhật người bán hàng hết sức lễ phép và thực sự chiều chuộng khách hàng, cho dù khách hàng chỉ xem, không mua gì hoặc giá trị của thứ mua chỉ vài trăm yên (vài USD). Không bao giờ người bán hàng nhận xét, bình phẩm về sự lựa chọn của khách hàng. Sau khi khách hàng mua, trả tiền xong, họ đều gói ghém hết sức cẩn thận trước khi trao hàng cho khách, sau đó chắp hai tay trước bụng cúi chào cung kính, mắt nhìn xuống. Nếu những người bán hàng đó đi mua hàng (đi chợ chẳng hạn), họ cũng là khách hàng như bạn và cũng được những người bán hàng khác phục vụ tử tế như vậy.

Ít lâu sau khi tôi vừa đến Nhật, một lần tôi ghé hiệu Yamano Music – một hiệu bán nhạc cụ nổi tiếng ở khu Ginza – Tokyo. Tại hiệu này có bán các đàn đại dương cầm Yamaha, Steinway, Bechstein giá hàng trăm ngàn US dollars. Nhưng thứ mà tôi mua chỉ là một miếng dạ đỏ để phủ phím đàn piano. Giá miếng dạ đó là 600 yen (khoảng 6 USD). Tôi gọi người bán hàng. Ông ta dạ ran chạy đến. Tôi lại không có tiền lẻ, nên tôi đưa ông ta 10,000 yen (khoảng 100 USD). Ông ta cúi người, hai tay đỡ lấy tờ tiền, nói: “Xin quý khách đợi cho một lát”, sau đó chạy nhanh vào phía trong. Một khoảnh khắc sau, ông ta quay lại, hai tay cầm một cái đĩa sứ nhỏ trên để miếng dạ đã được gói cẩn thận, hóa đơn thanh toán, tiền thừa. Rồi ông ta lại cung kính cúi mình hai tay nâng cái đĩa lên ngang mặt để tôi dễ lấy. Sau đó, ông ta lại cúi rạp xuống một lần nữa, miệng nói to: “Xin cảm tạ quý khách!”

Rất ấn tượng về điều này, tôi kể chuyện đó với một giáo sư Nhật. Ông ta nói: “Đấy là tiêu chuẩn phục vụ thông thường ở đây, nhất là tại các cửa hàng nổi tiếng như Yamano Music. Anh trả tiền và anh có quyền được hưởng sự phục vụ tốt nhất”. Sau này, tôi thấy đó là trình độ phục vụ rất chuyên nghiệp của xã hội Nhật bản, vượt xa tất cả các nước khác mà tôi đã đến (là Việt Nam quê hương tôi, Trung Hoa, Nga Xô, Ấn độ, Pháp, Đức, Hà Lan, Italia, Hy lạp, Tây Ban Nha, và Hoa kỳ).

Miếng dạ là thứ nhỏ. Bây giờ tôi kể đến thứ to hơn một chút. Cách đây vài năm, tôi mua một cái đàn đại dương cầm (grand piano) ghép kỹ thuật số gọi là GranTouch cuả hãng Yamaha, giá ngót nghét 6,000 USD (kể cả ghế ngồi). Sau khi đàn được vận chuyển đến nhà, tôi chơi vài hôm và phát hiện ra một trục trặc nhỏ là khi chơi một hợp âm nhiều nốt, độ vang của một hai nốt thỉnh thoảng bị cắt sớm hơn các nốt khác. Tôi gọi điện phàn nàn với cửa hàng. Sau vài hôm, hãng Yamaha cử chuyên gia tới nhà tôi dùng máy để kiểm tra vì hiện tượng này rất khó phát hiện và không phải lúc nào cũng xảy ra. Sau khi xác nhận là có trục trặc thật, họ vận chuyển một cái đàn khác, cũng mới tinh đến, để cạnh cái đàn kia để tôi chơi cả hai để so sánh. Sau một hồi đắn đo, tôi đã chọn cái đàn họ mới mang đến. Họ lại vui vẻ đem cái đàn kia đi. Mỗi lần vận chuyển như vậy, xe cần trục phải trục cả cái đàn to tướng lơ lửng qua bao-lơn nhà (balcony). Một tốp gồm ba người đàn ông lực lưỡng và một chuyên gia kỹ thuật cùng làm việc. Tôi không phải trả thêm bất cứ một yen nào. Thấy họ lao động vất vả, tôi mời họ uống nước giải khát. Họ lễ phép từ chối với lý do là họ đang làm công vụ.

