Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

WTO: trường học, trường thi cho kinh tế VN

  Ông Nguyễn Trần Bạt được coi là người đầu tiên xây dựng một công ty Việt Nam tư vấn chuyên nghiệp về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam ban hành chính sách “Đổi mới” năm 1987 mở cửa nền kinh tế Việt Nam cho các hoạt động đầu tư nước ngoài. Ông là tác giả của rất nhiều bài báo, sách và các công trình nghiên cứu tập trung vào nội dung làm thế nào Việt Nam phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, là tác giả 3 cuốn sách viêt về lý luận chính trị và phát triển: “Văn hoá và Con người”, “Suy tưởng” và “Cải cách và sự phát triển”.  

WTO là một trường học, trường thi vĩ đại nhưng VN không thể sợ thi... Ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt, Tổng Giám đốc InvestConsult Group trong buổi trả lời phỏng vấn VietNamNet về việc VN gia nhập WTO và vấn đề đầu tư vào Việt Nam sau sự kiện này.
Việt Nam không phải là chân không!
- Ông có đánh giá như thế nào về sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam sau gia nhập?
Báo chí nói rất nhiều về chữ "hậu WTO". Đây là cách dùng không chính xác và dễ gây nhầm lẫn.
"Hậu" là cái đã qua, đã ra khỏi, trong khi Việt Nam chỉ mới bước vào.
Thậm chí chỉ vài ngày trước đây, PNTR vẫn chưa được Mỹ trao cho Việt Nam, nghĩa là một thành viên quan trọng của WTO vẫn còn chấp nhận Việt Nam chưa hoàn toàn trọn vẹn. Và bây giờ, có PNTR rồi, liệu có thể gọi là "hậu" được không?
Nếu trước đây Việt Nam gia nhập WTO thì dễ hơn nhiều. Lúc đầu WTO là một cái sân rộng, người ta khuyến khích vào, thậm chí không cần mua vé.
Khi mà cộng đồng đông thì ý chí của cộng đồng trở thành ý chí của nhiều người, là đòi hỏi của nhiều người. Cho nên càng ngày tiêu chuẩn của WTO càng khắc nghiệt và những kẻ vào sau sẽ phải đàm phán với rất nhiều điều kiện. Đó là một tất yếu, không nên sợ nó.
Ví dụ, thi là tất yếu đối với mọi sinh viên nên họ không thể sợ thi mà phải chuẩn bị học để thi. WTO là một trường thi đối với các quốc gia chậm phát triển như chúng ta. Chúng ta không thể sợ thi. Không nên đem những nguy cơ WTO ra để doạ xã hội.
Ta đã thấy nhiều bằng chứng về những bất lợi của Việt Nam khi không gia nhập tổ chức này. Chúng ta cũng thấy được lợi ích có được khi nhìn vào các thành viên gia nhập trước, mà cụ thể nhất là những láng giềng như Trung Quốc, Campuhica. Gia nhập trước, hàng hoá của họ, chí ít là Trung Quốc, tràn ra thị trường quốc tế một cách rầm rộ.
Cái lợi lớn sau gia nhập là Việt Nam sẽ được bình đẳng thuế quan với thế giới, thuế đánh vào hàng hoá Việt Nam trên thế giới sẽ giảm. Đó là cái lợi rõ ràng trông thấy.
Ngược lại, Chính phủ Việt Nam cũng không thể đánh thuế theo ý muốn. Ngân sách Nhà nước có thể sụt giảm. Điều này khiến nhiều người có cảm giác bị thất thiệt. Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng, rõ ràng họ sẽ lợi lớn.
Chưa có WTO, không phải là không có cạnh tranh trên thị trường, nhưng chưa lành mạnh, chưa được điều chỉnh theo một hệ thống pháp luật minh bạch. Gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho cạnh tranh. Quy tắc cạnh tranh sau khi gia nhập WTO sẽ lành mạnh hơn, cạnh tranh cũng sẽ nhiều hơn.
Ngay từ trước khi gia nhập WTO, hàng Việt Nam đã có mặt và bán thành công ở nhiều thị trường đến mức gây ra những va chạm với hàng hoá ở các thị trường khác: như giày dép ở châu Âu, giày dép, quần áo và cá ở Mỹ...
Nhà nước sẽ gặp hai khó khăn cơ bản: đó là vấn đề thu thuế và vấn đề cải cách hành chính, cải cách pháp luật. Thực chất quá trình này chính là cải cách chính trị cho phù hợp với những đòi hỏi của WTO.
WTO không tàn phá gì cả, nó chỉ tàn phá những mặt cũ kĩ, những mặt lạc hậu, vô tổ chức, vô kỷ luật của các nền kinh tế để huấn luyện các nền kinh tế bán chuyên nghiệp trở thành những người chơi chuyên nghiệp.
Chắc chắn tất cả những yếu tố phi chuyên nghiệp, những yếu tố tạm bợ, những yếu tố không chính thống dần dần sẽ bị loại bỏ theo sự áp đặt các tiêu chuẩn mà các thành viên của WTO phải tuân thủ. WTO là một trường học vĩ đại để giáo dục các nền kinh tế chưa chuyên nghiệp.
Nếu năng lực sản xuất kém, nền kinh tế sẽ thành giếng gió của các nền kinh tế khác. Và nơi đó sẽ thành nơi gió đến còn không góp được gió ra. Tất nhiên, Việt Nam không phải là chân không!