Vợ tôi luôn cảm kích mỗi khi nhớ lại lần phải nằm bệnh viện nhà nuớc (công) ở Nhật. Tất cả mọi người – từ bác sỹ, y tá, hộ lý đến nhân viên phục vụ, quét dọn – đều rất lịch sự, dịu dàng, quan tâm chăm sóc như thể cả bệnh viện chỉ có mỗi một mình vợ tôi là bệnh nhân vậy khiến vợ tôi nói: “Mình thật sự cảm thấy mình là một con người với ý nghĩa đầy đủ của nó.” Máy móc ở bệnh viện đều rất tối tân. Phần lớn các bác sỹ nói được tiếng Anh. Một số bác sỹ trẻ nói tiếng Anh giỏi. Mấy người bạn Việt Nam khác ở đây, từng vào bệnh viện Nhật, cũng đồng ý với chúng tôi như vậy. Đến khi vợ tôi kể chuyện này với một người bạn Nhật, bà này chẳng tỏ vẻ gì là ngạc nhiên cả. Bà ta cho điều đó là tất nhiên. Bà ta bảo: “Người bệnh là người ốm yếu, đầy lo lắng ưu tư nên bác sỹ, y tá phải có nhiệm vụ làm dịu đi sự băn khoăn đó”. Nghe nói bệnh viện tư nhân phục vụ còn tốt hơn thế.

Chuyện phục vụ tốt trên mặt đất ở Nhật kể không hết. Phục vụ trên trời cũng “siêu” không kém. Ai đã bay Japan Air Lines (JAL) có thể dễ dàng nhận thấy điều đó. Các cô chiêu đãi viên của Nhật bao giờ cũng hết sức nhã nhặn, lịch sự, nói như rót mật vào tai. Có lần tôi đang ngồi trên một chuyến bay của JAL từ Tokyo sang châu Âu thì một con muỗi từ đâu đó xuất hiện vo ve trước mặt tôi. Tôi đành vỗ hai bàn tay đập chết con muỗi. Ngay lúc đó, một cô chiêu đãi viên xinh đẹp tình cờ đi ngang qua nhìn thấy. Cô ta lập tức cúi xuống, miệng mỉm cười, bàn tay trắng muốt xòe ra để … đỡ lấy cái xác con muỗi đem vứt đi.

4) Không ai xâm phạm quyền tự do biểu hiện

Điều 21 trong Hiến pháp cuả Nhật [2] đảm bảo hoàn toàn không có bất cứ một sự kiểm duyệt nào đối với quyền tự do biểu hiện của mỗi người dân. Vì vậy, ở Nhật không có bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền bắt bạn cắt xén sáng tạo của bạn hoặc ngăn cấm bạn triển lãm hoặc in ấn tác phẩm của mình vì những gì bạn viết hoặc vẽ ra trong tác phẩm của bạn. Nếu có tranh chấp liên quan xảy ra thì cả hai phía: phía muốn kiểm duyệt và phía tác giả hoặc nhà xuất bản đều bình đẳng trước pháp luật tức là đều có quyền mời luật sư và giải quyết tranh chấp tại tòa án (Như vụ con gái một chính khách kiện một nhà xuất bản đã đăng vụ ly dị của cô ta lên báo gần đây). Tiêu chuẩn duy nhất để một bức tranh được treo tại triển lãm tập thể của một hội mỹ thuật nào đó, tại một địa điểm công cộng nào đó như bảo tàng mỹ thuật, gallery, v.v. là nghệ thuật thuần tuý và chỉ có nghệ thuật mà thôi. Tranh đẹp thì được treo. Tranh xấu (hoặc không đẹp bằng) thì bị loại. Tất nhiên đẹp hay xấu còn tuỳ thuộc vào thẩm mỹ của hội đồng nghệ thuật. Vì thế, để giảm tối thiểu sự thiên vị của một vài “ủy viên hội đồng nghệ thuật”, các hội mỹ thuật ở Nhật thường mời tất cả các hội viên (vài trăm người) cùng họp để chọn tranh, bằng cách giơ tay biểu quyết. Tranh nào được nhiều hội viên chọn thì được treo.

5) Hệ thống văn hoá giáo dục và các viện nghiên cứu:

Nhật bản là nước có tỷ lệ người biết đọc biết viết cao nhất thế giới, tới 99% dân số. Người Nhật kể cả tầng lớp lao động ít học cũng hành xử rất có văn hóa. Mọi người nói năng rất lịch sự. Không thấy ai nói tục chửi bậy ở nơi công cộng. Trên các phương tiện giao thông công cộng, ngoài phố, rất khó phân biệt người giàu người nghèo vì ai nấy đều ăn mặc đẹp đẽ, lịch sự như nhau tuy là không ai giống ai. Những người làm cho các công ty thường mặc “com-lê” đeo “cà-vạt”. Giới trẻ ăn mặc hiện đại, lố lăng hơn nhưng không hề có ai dám tỏ ý phê bình, chê bai chứ chưa nói là cấm đoán dù là với bất cứ lý do gì kể cả “thuần phong mỹ tục”. Ai cũng hiểu đó là quyền tự do cá nhân được hiến pháp tôn trọng tuyệt đối. Một số ít trường không cho phép học sinh trung học nhuộm tóc. Nhiều trường khác không hề ngăn cấm. Có lần một thày giáo bị bố mẹ một học sinh kiện vì đã bắt con của họ gội sạch mái tóc nhuộm vì như vậy là vi phạm tự do thân thể của học sinh. Trừ một số người “vô gia cư” (homeless) sống thường trực tại công viên Ueno ở trung tâm Tokyo, ngoài phố hầu như không gặp người rách rưới hoặc người ăn xin. Trong quan hệ giao tiếp, người Nhật thường rất nhún nhường, ít khi nói về mình, về gia đình con cái mình. Đặc biệt họ không bao giờ khoe khoang, nhất là khoe giàu, khoe giỏi hơn người khác vì họ tránh hết sức lòng ghen tị [3]. Họ đánh giá cao tình hữu nghị lâu dài. Sau khi họ đã tin tưởng bạn, họ giúp đỡ bạn vô điều kiện.