Sẽ không có làn sóng đầu tư đột biến
- Thưa ông, với tư cách là một chuyên gia tư vấn đầu tư, ông nghĩ như thế nào về đánh giá cho rằng sẽ có làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam và làm thế nào để chúng ta có thể giữ chân được các nhà đầu tư. Bởi vì kinh nghiệm cho thấy làn sóng đầu tư thứ nhất đổ vào VN hồi năm 1996, ngay sau đó vốn đầu tư sụt xuống còn một nửa?

Đó chỉ là hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997 do bấy giờ Việt Nam mới chỉ huy động được các nhà đầu tư trong khu vực. Khi họ mất tiền do khủng hoảng tài chính 1997, họ phải rút về. Cần phải nói rõ để hiểu rằng các nhà đầu tư rút tiền vì họ thiếu chứ không phải vì sự xấu xí của nền kinh tế Việt Nam.
Hai là, liệu có làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam do tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO hay không? Theo tôi, lộ trình Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý đáp ứng các cam kết của WTO là 12 năm. Và làn sóng đầu tư cũng vậy. Nước sẽ dâng từ từ. Sẽ không có sự đột ngột, không có làn sóng đầu tư mới.

Tất nhiên, sẽ không thể phủ nhận việc đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng lên trông thấy, thậm chí tăng nhanh hơn tốc độ cải thiện môi trường đầu tư của nước ta.

Họ sẽ là những người cũ, công ty cũ, những người đã làm ăn với Việt Nam hoặc nghiên cứu Việt Nam lâu năm, nay trong điều kiện ít rủi ro hơn, họ yên tâm triển khai ý đồ đầu tư từ trước.

Ví dụ Intel từ nhiều năm trước đã cùng với chúng tôi nghiên cứu đề xuất đầu tư vào Việt Nam qua một trung gian khác. Việc Intel mới đây nâng mức đầu tư lớn không phải là dấu hiệu của làn sóng đầu tư mới. Trước đây, họ đã đưa ra ba lựa chọn là Trung Quốc, Philipines và Việt Nam để đặt nhà máy chíp. So sánh môi trường vĩ mô thời điểm đó, họ đã không chọn Việt Nam.

5 - 7 năm sau, họ quay trở lại làm ở Việt Nam. Rõ ràng, những nhà đầu tư đến Việt Nam không phải vì họ hứng thú với cái mới. Nguyên nhân của việc đầu tư là họ đã lưu lại sự chú ý từ trước đó.

Ba là, làm thế nào để giữ chân nhà đầu tư? Chúng ta không thể giữ chân họ bằng một vài thủ thuật, một vài chiến dịch mà bằng toàn bộ cố gắng để xây dựng thể chế. Thể chế là yếu tố khó lường và quan trọng nhất. Bản chất của hội nhập là hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Chỉ có hoàn thiện nhà nước pháp quyền, Việt Nam mới củng cố được lòng tin của nhà đầu tư, giữ được chân họ.

Ngoài ra, Việt Nam phải tăng sức mua nếu muốn tăng đầu tư. Không có sức mua, không thể có đầu tư. Ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, sức mua tăng hằng ngày. Tỷ lệ tăng sức mua càng cao phản ánh tình trạng phát triển của nền kinh tế đó.
Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cả những người mới, nhưng người đến trước, sẽ là các nhà đầu tư đã nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam.

Ba biện pháp giữ chân nhà đầu tư là xây dựng thể chế chuyên nghiệp, tạo môi trường vĩ mô tốt; nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó đáp ứng tốt nhất đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao, năng lực tốt và ngày càng hiện đại; và nâng cao mức sống xã hội, tăng sức mua.

Điều này nhằm xây dựng khả năng làm nghĩa vụ thị trường của một nền kinh tế. Đã đến lúc Việt Nam không thể chỉ lo xuất khẩu, xây dựng nền kinh tế hướng ra xuất khẩu. Việt Nam phải lo làm nghĩa vụ thị trường. Đó không phải là tiêu chí của Chính phủ mà là sức mua của xã hội. Đây là ba điều kiện cơ bản để đảm bảo đầu tư vào và ở lại lâu dài.