Nói chung, học sinh Nhật rất tôn trọng thầy cô giáo và các học sinh lớp trên. Hệ thống tiểu học của Nhật khá nhẹ nhàng, học như chơi. Lên trung học thì bắt đầu căng hơn vì phải học để thi vào các trường cao học (cấp 3) tốt thì mới có cơ may thi được vào các trường đại học tốt. Tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng (như ĐHTH Tokyo, ĐHTH Waseda, v.v.) thì khả năng tìm được việc làm ở các công ty tốt sẽ lớn hơn. Vì thế, học sinh Nhật cũng “học thêm” ở các trung tâm luyện thi bên ngoài. Nhưng những thầy dạy ở các trung tâm “học thêm” đó tuyệt đối không được dạy tại các trường học chính quy. Hoàn toàn không có việc một thầy (cô) giáo sáng dạy chính khóa, chiều lại dạy “thêm” cho chính học sinh lớp mình. Giáo giới được xã hội rất tôn trọng và được trả lương khá cao, tăng lương định kỳ và được tiền thưởng hàng năm bằng 5 tháng lương. Lương một giáo viên độc thân 23 – 24 tuổi mới vào nghề là khoảng 3 triệu yen (27 ngàn USD) mỗi năm. Một giáo viên 40 tuổi có một vợ và 2 con hưởng lương khoảng 5.5 triệu yen (50 ngàn USD) mỗi năm, tương đương lương phó giáo sư đại học (không quá 35 tuổi) khoảng 5 triệu yên (45 ngàn USD) mỗi năm [4].

Sách vở, thiết bị phục vụ cho việc học ở Nhật rất đẹp, hiện đại và đầy đủ. Lớp học thường được trang bị các phương tiện nghe nhìn như TV, video, v.v. Đặc biệt các môn ngoại khóa rất đa dạng. Tất cả học sinh từ trung học trở lên đều tham gia hoạt động ngoại khóa tại các câu lạc bộ khác nhau (âm nhạc, hội họa, thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng chầy, tennis, badminton, bơi, judo, karate, aikido, kiếm thuật, bắn cung, v.v.). Tất cả đều được trang bị rất chuyên nghiệp và luyện tập hàng ngày (Người Nhật đã làm gì thì thích làm rất “chuyên nghiệp”, ít nhất là về trang bị dụng cụ.).

Khá nhiều trẻ con Nhật được bố mẹ cho học nhạc tuy không phải tất cả theo được đến cùng. Nhiều gia đình có đàn piano đứng (upright piano), thậm chí đàn grand piano (đại dương cầm). Hãng Yamaha có một mạng lưới dạy âm nhạc trên toàn nước Nhật. Các cô giáo đều tốt nghiệp đại học âm nhạc, tài nghệ cao, trình độ sư phạm rất giỏi và không bao giờ quát mắng học trò. Một cô giáo piano, khi giảng cho học sinh phải chơi không rung cổ tay, đã để một cục tẩy lên cổ tay mình rồi chạy ngón mà cục tẩy vẫn nằm trên cổ tay cô, không rơi xuống đất (!) Học sinh học piano đến giờ lên lớp bao giờ cũng được chơi đại dương cầm Yamaha. Nhiều người khi vào đại học đã học 10 -12 năm piano, sau đó lại tiếp tục học thêm, tuy không trở thành nhạc sỹ chuyên nghiệp. Vì thế, trình độ âm nhạc nghiệp dư của người Nhật khá cao. Các kinh điển của các nhà soạn nhạc cổ điển như Bach, Mozart, Beethoven, Mendelssohn, Chopin, Listz, các nhạc sỹ nghiệp dư này đều chơi như “cháo” cả. Ở Tokyo có nhiều phòng hoà nhạc cho các nhạc sỹ nghiệp dư biểu diễn không mất tiền hoặc phải trả rất ít tiền nhưng nhạc cụ bao giờ cũng là hạng đầu bảng như Steinway hoặc Yamaha concert grand piano. Tất nhiên, không phải xin phép bất cứ một cơ quan văn hoá nào để trình diễn ca nhạc. Mọi việc đều do ca sỹ, nhạc công và chủ phòng hòa nhạc quyết định.