Bài toán nhân lực: VN mới có đào tạo, chưa có giáo dục!
Tổng Giám đốc InvestConsult Group Nguyễn Trần Bạt.

- Một nội dung quan trọng để đảm bảo đầu tư như ông nói là phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người tuyển dụng. Vậy ông đánh giá như thế nào về chất lượng nguồn lao động Việt Nam sau khi tốt nghiệp Đại học?

Với tư cách là một người sử dụng lao động, tôi thấy rằng sinh viên được đào tạo hiện nay chỉ đáp ứng 15-20% nhu cầu khai thác của chúng tôi.

Chúng tôi phải tốn bằng hoặc khoảng 2/3 quỹ thời gian đào tạo ở đại học nữa nếu muốn làm việc tốt. Độ dài ngắn của thời gian phụ thuộc vào chương trình đào tạo ở Đại học.

Điều này phản ánh tính phi kinh tế của các chương trình đào tạo hiện nay. Giá trị thương mại, giá trị có ích của sinh viên đáp ứng rất hạn chế đòi hỏi của người sử dụng lao động.

Điểm yếu nhất của sinh viên tốt nghiệp là không hiểu biết về nền kinh tế, về môi trường xã hội. Do đó, họ không biết chuẩn bị cho mình một cách đúng đắn, rất lý thuyết. Họ chưa biết cách tiếp cận có ích, hiệu quả và thị trường.
Trước đây, họ đã đưa ra ba lựa chọn là Trung Quốc, Philipines và Việt Nam để đặt nhà máy chíp. So sánh môi trường vĩ mô thời điểm đó, họ đã không chọn Việt Nam.

5 - 7 năm sau, họ quay trở lại làm ở Việt Nam. Rõ ràng, những nhà đầu tư đến Việt Nam không phải vì họ hứng thú với cái mới. Nguyên nhân của việc đầu tư là họ đã lưu lại sự chú ý từ trước đó.

Ba là, làm thế nào để giữ chân nhà đầu tư? Chúng ta không thể giữ chân họ bằng một vài thủ thuật, một vài chiến dịch mà bằng toàn bộ cố gắng để xây dựng thể chế. Thể chế là yếu tố khó lường và quan trọng nhất. Bản chất của hội nhập là hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Chỉ có hoàn thiện nhà nước pháp quyền, Việt Nam mới củng cố được lòng tin của nhà đầu tư, giữ được chân họ.

Ngoài ra, Việt Nam phải tăng sức mua nếu muốn tăng đầu tư. Không có sức mua, không thể có đầu tư. Ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, sức mua tăng hằng ngày. Tỷ lệ tăng sức mua càng cao phản ánh tình trạng phát triển của nền kinh tế đó.
Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cả những người mới, nhưng người đến trước, sẽ là các nhà đầu tư đã nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam.

Ba biện pháp giữ chân nhà đầu tư là xây dựng thể chế chuyên nghiệp, tạo môi trường vĩ mô tốt; nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó đáp ứng tốt nhất đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao, năng lực tốt và ngày càng hiện đại; và nâng cao mức sống xã hội, tăng sức mua.

Điều này nhằm xây dựng khả năng làm nghĩa vụ thị trường của một nền kinh tế. Đã đến lúc Việt Nam không thể chỉ lo xuất khẩu, xây dựng nền kinh tế hướng ra xuất khẩu. Việt Nam phải lo làm nghĩa vụ thị trường. Đó không phải là tiêu chí của Chính phủ mà là sức mua của xã hội. Đây là ba điều kiện cơ bản để đảm bảo đầu tư vào và ở lại lâu dài.
Vấn đề không nằm ở giáo trình giảng dạy mà ở phương pháp dạy, phương pháp truyền đạt. Giáo dục của ta chưa đào tạo họ đủ để biến kiến thức thành đơn vị dịch vụ, do đó, chưa bán một hàng trọn vẹn.

Sinh viên Việt Nam học rất giỏi, ở bất kỳ đại học trong và ngoài nước nào, thi cử luôn đạt thứ hạng cao. Cái họ kém là họ bán dịch vụ chưa giỏi, bởi chưa ai nói cho họ biết tầm quan trọng của việc này. Họ chưa xác định được đối tượng phục vụ sau đào tạo. Do đó, người ta thuê anh vào và có thể phải thất vọng, mặc dù anh rất giỏi. Kiến thức có lúc trở thành kẻ phản bội anh.

Tôi cho rằng Việt Nam mới có đào tạo mà chưa có giáo dục. Đào tạo là trang bị kiến thức. Còn giáo dục là dạy cách thức phục vụ. Đây là khuyết tật phổ biến, quan trọng nhất của giáo dục Việt Nam.

Phương Loan (thực hiện)
NGUỒN: VNN