Các viện nghiên cứu quốc gia lớn của Nhật thường giầu có hơn các trường đại học. Ví dụ là viện RIKEN đã nói ở trên. Đây là một viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới. Viện này có khoảng 5,500 người làm việc, trong đó chỉ có khoảng 700 nhân viên hành chính phục vụ các nhà nghiên cứu. Viện có 5 cơ sở đóng tại Wako (ngoại ô Tokyo), Tsukuba, Harima, Yokohama, và Kobe. Kinh phí nghiên cứu của viện hàng năm, chủ yếu do Nhà nước cấp, vào khoảng 80 – 85 tỷ yên (ngót ngét 800 triệu USD) tức là trung bình chi phí cho mỗi đầu người làm việc tại RIKEN là khoảng 150 ngàn USD mỗi năm [5].

Khối cán bộ hành chính của RIKEN làm việc đúng như “các đầy tớ của các nhà khoa học”. Ở đây không hề có chuyện phòng “Tổ chức cán bộ” hay vụ “Hợp tác quốc tế” “tác oai” các cán bộ nghiên cứu. Các nữ thư ký đều hiểu rất rõ vị trí và chức năng của mình. Một số người trong số họ cũng đã từng tu nghiệp ở Anh, Hoa Kỳ, nói tiếng Anh như người Anh, người Mỹ. Họ luôn luôn niềm nở, rất lịch sự, khiêm tốn và rất thành thạo trong công việc của mình. Mỗi lần tôi đi công tác nước ngoài (dự hội nghị quốc tế, hợp tác nghiên cứu), bất kể đó là Hoa kỳ, châu Âu, Trung quốc, hay Việt Nam v.v., tôi chỉ phải làm hai động tác. Đầu tiên là thông báo cho giám đốc của laboratory của tôi. Sau khi giám đốc đồng ý (thường là bằng miệng), tôi phải điền vào một trang A4 in sẵn hành trình, thời gian công tác của tôi, kèm theo một dự báo giá vé máy bay của hãng du lịch. Tất cả mọi việc còn lại là công việc của cô thư ký và bộ phận tài chính của viện. Họ sẽ tính tiền công tác phí chi cho tôi (gồm chi phí ăn, ở, đi lại) cộng với tiền vé máy bay. Sau đó, toàn bộ số tiền đó sẽ được viện tự động chuyển tới tài khoản cá nhân của tôi tại ngân hàng, trước khi tôi đi công tác. Sau khi đi công tác về, nếu có những khoản chi tiêu khác liên quan tới công việc, viện sẽ thanh toán nốt theo biên lai. Trong 9 năm trời làm việc ở RIKEN, tôi chưa bao giờ thấy họ chậm trễ trong việc chi trả đó. RIKEN quan niệm rằng việc một cán bộ khoa học của RIKEN được mời dự hội nghị quốc tế hoặc hợp tác quốc tế là một cơ hội để phát triển khoa học nói chung, đồng thời đem lại lợi ích, danh giá cho RIKEN nói riêng trong cộng đồng quốc tế. Quà cáp biếu xén sau khi đi công tác về là điều “bất ngờ”, không chờ đợi và không phải thông lệ ở đây, ngoại trừ đó là ý thích của cá nhân người đi công tác. Và cũng không phải vì thế mà người đó được đối xử tốt hơn hoặc tồi hơn so với người khác.

Đón sau:

Một xã hội cho dù có văn minh đến đâu cũng có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Bài này chỉ liệt kê một số mặt tốt của xã hội Nhật bản.

Một anh bạn Việt Nam mới sang Nhật cùng vợ và con trai học lớp 1. Tôi hỏi cháu: “Cháu thấy trường Nhật khác với trường Việt Nam thế nào?” Cháu trả lời: “Ở trường Nhật cháu cảm thấy được nói năng tự do thoải mái.” Tôi nhớ lại câu chuyện không lấy gì làm vui của chính con trai mình. Cháu nói với tôi là cháu đã nói dối lần đầu tiên khi cháu học lớp 1 ở Hà Nội. Hôm đó, cô giáo quát: “Ai quên mang lọ mực để tay lên bàn”. Các bạn để tay lên bàn đều lãnh một vụt thước kẻ của cô vào tay rất đau. Con tôi cũng quên mực nhưng không muốn ăn vụt nên cháu đã nói dối: “Thưa cô, sáng nay lúc em chuẩn bị lọ mực đi học, mẹ em đã đánh đổ mất!”. Cháu được cô tha. Dạy dỗ dựa trên sự sợ hãi không cảm hóa được con người mà chỉ làm con người trở nên dối trá, thủ đoạn.

Không thể xây dựng một xã hội tự do, văn minh, hạnh phúc dựa trên sự sợ hãi của người dân. Có lẽ người Nhật hiểu rất rõ điều đó khi xây dựng xã hội của họ.

Tokyo, 12 tháng 8 năm 2004
Source: www.gocnhinalan.com 

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Bốn “không” ở Singapore



November 20, 2012

Singapore là thành viên của Hiệp hội các nước ASEAN không chỉ được ca ngợi là quốc gia có nền kinh tế phát triển mà còn được đánh giá có một Chính phủ trong sạch. Singapore có bốn kinh nghiệm chống tham nhũng có hiệu quả. Tamnhin.net xin giới thiệu đến độc giả bốn kinh nghiệm của Singapore trong chống tham nhũng.



1. Làm cho quan chức không dám tham nhũng.

Ở Singapore khi một người được tuyển vào làm công chức, quan chức Chính phủ thì hằng tháng phải trích một phần tiền lương để gửi tiết kiệm. Thoạt đầu trích 5%, sau tăng dần. Người có chức vụ càng cao, thì phần trăm trích ra gửi tiết kiệm càng lớn, có thể lên tới vài chục phần trăm lương tháng. Số tiền này do Nhà nước quản lý. Bất kỳ công chức, quan chức nào phạm tội tham nhũng dù nhẹ ở mức xử phạt ra khỏi ngạch công chức thì toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm bị trưng thu. Quan chức càng to thì số tiền bị trưng thu càng lớn. Vì vậy, mỗi quan chức khi nảy ý định tham nhũng đều phải tính toán: Nếu tham nhũng, nhận hối lộ mấy trăm, thậm chí cả ngàn đô mà bị tịch thu hàng chục ngàn đô, bị sống trong hoàn cảnh không lương bổng cho đến lúc chết thì mất lại nhiều hơn được. Vì thế, đại đa số chọn giải pháp không tham nhũng; quan chức cấp càng cao, lương càng nhiều càng sợ không dám tham nhũng.

2. Làm cho quan chức không thể tham nhũng.

Chính phủ Singapore quy định và thực hiện mỗi năm công chức, viên chức, quan chức phải khai báo một lần với Nhà nước về tài sản của bản thân hoặc của vợ (chồng) bao gồm: Tiền thu nhập, tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ phiếu, đồ trang sức, ô tô, nhà cửa… Những tài sản tăng lên phải khai rõ nguồn gốc, cái gì không rõ nguồn gốc có thể coi là tham ô, tham nhũng. Nhà nước còn quy định: Quan chức Chính phủ không được phép nợ nần; không được vay một khoản tiền lớn vượt quá tổng ba tháng lương. Singapore có thị trường mua bán cổ phiếu, nhưng quan chức Chính phủ muốn mua cổ phiếu phải được lãnh đạo cơ quan chủ quản đồng ý và chỉ được phép mua cổ phiếu của công ty trong nước. Với cổ phiếu của các công ty nước ngoài đang kinh doanh ở Singapore cũng được phép mua, nhưng với điều kiện các công ty đó không có quan hệ lợi ích với Chính phủ. Công chức và quan chức Chính phủ không được phép đến các sòng bạc, nhà chứa.

Luật Báo chí Singapore quy định những điều khoản nhằm chống tham nhũng trong lĩnh vực này. Theo đó, các nhà báo, ký giả muốn gửi bài viết của mình ra nước ngoài phải qua tổng biên tập xem xét. Khi được trả tiền nhuận bút, nhà báo đó phải báo cáo với cơ quan chức năng của Chính phủ trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được tiền, v.v…

3. Làm cho quan chức không cần tham nhũng.

Singapore có chế độ trả lương chênh lệch khá cao giữa quan chức cấp cao với cấp thấp, với công chức và giữa công chức với nhân viên, công nhân. Thu nhập thấp nhất là người bảo mẫu mỗi tháng 400 đô la (Singapore). Nữ công nhân lắp ráp điện tử mỗi tháng từ 600 đến 900 đô la. Công chức cơ quan chính phủ tất cả đều tốt nghiệp đại học, lương khởi điểm khoảng 1.300 đô la. Cấp thứ trưởng lương tháng từ 10.000 đô la đến 20.000 đô la. Thủ tướng lương tháng hơn 40.000 đô la (thời điểm năm 2000). Với mức lương như vậy, quan chức đủ sống và chu cấp cho gia đình mà không cần tham nhũng. Hơn nữa cách trả lương như vậy công chức và quan chức Chính phủ luôn có sự so sánh: Mình được trả lương cao hơn người lao động bình thường rất nhiều. Nếu mình tham ô, tham nhũng nữa thì là kẻ vô đạo lý, mất hết liêm, sỉ. Sự so sánh và tự vấn đó đã làm cho quan chức tự tiêu huỷ những tham vọng không trong sáng của mình.

4. Làm cho quan chức không muốn tham nhũng.

ở Singapore muốn tham nhũng một thứ gì đó, dù nhỏ cũng rất phiền hà. Ví dụ, khi khách nước ngoài đến Singapore, nếu họ muốn tặng các quan chức nước chủ nhà một món quà để cảm ơn về sự đón tiếp và thắt chặt mối quan hệ thì món quà đó phải mang ý nghĩa văn hoá với giá trị tiền không nhiều. Món quà nào có giá trị 100 đô la Singapore trở lên là họ từ chối hoặc phải xin phép lãnh đạo cơ quan, nếu đồng ý mới được nhận. Nhưng khi nhận rồi lại phải báo cáo với lãnh đạo cơ quan xem xét. Nếu món quà đó có giá trị tiền quá mức quy định và quan chức đó vẫn muốn nhận thì phải nộp tiền. Số tiền nộp thêm đưa vào tài khoản quỹ “nộp phạt” của Chính phủ.

Chuyện kể rằng, một phái đoàn quan chức của Chính phủ Singapore được cử sang một nước nọ để ký một hiệp định liên doanh sản xuất. Nhận thấy hiệp định này đem lại nhiều lợi ích cho mình, giới chức nước chủ nhà đã tặng những món quà lưu niệm có giá trị cao cho quan chức đoàn Singapore. Bởi sự quá nhiệt thành của chủ nhà, họ không sao từ chối được. Nhưng cứ nghĩ đến việc khi về nước lại mang quà biếu này đến cơ quan khai báo, phải mua lại và chuyển tiền vào tài khoản quỹ “nộp phạt” thì quả là phiền toái. Cả đoàn đều phải “đành lòng” viết thư cảm ơn và gửi lại quà ở sân bay trước khi trở về Singapore.

Nước ta đã trải qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế – xã hội phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhưng tệ nạn tham nhũng đã được gọi là quốc nạn mà cả xã hội lên án vẫn phát triển ngày càng tinh vi. Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ chín (khoá IX), cùng với việc khẳng định những thành tựu to lớn đã đạt được, cũng đã nghiêm khắc chỉ rõ: “Điều làm cho nhân dân còn bất bình và lo lắng nhiều là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất, đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên vẫn còn nghiêm trọng và khá phổ biến”.

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp và tích cực chỉ đạo chống tham nhũng. Trên diễn đàn Quốc hội, các cuộc đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với báo chí đều khẳng định quyết tâm tuyên chiến với tham nhũng. Nhưng đến nay, hiệu quả đem lại còn hạn chế.

Trông người mà nghĩ đến ta, có thể nói, cách làm của Singapore là gợi ý tốt để chúng ta suy ngẫm, vận dụng trong quá trình xây dựng “Luật chống tham nhũng” của Nhà nước ta. Những biện pháp, những điều khoản điều chỉnh của Luật phải có tính bao quát, toàn diện và phải đồng bộ với các chính sách, bảo đảm tính khả thi. Chú trọng yếu tố kinh tế, sao cho tính ngăn chặn, phòng ngừa cao và tính nghiêm khắc, nghiêm minh trong xử lý vi phạm phải mạnh mẽ. Phương châm và mục tiêu của việc chống tham nhũng nên theo hướng: Làm cho quan chức không dám, không thể, không muốn và không cần tham nhũng mà Singapore đã làm có hiệu quả.
TS. PHAN HỮU TÍCH
(Tầm nhìn)

Đôi cánh mới cho Gloria Nguyễn



November 21, 2012 By Alan Phan

Cũng giống như những kẻ chưa đắc đạo, khi túi quần rủng rỉnh, tôi vẫn thích sắm những món đồ chơi sang trọng cho mình và gia đình, như du thuyền, xế hộp, đồ điện tử, áo quần, hay các linh kiện đắt tiền như đồng hồ, bút máy…. Tuy vậy, trong thâm tâm của một gã trai chân đất, tôi vẫn không mấy mặn mà tha thiết gì với những món hàng này. Mãi về sau, khi đã trải qua nhiều hỉ nộ ái ố của đời người và có thời gian để suy ngẫm lại mọi thứ, tôi thấy chúng giống như những món đồ xa xỉ mà con người ta dùng để đánh bóng hình thức bên ngoài nhiều hơn là nhu cầu sử dụng thực. Và âu đó cũng là một ảo tưởng của nhân gian, rằng sự yếu kém về kiến thức và nhân cách có thể được “nâng cấp” bởi những phù du hư ảo của vật chất.

Câu nói hàng đầu về cốt lõi của nền kinh tế tư bản là “chúng ta tiêu xài những đồng tiền chúng ta không có, mua những mon hàng chúng ta không cần, để khoe mẽ với những người chúng ta không ưa”.

Với tôi, những đồ chơi hay tài sản quý báu trong nhiều năm qua là những trải nghiệm trong đời sống. Và một tài sản khá ấn tượng mang tên Gloria Nguyễn.

Gloria Nguyễn là cô gái được sinh ra dưới một vì sao xấu. Tôi biết Gloria năm cô lên 15, cái tuổi đầy mong manh, đặc biệt trong môi trường cám dỗ và áp lực như xứ Mỹ. Năm Gloria lên 5, một tai nạn xe hơi đã cướp đi người cha thân yêu của cô, đồng thời khiến cô gãy mất một chân, phải lắp chân giả. Sau khi người mẹ đi thêm bước nữa và biến mất, Gloria được giao lại cho ông bà nội và người chú nghèo chăm nuôi.

Dù không xấu, nhưng mặc cảm với thân phận nghèo khó trong khu ổ chuột và cơ thể không lành lặn của mình, Gloria luôn cảm thấy tự ti. Và cô là một trong những biểu tượng của sự tuyệt vọng thầm lặng (quiet desperation) giữa lòng nước Mỹ. Người bạn duy nhất của Gloria là một con chó già nhiều bệnh.

Tình cờ, tôi gặp Gloria trong một buổi diễn thuyết tại câu lạc bộ Bel Air của giới thượng lưu. Cô bé làm việc bán thời gian ở đây bằng chân quét dọn và rửa chén. Khi nhìn thấy tấm bảng chào khách có hình và tên tôi trong hội thảo, Gloria chạy đến hỏi “chú là người Việt à?”. Có lẽ tôi là người Việt duy nhất mà Gloria gặp ở đây, vì câu lạc bộ này thường là chỗ lui tới của mấy anh chị triệu phú da trắng.

Qua cuộc trò chuyện ngắn ngủi, tôi cũng đủ hình dung được cuộc sống đầy thử thách của một cô bé mới 15 tuổi. Vì có việc phải quay lại châu Á ngày hôm sau, nên tôi chỉ kịp đưa cho Gloria một bài viết của Og Mandino mà tôi tạm dịch ra tiếng Việt là “Thư Luân Lưu Của Cha Già”.

Một tuần sau, tôi nhận được thư của Gloria báo rằng, rất tiếc cô không đọc được tiếng Việt, nhưng cô đã tìm được bản tiếng Anh qua mạng Internet. Điều bất ngờ hơn là 6 năm sau, khi hình ảnh của Gloria đã nhạt nhòa trong ký ức tôi, thì tôi lại nhận được thư cô với thông báo rằng cô sẽ đến thăm Hồng Kông và Trung Quốc trong 7 ngày dã ngoại của nhóm sinh viên sắp ra trường thuộc Trường Đại học Yale. Tôi gặp lại một Gloria đã hoàn toàn thay đổi. Cô bé Lọ Lem đã không biến thành công chúa, mà trở thành một người đầy nghị lực, tự tin, và đang chuẩn bị theo học ngành phẫu thuật óc tại bệnh viện nổi tiếng John Hopkins. Gương mặt cô luôn rạng rỡ, dù chân trái vẫn là chân gỗ.

Cô nói với tôi rằng, hình ảnh của một người Việt diễn thuyết tại Bel Air Club và bài viết của Og Mandino thay đổi hoàn toàn nhận thức của cô về bản thân. Bắt đầu bằng một tư duy mới, cô đã vứt bỏ tất cả những gánh nặng của quá khứ và nỗ lực không ngừng để có được suất học bổng toàn phần từ Trường Đại học Yale. Cô cũng e lệ cho biết rằng cô vừa đính hôn với một luật sư trẻ là bạn học cùng trường.

Cô nói lời cám ơn tôi, rằng nhờ hình ảnh tự tin của tôi ở Bel Air mà cô có được động lực phấn đấu. Nhưng tận thâm tâm mình, tôi đã nói với Gloria rằng, chính tôi mới là người phải cám ơn cô vì tôi đã học được rất nhiều về tư duy và ý chí, về sức mạnh luôn luôn tiềm ẩn trong mọi chúng ta. Con chim sẻ vẫn có thể biến thành đại bàng nếu biết ấp ủ niềm tin.

Alan Phan

25/7/2012

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Gặp chàng trai Bình Định giành ba học bổng tiến sĩ toàn phần



Tiến Vũ giải thích: “Tôi chọn Trường Deakin bởi GS Dinh Phung - người hướng dẫn chính của tôi - chuyên sâu nghiên cứu về mô hình toán học - lĩnh vực mà tôi muốn theo đuổi. Nhóm nghiên cứu của vị GS này ở Trung tâm Prada, Đại học Deakin, cũng là một trong số ít các nhóm nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này trên thế giới”.

Đề tài Vũ chọn để làm ở Úc là “Weakly-Supervised phương pháp phi tham số Bayes” (Weakly-Supervised Bayesian Nonparametric Models). Đây là một lĩnh vực khá “nóng” trong ngành khoa học máy tính trên thế giới. Tháng 8 năm 2012, Viện Nghiên cứu cao cấp về toán cũng mới tổ chức khóa bồi dưỡng chuyên đề về lĩnh vực này ở Việt Nam.





Hỏi Vũ về lý do chọn ngành khoa học máy tính, trong khi ba Vũ là công an ở địa phương, mẹ là bác sĩ ở Tam Quan, Vũ nói: “Ngày nhỏ, tôi học đều nhưng vẫn mê môn Hóa, lại được thầy Nguyễn Trương (Trường THPT Nguyễn Trân, Hoài Nhơn) hướng dẫn nhiệt tình, từng đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa cùng năm với Huỳnh Anh Vũ (cũng là một sinh viên Bình Định, tốt nghiệp Trường đại học Swinburne, Australia - PV). Lúc chọn trường thi đại học, ba mẹ muốn tôi theo ngành Y. Nhưng hồi đó, tôi thi đại học lọt vào top thí sinh đạt điểm cao và được chọn vào lớp cử nhân tài năng của Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Mê khoa học tự nhiên nên tôi rất thích và gắn với khoa học máy tính từ đó”.

Học ở Trường Đại học Deakin, ngoài việc được đài thọ học phí, Vũ còn nhận sinh hoạt phí gần 24 ngàn đô la Úc mỗi năm trong suốt 3 năm theo học. “Điều kiện vậy là ổn, vấn đề khó khăn nhất của tôi, cũng như những người lần đầu ra nước ngoài học, bên cạnh ngôn ngữ, vẫn là hòa nhập. Thật may, Australia có chính sách đa văn hóa rất tốt, nên sinh viên nước ngoài sang đây học không gặp nhiều bỡ ngỡ. Geelong tuy ít người Việt, nhưng may mắn là tôi được gặp và cùng thuê nhà với đôi vợ chồng anh chị người Bình Định, cũng là nghiên cứu sinh cùng thầy hướng dẫn. Ngoài ra, tôi còn kết bạn với sinh viên đến từ các nước khác” - Vũ chia sẻ. Trong quá trình học tập nghiên cứu và công tác (giai đoạn Vũ ở lại trường cuối năm 2011) ở khoa Công nghệ thông tin, Đại học Khoa học Tự nhiên, được sự hướng dẫn tận tình của các thầy như PGS.TS Lê Hoài Bắc, TS Trần Minh Triết, TS Lý Quốc Ngọc... nên Vũ như càng được tiếp thêm niềm đam mê.

Hiện nay, Vũ đang bổ sung thêm kiến thức cho quá trình nghiên cứu, hoàn thành một số công trình, đang đưa ra đề cương nghiên cứu, chuẩn bị dữ liệu và chạy thực nghiệm tiếp theo. Ngoài ra, Vũ có thêm ba bài báo tham gia hội thảo quốc tế, trong đó có một hội thảo được xếp hạng A ở Queensland, một hạng B ở Nhật Bản và một ở Melbourne.TVN

Thực tế, không chờ đến khi đã là nghiên cứu sinh, Vũ mới để tâm nghiên cứu khoa học. Ngay từ khi học đại học, chàng sinh viên Bình Định này đã “rinh” không ít giải thưởng về nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, năm 2010, Vũ đoạt giải thưởng và học bổng Lawrence Sting cho sinh viên xuất sắc các trường đại học và có bài báo khoa học trình bày tại hội thảo quốc tế về Imaging Engineering (ICIE 2011TVN) do Hiệp hội quốc tế kỹ sư máy tính và công nghệ thông tin tổ chức tại Hồng Kong; năm 2011 có giải Quả táo vàng Newton, giải Nhất Sinh viên nghiên cứu khoa học... Trong thời gian chờ visa sang Australia, Vũ lại có thêm bài báo tham gia hội thảo quốc tế về công nghệ thông tin và máy tính do IEEE (một hiệp hội quốc tế chuyên về đổi mới công nghệ) tổ chức tại Việt Nam.

Hỏi Vũ về bí quyết để học tốt và nghiên cứu khoa học, Vũ cho biết: “Quan trọng nhất là say mê với lĩnh vực mình đã chọn. Hơn nữa, trong quá trình học tập, đôi khi chúng ta thấy căng thẳng, điều quan trọng nhất là lạc quan và có niềm tin vào chính mình”.

Nói về tương lai, Vũ cười hiền: “Tôi xác định mục tiêu là học tốt để nắm kỹ năng, kiến thức, công nghệ mới và cũng chỉ có vậy mới mong làm được chút gì đó trong tương lai. Còn nói thêm nữa thì thật khó, bởi tôi mới học năm đầu tiên thôi mà”.

Từ Melbourne (Australia), tôi bắt xe đò xuống Geelong (một thành phố nhỏ thuộc bang Victoria cách Melbourne 70km) và hẹn gặp Nguyễn Tiến Vũ (sinh năm 1989, quê Tam Quan, Hoài Nhơn) ở ga Geelong. Một thanh niên rắn rỏi, da rám nắng, vẻ ngoài hơi “bụi”, khác với những gì tôi hình dung về Vũ khi biết đây là chàng trai Bình Định từng giành đến ba học bổng tiến sĩ toàn phần ở nước ngoài.

Đó là vào cuối năm 2011, sau khi Nguyễn Tiến Vũ vừa tốt nghiệp lớp cử nhân tài năng ngành Khoa học máy tính, khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) với điểm trung bình 8,7 và điểm 10 cho luận văn tốt nghiệp; cùng điểm TOEIC 830, TOEFL iBT 80 và IELS 6.5. Đệ đơn xin học bổng với bảng vàng thành tích là hai bài báo tham gia hội thảo khoa học quốc tế, cùng học bổng hàng năm của nhiều công ty, tổ chức, giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học… Kết quả là cả ba trường đại học: Quốc gia Singapore (NUS), Concordia (Quebec Canada) và Deakin (Victoria, Australia) đều có thư tiếp nhận. Đắn đo cân nhắc, cuối cùng, đầu năm 2012, Vũ khăn gói sang Australia.